Nới trần vay nước ngoài 60.000 tỷ: Bình thường nhưng…

Theo dõi VGT trên

Vay được vốn nước ngoài thì phải tính toán, sử dụng cũng phải sòng phẳng, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

Dùng t.iền ODA không dễ

PGS.TS Lê Cao Đoàn – Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, việc Quốc hội cho phép tăng mức trần nguồn vốn vay nước ngoài từ 300.000 tỷ đồng lên 360.000 tỷ đồng, tức tăng 60.000 tỷ đồng so với dự kiến cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển chung.

Nới trần vay nước ngoài 60.000 tỷ: Bình thường nhưng... - Hình 1

Mỗi người Việt đang “gánh” 35 triệu đồng nợ công (Nguồn: Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT)

Vị PGS cho biết, đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng thường có thời gian kéo dài, khả năng thu hồi vốn chậm, do đó, nếu có phát sinh thêm vốn đầu tư giai đoạn này cũng là việc bình thường.

Tuy nhiên, để vay được vốn ODA là vấn đề không dễ dàng, nhưng quan trọng hơn là phải tính toán sử dụng cho sòng phẳng, minh bạch.

Như vậy, vấn đề nằm ở việc chúng ta có xây dựng được các định chế quản lý tài chính phù hợp, hợp lý khoa học hay không? Có bảo đảm được tính chặt chẽ, nghiêm minh, hiệu quả cao nhất trong sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài hay không?. PGS Lê Cao Đoàn cho rằng việc này rất khó.

Theo ông Đoàn, một định chế quản lý tài chính chặt chẽ, chắc chắn sẽ giúp quá trình xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay trong nước chủ động hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới các vấn đề pháp lý trong thực hiện ký kết hợp đồng với các nước cho vay. Tuy nhiên, kẽ hở trong quản lý, sử dụng vốn vay đã bộc lộ. Thực tế kiểm chứng rất nhiều dự án sử dụng vốn ODA bị vướng vào tranh chấp với nhà thầu EPC, bị đội vốn, kéo dài thời gian gây lãng phí, thất thoát.

“Các hợp đồng vay vốn của nước ngoài có tính pháp lý rất cao, vì thế, việc sử dụng nguồn vốn này phải hết sức thận trọng, hiệu quả.

Sử dụng hiệu quả vốn ODA vừa là cơ hội để Việt Nam rèn rũa kỹ năng điều hành, quản lý các hoạt động tài chính trong nước một cách chuẩn mực, khoa học. Cũng đồng thời là cơ hội để Việt Nam trải nghiệm, nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại.

Video đang HOT

Tuy nhiên, tăng vay nhưng cũng phải tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát dòng t.iền. Vay được nhưng sử dụng phải hiệu quả, hợp lý. Đầu tư không hiệu quả chính là “mất t.iền còn mang thêm nợ”", ông Đoàn nói rõ.

PGS.TS Lê Cao Đoàn nhấn mạnh, chúng ta không sợ đi vay, không sợ mang nợ nhưng phải tạo ra được nguồn để trả nợ. Muốn vậy, Chính phủ phải nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Việc này thể hiện trong việc quyết định lựa chọn các thành phần tham gia vào việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đó là ai, lựa chọn các dự án, các lĩnh vực nào để đầu tư?

Nếu năng lực quản lý, điều hành vốn đầu tư tốt, sẽ lựa chọn được các thành phần tham gia có chất lượng, hiệu quả dự án được nâng lên. Ngược lại, quản lý không tốt, sử dụng không hiệu quả nợ sẽ chồng nợ, nguy đe dọa an toàn nền tài chính quốc gia là rất lớn.

“Đầu tư công thời gian qua không hiệu quả là do lựa chọn các thành phần tham gia không bảo đảm về năng lực, trình độ, kinh nghiệm. Thêm vào đó, còn có các yếu tố tiêu cực, tham nhũng chi phối gây thất thoát, lãng phí lớn. Những kẽ hở này phải được bịt chặt, phải chấm dứt trong tương lai”, PGS Lê Cao Đoàn cảnh báo.

Lo phụ thuộc

Tiếp tục phân tích thêm, PGS.TS Lê Cao Đoàn cho rằng, đi cùng với quyết định nới định mức vốn vay nước ngoài, việc Quốc hội yêu cầu giảm tương ứng nguồn vốn vay trong nước là điều không dễ giải thích. Trước đó, Bộ KHĐT từng đưa ra những khuyến cáo không nên lạm dụng vốn vay ODA và khuyến khích tăng cường huy động, thu hút vốn đầu tư trong nước, đây được đ.ánh giá là chủ trương đúng.

Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với áp lực trả nợ quá lớn, cụ thể, báo cáo trong năm 2016, ước tính số nợ phải trả chiếm 14,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Nếu tính gộp tất cả các nghĩa vụ, bao gồm cả số đảo nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên 24% tổng thu ngân sách. Đáng chú ý, khi áp lực nợ phải trả quá lớn như vậy nhưng xu hướng tăng vay nợ nước ngoài lại có nguy cơ tăng nhanh hơn.

Theo thống kê, nợ nước ngoài của quốc gia vào thời điểm cuối năm 2017 là 2,451 triệu tỉ đồng bằng 49% GDP; mặc dù nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép (chưa vượt 50% GDP) nhưng nợ nước ngoài đang có xu hướng tăng nhanh. Trong hoàn cảnh này, chủ trương huy động vốn vay trong nước, giảm vay ODA sẽ giảm áp lực trả nợ cho Chính phủ, đặc biệt giảm áp lực trả nợ nước ngoài trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, có thể hiểu, việc chuyển hướng tăng vay vốn nước ngoài cho thấy năng lực tài chính trong nước còn hạn chế, đặc biệt với những dự án có quy mô lớn, cần nguồn vốn cao thì hầu hết không có doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm năng đáp ứng được.

Lấy ví dụ từ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, ông Đoàn cho hay, với quy mô dự án lên tới 58,71 tỷ USD nếu huy động trong nước thì rất khó.

Hơn nữa, theo ông Đoàn, nguồn vốn trong nước không thường có quy mô nhỏ, lại phân bổ lẻ tẻ, không tập trung, bên cạnh đó, vẫn có những doanh nghiệp có tiếng nhưng không có thực lực, tham gia dự án nhưng chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng, vì thế, việc huy động vốn trong nước vừa rủi ro, vừa thiếu ổn định.

Theo baodatviet.vn

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.

Như đã đề cập ở bài trước, dù hiện nay quy mô nợ công của Việt Nam vẫn được coi là trong ngưỡng an toàn, song với việc duy trì thâm hụt ngân sách nhiều năm ở mức xấp xỉ 5%GDP trong khi hiệu quả chi tiêu công ngày càng kém thì nguy cơ mất ổn định tài khóa không chỉ là cảnh báo. Do đó, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nợ công, đảm bảo an toàn nợ công và quan trọng hơn cả là sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương trong cả nước.

Không đầu tư kiểu cào bằng

Theo TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia tài chính - đầu tư, do nhu cầu cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, buộc Việt Nam phải dùng vốn vay nước ngoài chứ không thể dùng vốn tích lũy. Tuy nhiên, do tính cào bằng tỷ lệ đầu tư cho các công trình, dự án giữa các địa phương làm cho số t.iền đầu tư lớn nhưng nguồn thu trả nợ không tương xứng, do đó, ngân sách bị căng thẳng.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ - Hình 1

Vay vốn nước ngoài là cần thiết nhưng phải sử dụng hợp lý (Ảnh minh họa: KT)

TS Hiển cho rằng, thông thường, khi nguồn vốn chưa đủ thì phải tập trung cho các lĩnh vực, dự án trọng điểm, giá trị lan tỏa cao, khu vực đầu tư tốt.

"Thực tế vẫn còn tình trạng đầu tư thiếu trọng điểm, thậm chí lãng phí, nguồn vốn đầu tư trở thành nợ công, không có tích lũy và dự án không mang lại hiệu quả. Đó là việc rất đáng quan ngại", TS Hiển cho hay.

Theo TS Đinh Thế Hiển, trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, vay vốn nước ngoài là cần thiết nhưng điều quan trọng là phải sử dụng như thế nào cho hợp lý.

"Chúng ta không thể nói rằng, chúng ta cần phát triển mà phải chờ tích lũy mới đầu tư thì thành câu chuyện con gà - quả trứng. Chúng ta không thể chờ tích lũy đủ mới đầu tư để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội. Vay vẫn phải vay nhưng vấn đề, vay phải đầu tư trọng điểm trước trong khi vốn hạn hẹp, nợ công cao. Không thể đầu tư cào bằng thì mới hiệu quả cao", TS Đinh Thế Hiển nhấn mạnh.

Tránh tình trạng địa phương vay, Chính phủ trả nợ

Theo đại diện Bộ Tài chính, thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, giám sát nợ Chính phủ bảo lãnh; kiểm soát bội chi và vay của ngân sách địa phương; không thực hiện cấp mới bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án vay vốn trong nước, chỉ thực hiện cấp bảo lãnh vay nước ngoài cho 2 dự án. Dư nợ bảo lãnh 2 ngân hàng chính sách được giữ trong giới hạn...

Bên cạnh đó, bộ đã và sẽ thúc đẩy các DN sử dụng vốn vay nước ngoài trả nợ trước hạn để giảm dư nợ bảo lãnh và sẽ trình Thủ tướng phương án tái cơ cấu các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trả nợ.

"Từ 1/7/2018, theo Luật Quản lý nợ công, chỉ vay nợ trong khả năng trả nợ, các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đ.ánh giá tác động đến quy mô, khả năng trả nợ công", ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ (Bộ Tài chính) cho biết.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, theo Luật Quản lý nợ công, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng nợ công gắn với trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công. Luật và các nghị định hướng dẫn đã siết chặt việc cấp bảo lãnh, cho vay lại, vay nợ của chính quyền địa phương và đều gắn với trách nhiệm của những người có liên quan.

Còn theo ông Lê Văn Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, t.iền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công an toàn, bền vững, cần cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững, huy động hợp lý các nguồn lực.

"Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công cần gắn chặt chẽ với cơ cấu lại NSNN và nợ công. Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng đầu tư, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Ngân sách trung ương chỉ tập trung đầu tư cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, liên vùng, liên địa phương", ông Lê Văn Cương nêu ý kiến.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ - Hình 2

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ảnh: KT)

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, với tình hình ngân sách của Việt Nam đang rất căng thẳng, đặc biệt chi thường xuyên quá cao, tình trạng lãng phí ngân sách vẫn còn thì Việt Nam sẽ tiếp tục phải vay nợ. Tuy vậy, việc vay nợ và trả nợ phải được cải thiện rõ rệt, đảm bảo hiệu quả, để tránh tình trạng các doanh nghiệp, địa phương vay nợ chi tiêu, chính phủ lại phải đứng ra trả nợ, điều đó sẽ là quá tải.

"Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng. Vay nợ nhưng phải bảo đảm khả năng trả nợ, an toàn nợ công và nền tài chính quốc gia", TS Lê Đăng Doanh khuyến cáo.

Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, phải duy trì nỗ lực kiểm soát tiêu ngân sách, đặc biệt là Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể... Đồng thời, tiếp tục củng cố chính sách tài khóa theo hướng cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, quản lý hiệu quả nguồn vốn vay để nâng hiệu quả kinh tế xã hội, giảm thiểu lãng phí, sử dụng sai mục đích. Nếu không kiểm soát tốt nợ công và cân đối ngân sách, trần nợ công chắc chắn bị phá vỡ trong thời gian tới./.

Cẩm Tú/VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
Baifern chỉ công khai đúng 2 mối tình trong suốt 2 thập kỷ: 1 là Nine Naphat, người còn lại gây xôn xao hơn cả
14:17:41 06/07/2024
Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Midu- Minh Đạt lộ khoảnh khắc gặp mặt lần đầu, khiến netizen đứng ngồi không yên
14:54:32 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?

Sức khỏe

19:28:17 06/07/2024
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.

Bắt nguyên cán bộ ngân hàng sau 7 năm trốn truy nã

Pháp luật

19:20:39 06/07/2024
Lực lượng chức năng đã bắt giữ Lê Thị Hợi. Hợi là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định truy nã đặc biệt về 3 tội danh.

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại FlyQuest, G2 Esports vào bán kết gặp Top Esports

Mọt game

19:17:13 06/07/2024
Ở trận đấu cuối cùng của vòng tứ kết Esports World Cup 2024, G2 Esports đã ngược dòng đ.ánh bại FlyQuest 2-1. Theo đó, nhà vô địch LEC tiến vào bán kết đối đầu Top Esports, trong khi FlyQuest chính thức rời giải.

Nhan sắc không t.uổi của Jang Na Ra khi hóa thân thành nữ luật sư lạnh lùng

Phim châu á

18:56:01 06/07/2024
Tháng 7 này trên Truyền hình K+, Jang Na Ra và Nam Ji Hyun sẽ góp mặt trong Cộng sự hoàn hảo - Good Partner, drama Hàn lấy đề tài về các luật sư chuyên tư vấn ly hôn cho khách hàng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh cảnh báo Lan đừng chơi với lửa

Phim việt

18:53:33 06/07/2024
Với linh cảm của mình, Đức Anh hiểu rằng mối quan hệ giữa thằng bạn thân của mình với Lan đang không ổn. Đức Anh khuyên chị gái mình nên rõ ràng.

Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng

Góc tâm tình

18:33:51 06/07/2024
Tôi vừa đau lòng vừa phẫn nộ. Thằng bé là con của cô ấy, vậy mà cô ấy còn chán ghét được? Tôi chỉ muốn đ.ánh đuổi vợ đi nhưng không thể.

Bí ẩn nơi ở nhà tiên tri Vanga: Ai bước vào cũng bật khóc, lý do tại sao?

Netizen

18:18:48 06/07/2024
Baba Vanga (1911-1996) là nhà tiên tri lừng danh người Bulgaria, cũng là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Khi tham quan nơi bà từng sinh sống, du khách ai cũng khóc!

Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Lạ vui

18:09:59 06/07/2024
Trong khi con người tin rằng mình là đỉnh cao của trí thông minh thì nhiều loài động vật cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tuệ cảm xúc, thậm chí khả năng nhận thức bản thân gây kinh ngạc.

"Nữ hoàng nước mắt" Choi Ji Woo U50 mà ăn diện trẻ như gái teen, chỉ nhờ vài món đồ cơ bản

Phong cách sao

18:00:51 06/07/2024
Mới đây, Choi Ji Woo đã chia sẻ một loạt ảnh chụp trên đường phố Nhật Bản, trang phục đời thường của cô ngay lập tức gây sốt với hơn 40 nghìn lượt tương tác.

6 thói quen chi tiêu nhỏ mà người thành công thường xuyên áp dụng

Sáng tạo

17:48:00 06/07/2024
Hiện nay, nhiều bạn trẻ mù quáng chạy theo những gì mình thấy người khác đang theo đuổi, bất kể họ có thực sự cần nó hay không. Khi cảm thấy thích một món đồ nào đó, chúng ta vội vàng mua một món đồ thời trang nào đó mà không do dự

De Bruyne quyết định g.ây s.ốc chia tay Man City

Sao thể thao

17:46:32 06/07/2024
Theo nguồn đáng tin cậy, Kevin de Bruyne đã đồng ý các điều khoản sơ bộ về vụ chuyển nhượng sang CLB Al-Ittihad của Saudi Arabia hè này.