06 nhiệm vụ trọng tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật dự trữ quốc gia trong giai đoạn tới
Những năm qua, khung khổ pháp luật dự trữ quốc gia (DTQG) ngày càng đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dự trữ nhà nước (DTNN).
Nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, ngành DTNN chú trọng triển khai 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật DTQG.
Tổng cục DTNN tổ chức Hội nghị phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước cho toàn thể cán bộ, công chức trong Ngành (ngày 22/4/2021). Ảnh: Văn Trường
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật theo Chiến lược phát triển DTQG giai đoạn 2011-2020, ngành DTNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một trong những kết quả nổi bật đã đạt được là việc xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Luật DTQG (có hiệu lực từ ngày 01/7/2013).
Triển khai thực hiện Luật DTQG, đến nay, Tổng cục DTNN tiếp tục tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật với tổng số 54 văn bản quy phạm pháp luật về DTQG được cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó, 01 nghị quyết quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 03 nghị định của Chính phủ; 02 quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ và 48 thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn, quy định cụ thể về các hoạt động DTQG.
Cùng với hệ thống pháp luật về DTQG, các văn bản hướng dẫn pháp luật, tiêu chuẩn định mức, quy chế quản lý nội ngành cũng được Tổng cục DTNN tập trung xây dựng, ban hành để thực hiện thống nhất, góp phần triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật trong hoạt động DTQG.
Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN cũng đã xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành quản lý hàng DTQG thực hiện quy định pháp luật về DTQG, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hàng DTQG và định mức kinh tế – kỹ thuật đối với từng mặt hàng DTQG phù hợp với yêu cầu quản lý và công nghệ bảo quản mới.
Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về DTQG; bảo đảm chủ động về số lượng hàng DTQG phục vụ yêu cầu xuất cấp và quản lý chất lượng hàng DTQG theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật từ khâu mua sắm, nhập kho, đến khâu bảo quản và kiểm tra chất lượng trước khi xuất kho đưa vào sử dụng…
Nhìn chung, trong những năm qua, ngành DTNN đã hoàn thành nhiệm vụ tốt nhiệm vụ trọng tâm đề ra theo Chiến lược phát triển DTQG giai đoạn 2011-2020. Hệ thống pháp luật DTQG đã tạo hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý DTQG từ khâu hình thành, nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, xuất cấp đến các điều kiện bảo đảm hoạt động quản lý DTQG.
Video đang HOT
Thời gian tới, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật DTQG, ngành DTNN chú trọng 06 nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là , thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật DTQG; trọng tâm là rà soát, đánh giá các quy định của Luật DTQG, quy định danh mục chi tiết hàng DTQG tại Nghị định số 94/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật DTQG và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật hàng DTQG.
Hai là , xây dựng hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành các thể chế mang tính chiến lược phát triển của ngành DTNN, như: Quy hoạch tổng thể kho DTQG đến năm 2030; Chiến lược DTQG đến năm 2030, tầm nhìn năm 2040.
Ba là , tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý hàng và kho DTQG, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng DTQG; hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật hàng DTQG, định mức chi phí nghiệp vụ DTQG; hoàn thiện quy định về mua, bán, nhập, xuất hàng DTQG phù hợp với các pháp luật liên quan và đặc thù hàng hóa DTQG; xây dựng quy hoạch chi tiết mạng lưới kho DTQG và quy định về tiêu chuẩn kho DTQG của từng bộ, ngành phù hợp với đặc thù quản lý các mặt hàng DTQG và tiến bộ khoa học – kỹ thuật bảo quản hàng DTQG.
Bốn là, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DTQG.
Năm là , hoàn thiện quy định về danh mục hàng DTQG và phân công quản lý hàng DTQG phù hợp với mục tiêu, tiêu chí hàng DTQG và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật chung; trình cấp có thẩm quyền Nghị định thay thế Nghị định số 94/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật DTQG.
Sáu là , tiếp tục nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về DTQG, đặc biệt là chính sách huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Trung ương cho DTQG; chính sách khuyến khích, xã hội hóa hoạt động DTQG; chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ bảo quản hàng DTQG.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định.
Lãnh đạo các địa phương trong vùng đang nỗ lực tìm kiếm các phương án tháo gỡ những khó khăn để giúp nông dân thu hoạch lúa Hè Thu thuận lợi trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Nông dân huyện Vị Thủy, Hậu Giang thu hoạch lúa Đông Xuân 2019 - 2020. Ảnh minh họa: TTXVN
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, giá lúa ở các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định. Tại Sóc Trăng, giá lúa tương đương so với tuần trước, như: Đài thơm 8 là 8.400 đồng/kg; ST24 là 8.150 đồng/kg; RVT là 7.450 đồng/kg, OM 4900 là 8.000 đồng/kg... Còn tại Trà Vinh, lúa IR 50404 có giá 6.900 đồng/kg, OM4900 là 7.000 đồng/kg...
Riêng tại thành phố Cần Thơ, giá lúa tăng nhẹ. Cụ thể, lúa jamine khô ở mức 6.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; OM 4218 là 6.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Còn tại An Giang, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa tươi trên địa bàn địa phương cũng ổn định như: IR50404 từ 5.100 - 5.400 đồng/kg; lúa Nhật từ 7.500 - 7.600 đồng/kg, OM 5451 từ 5.500 - 5.700 đồng/kg, OM18 từ 6.200 - 6.200 đồng/kg, riêng Đài thơm 8 từ 6.200 - 6.350 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Ngoài ra, nếp tươi Long An có giá từ 4.400 - 4.600 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng gạo tại An Giang vẫn ổn định. Giá gạo Nhật là 17.000 đồng/kg, nếp từ 14.000 - 15.000 đồng/kg, Jasmine từ 14.000 - 15.000 đồng/kg, Hương Lài 17.000 đồng/kg, gạo thường từ 11.000 - 12.000 đồng/kg...
Hiện nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách nên việc thu hoạch, lưu thông hàng hóa; trong đó, có mặt hàng lúa gạo đang gặp nhiều khó khăn. UBND tỉnh Đồng Tháp đã lên 3 kịch bản để thu hoạch, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19.
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu, các mặt hàng nông sản của tỉnh được sản xuất, thu hoạch, chế biến và lưu thông, tiêu thụ phải đảm bảo nhanh, thuận lợi, an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh theo đúng quy định trong phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành chức năng có liên quan hỗ trợ, giúp người dân, hợp tác xã từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ lúa gạo khi vụ thu hoạch.
Tỉnh An Giang cũng hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 để giúp dân thu hoạch 1,3 triệu tấn lúa Hè Thu. Tỉnh hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 theo hình thức mẫu gộp đối với người thu hoạch, vận chuyển, thương lái, doanh nghiệp đến địa bàn thu mua lúa Hè Thu 2021. Các doanh nghiệp thực hiện vận chuyển và thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang đăng ký danh sách phương tiện vận chuyển đường bộ. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải sẽ hướng dẫn các thủ tục làm "thẻ xanh" vận chuyển hàng hoá đi qua các địa bàn đang giãn cách xã hội.
Cùng với sự ổn định của thị trường trong nước, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng không đổi so với tuần trước, ở mức từ 465 - 470 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020. Một thương lái có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, người nông dân bắt đầu thu hoạch vụ mùa Hè Thu ở hầu hết khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hoạt động bán cho thương lái chậm lại do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa dịch COVID-19.
Các thương nhân cho rằng, giá gạo ở Việt Nam có thể giảm trong những tuần tới do nguồn cung tăng giữa lúc các biện pháp hạn chế ngăn ngừa dịch bệnh vẫn được duy trì. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 16 tháng qua do nguồn cung mới được đưa vào thị trường nhưng nhu cầu vẫn thấp. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 364 - 368 USD/tấn trong tuần này, giảm so với mức từ 367 - 371 USD/tấn trong tuần trước.
Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết: "Nhu cầu xuất khẩu yếu. Nguồn cung ứng gạo tăng sau khi Chính phủ bắt đầu phân phối gạo cho người dân nghèo". Tính đến ngày 9/7, diện tích trồng lúa của Ấn Độ đạt 11,5 triệu ha.
Bên cạnh đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống từ 405 - 412 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019, từ mức 410 - 425 USD/tấn trong tuần trước đó. Các nhà giao dịch tại Bangkok cho biết, đồng baht giảm giá so với đồng USD tiếp tục làm giảm giá gạo xuất khẩu. Số liệu chính thức cho thấy, xuất khẩu gạo của Thái Lan trong giai đoạn tháng 1-5/2021 đạt khoảng 1,78 triệu tấn gạo, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường nông sản Mỹ, giá các mặt hàng nông sản tại sàn Chicago (Mỹ) diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần 16/7, với giá ngô giảm trong khi giá lúa mỳ và đậu tương tăng.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2021 giảm 4,25 xu Mỹ (0,76%) xuống 5,52 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 9/2021 tăng 20,5 xu Mỹ (3,05%) lên 6,925 USD/bushel, còn giá đậu tương giao tháng 11/2021 tăng 11,75 xu Mỹ (0,85%) lên 13,9175 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource, có trụ sở tại Chicago (Mỹ) lưu ý rằng, giá lúa mỳ tăng do dự báo sản lượng lúa mỳ của Nga sẽ giảm. Lúa mỳ vụ Xuân đạt mức cao kỷ lục mới khi các mô hình dự báo thời tiết kéo dài ấm áp và khô hoàn toàn ở miền Nam Canada đến ngày 26/7.
Theo dự báo, thời tiết sẽ khô hơn ở Minnesota và khu vực Trung Tây nước Mỹ. Công ty nghiên cứu AgResource cho rằng, diễn biến thời tiết ở Mỹ tiếp tục chi phối giá ngũ cốc.
Thị trường cà phê thế giới cho thấy, kết thúc phiên giao dịch mới đây, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 11 USD/tấn lên mức 1.767 USD/tấn. Còn giá cà phê Robusta giao tháng 11/2021 tăng 6 USD/tấn lên mức 1.756 USD/tấn. Trong khi đó, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 tăng 4,3 xu Mỹ/lb lên mức 161,35 xu Mỹ/lb, giao tháng 12/2021 tăng 4,2 xu Mỹ/lb lên mức 164.1 xu Mỹ/lb (1b =0,4535 kg).
Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê thế giới đồng loạt tăng. Sau khi có thông tin về tình trạng sương giá tại các vùng trồng trọng điểm ở Brazil, giá cà phê Arabica đã quay đầu giảm. Tuy nhiên, khi thông tin trên được xác nhận là tầm ảnh hưởng không lớn đã kéo giá mặt hàng cà phê này quay trở lại.
Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê sẽ tiếp tục phục hồi do nhu cầu tăng cao, trong khi sản lượng giảm do chịu tác động của thời tiết cực đoan tại một số quốc gia sản xuất lớn.
Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam ngày 17/7, giá cà phê tăng trung bình 200 đồng/kg tại các vùng trọng điểm so với cùng thời điểm sáng hôm trước, ở mức từ 35.500 - 36.400 đồng/kg. Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê sẽ tiếp tục phục hồi do nhu cầu tăng cao, trong khi sản lượng giảm.
Hoàn thiện pháp luật về vùng dân tộc thiểu số, miền núi Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc thẩm quyền của Quốc hội khóa XV, Ủy ban Dân tộc dự kiến tập trung nghiên cứu sự cần thiết ban hành Luật Dân tộc; phối hợp tốt với các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất, báo cáo cấp có thẩm...