1 ca nghi COVID-19, hai phường cùng cách ly 1 đoạn đường
Trường hợp nghi nhiễm được xác định là ông V.Q.H., sinh năm 1959, là cán bộ đã nghỉ hưu, được xác định là F1 của bệnh nhân P.T.H..
Hai phường tại TP Hải Dương cùng triển khai phong tỏa tạm thời một số đoạn phố, sau khi nhận thông tin về một ca nghi mắc COVID-19 – Ảnh: T. THẮNG
Sau khi tiếp nhận thông tin về cùng một ca nghi mắc COVID-19 vào ngày 4-2, phường Ngọc Châu và Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương đã cấp tốc thiết lập vùng cách ly y tế một đoạn phố.
Cụ thể tại phường Ngọc Châu, khu vực được phong tỏa được áp dụng trên phố Ngọc Uyên từ số nhà 8-16 (dãy chẵn) và số nhà 13 (dãy lẻ). Thống kê sơ bộ tại đây gồm 10 hộ dân với khoảng 35 nhân khẩu.
Tại phường Trần Hưng Đạo thực hiện phong tỏa phố Tam Giang từ số nhà 11 đến ngõ 11 (bao gồm cả khu vực bên trong ngõ), gồm 5 hộ dân với 21 nhân khẩu.
Trường hợp nghi nhiễm được xác định là ông V.Q.H., sinh năm 1959, trú tại phố Ngọc Uyên – là cán bộ đã nghỉ hưu, bán hàng tại phố Tam Giang. Ông H. được xác định là F1 của bệnh nhân P.T.H. (nhân viên Hội Người mù TP Hải Dương).
Ông H. đã được cách ly tập trung tại Trường đại học Hải Dương từ ngày 2-2, sau đó có biểu hiện sốt và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh. Hiện ông H. đã được chuyển đến Bệnh viện Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương để theo dõi sức khỏe.
Lực lượng chức năng đã sơ bộ rà soát được 4 trường hợp F1 và 1 trường hợp F2 của ông H..
Quảng Ninh thực hiện cách ly người vùng dịch theo hướng dẫn của bộ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 4-2, ông Nguyễn Trọng Diện – giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh – khẳng định việc áp dụng các biện pháp cách ly đối với người từ vùng dịch đang được tỉnh thực hiện theo đúng tinh thần của Bộ Y tế triển khai: người đến từ vùng dịch sau khi khai báo y tế sẽ được phân loại, áp dụng các biện pháp cách ly phù hợp.
Video đang HOT
Theo ông Diện, việc các địa phương đang áp dụng mỗi nơi một kiểu cách ly người từ vùng dịch là điều dễ hiểu khi trung ương giao quyền chủ động cho địa phương căn cứ vào tình hình thực tế.
Một số địa phương tại Quảng Ninh hiện cũng đưa ra khuyến cáo người dân ở các tỉnh thành khác cũng như người dân có hộ khẩu tại địa phương mình nên “cân nhắc” việc đến địa phương vào thời điểm hiện tại, bởi ở những khu vực đang áp dụng biện pháp phong tỏa thì người dân có đến cũng sẽ không được vào.
Ngoài ra, sau khi tới những nơi này, nếu di chuyển sang địa phương khác, nhiều khả năng người dân sẽ phải cách ly y tế theo quy định của địa phương đó.
Bí thư Hải Dương: 'Bệnh viện nào từ chối chi viện, báo cho tôi'
"Tôi biết có bệnh viện xuất hiện tâm lý ngại, không muốn cử bác sĩ của mình đi chi viện. Nếu bệnh viện nào từ chối, báo cho tôi", ông Phạm Xuân Thăng nói.
Chiều 1/2, sau khi trở về từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thành phố, thị xã và các ban ngành, đơn vị liên quan để gỡ vướng vấn đề về trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Cuộc đua đường dài
Bí thư Thăng cho biết từ ngày 27/1-1/2, số ca dương tính được phát hiện giảm dần qua từng ngày. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát và vẫn diễn biến rất phức tạp.
Dịch bùng phát từ một nhà máy, đến nay đã lây lan ra các khu dân cư, đặc biệt là môi trường đông người như đám tang, đám cưới, trường học, gặp mặt ăn tất niên.
Buổi họp của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tại điểm cầu tại Thành ủy Chí Linh. Ảnh: Thạch Thảo.
"Dịch đã lan ra 6 đơn vị cấp huyện gồm Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Giàng, Ninh Giang và TP Hải Dương. Chỉ trong 6 ngày, tốc độ lây lan rất nhanh, khác hẳn so với những lần trước. Đến nay, 13 tỉnh, thành có ca dương tính, tỉnh xa xôi như Gia Lai có 5 ca", ông Thăng thông tin.
Theo Bí thư Hải Dương, Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Hải Dương là kịp thời, quyết liệt, phát hiện nhanh và đang đi đúng hướng.
Cụ thể, Hải Dương đã tập trung khoanh vùng đúng ổ dịch, tiến hành truy vết, xét nghiệm, cách ly nhanh, điều trị kịp thời.
"Tín hiệu mừng là số ca dương tính ngày càng giảm, số bệnh nhân nặng không đáng kể, không có ca nào nguy cấp dẫn đến tử vong. Đây là thành công bước đầu của chúng ta", ông Thăng nói.
Bí thư Thành ủy Chí Linh Hoàng Quốc Thưởng đã báo cáo tình hình tại tâm dịch và đề xuất nhiều giải pháp. Ảnh: Thạch Thảo.
Về kế hoạch tiếp theo, ông Thăng chỉ đạo ngay sau cuộc họp, công tác phòng, chống dịch vẫn tiếp tục với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và thực hiện tốt phương châm bình tĩnh, tự tin, chủ động, quyết liệt thần tốc và đặc biệt là 4 tại chỗ.
"Chúng ta phải xác định đây là cuộc đua đường dài, cuộc chiến này không diễn ra ngày một, ngày hai. Tôi yêu cầu tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác", Bí thư Hải Dương nhấn mạnh.
Có việc từ chối chi viện cho tâm dịch
Qua báo cáo từ các địa phương, Bí thư Hải Dương kết luận công tác chống dịch Covid-19 tại tỉnh này đang có nhiều vấn đề phải tháo gỡ.
Trong đó, nổi lên vấn đề truy vết và lấy mẫu xét nghiệm. Theo ông Thăng, trách nhiệm truy vết thuộc về cấp huyện, thành phố trực thuộc.
Ông yêu cầu phải quyết liệt hơn. "Khi F1 biến thành F0 thì lập tức, kể cả ngay trong đêm, phải truy vết F1, F2 và đưa đi cách ly", ông Thăng nói.
Về tốc độ lấy mẫu xét nghiệm, tỉnh đã ký kết với một doanh nghiệp để thực hiện và hôm nay đã bắt đầu vận hành với công suất 10.000 mẫu/ngày, đáp ứng được nhu cầu.
Về khâu tổ chức thực hiện, ông Thăng giao Giám đốc Sở Y tế phải chịu trách nhiệm, tham mưu cho ban chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ lẫy mẫu xét nghiệm theo tinh thần chạy đua với thời gian.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu các bệnh viện cử bác sĩ tham gia tuyến đầu. Ảnh: Thạch Thảo.
Với tình hình hiện tại, Bí thư Thăng quyết định chỉ tăng cường lực lượng y tế chi viện cho Chí Linh, còn các địa phương khác vẫn đảm nhiệm tại chỗ.
Sở Y tế tỉnh cần huy động tất cả bệnh viện tuyến tỉnh, kể cả Bệnh viện Nhi, Y học cổ truyền đều phải cử bác sĩ, nhân viên y tế tham gia chống dịch và phải coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách, không được từ chối.
"Tôi biết vừa qua có bệnh viện xuất hiện tâm lý ngại, không muốn cử bác sĩ của mình đi, lấy lý do bận điều trị chuyên môn. Nếu bệnh viện nào mà từ chối, giám đốc bệnh viện đó phải có trách nhiệm", ông Thăng nhấn mạnh.
Về lâu dài, Sở Y tế cần lập danh sách bác sĩ nghỉ hưu để sẵn sàng khi thiếu lực lượng thì huy động.
Việc tổ chức phong tỏa, cách y tế của Hải Dương cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập. "F1 dứt khoát không khoan nhượng, phải đi cách ly tập trung. Nếu cách ly tại nhà, họ không may chuyển thành F0 và trở bệnh nặng dẫn đến tử vong thì chúng ta có lỗi rất lớn", ông Thăng lưu ý.
Bí thư Hải Dương cũng đề nghị Tiểu ban hậu cần phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, MTTQ có trách nhiệm chăm lo cho người trong khu cách ly cùng lực lượng quản lý, phục vụ tại đó được ăn Tết chu đáo.
"Mỗi người trong khu cách ly phải có một túi quà Tết. Ba ngày Tết, bữa ăn phải khác ngày thường. Vì đợt dịch này có lượng người lớn, tôi đề nghị phải làm hết sức chu đáo", ông Thăng yêu cầu.
Tối 1/2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết tỉnh Hải Dương ghi nhận 17 ca bệnh mắc mới (BN1827 - BN1842, BN1844). Trong đó, 16 ca bệnh (BN1827 - BN1842) được xác định từ các mẫu bệnh phẩm đã được lấy trước đó tại ổ dịch Công ty Poyun và một ca bệnh (BN1844) liên quan ổ dịch tại huyện Ninh Giang.
Như vậy, Hải Dương đã có tổng cộng 205 ca mắc Covid-19.
Phong tỏa một đoạn phố nơi người khiếm thị nghi nhiễm COVID-19 làm việc Một nhân viên khiếm thị làm việc tại Hội người mù TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương được xét nghiệm lần 1 dương tính với COVID-19. Cơ quan chức năng phường Trần Phú đã lập rào chắn, phong tỏa tạm thời một đoạn phố nơi người này làm việc. Cơ quan chức năng TP Hải Dương phong tỏa tạm thời một phần khu...