Ngân hàng khóa room ngoại chờ cơ hội tốt

Theo dõi VGT trên

Không ít kế hoạch huy động vốn ngoại tăng vốn của ngân hàng trong năm nay khó thành công, dù đã được thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.

Ngân hàng khóa room ngoại chờ cơ hội tốt - Hình 1
Việc huy động vốn ngoại để tăng tiềm lực tài chính luôn được ngân hàng trong nước quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Nhiều thương vụ đang đàm phán

Trong kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ lên 7.000 tỷ đồng năm nay, Nam A Bank cho biết, sẽ hút thêm vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ( room ngoại) tại Nam A Bank còn nguyên 30%. Nam A Bank đã có nhiều cuộc đàm phán với các đối tác để sớm huy động vốn thành công trước khi đưa cổ phiếu lên HoSE.

Thời điểm này, Nam A Bank đang giai đoạn hoàn tất việc tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng. Sau đó, ngân hàng này mới triển khai tiếp kế hoạch tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng. Vì thế, khả năng kế hoạch gọi vốn ngoại của Ngân hàng sẽ phải qua năm mới thực hiện được.

Theo kế hoạch năm nay, Ngân hàng SCB phát hành 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 và hoàn thành phát hành trong 2020-2021. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của SCB sẽ tăng từ 15.232 tỷ lên 20.231 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo SCB, Ngân hàng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược để huy động nguồn vốn ngoại. Tuy nhiên, để tìm được cổ đông chiến lược phù hợp, thì cần có thời gian. Vả lại, trong bối cảnh hiện nay, việc tìm kiếm được nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và chiến lược kinh doanh tương đồng với Ngân hàng không hề dễ.

Thực tế, để có được một cổ đông chiến lược nước ngoài phù hợp với hoạt động, chiến lược đưa ra, các ngân hàng trong nước mất không ít thời gian để tìm hiểu. Thậm chí, có nhiều thương vụ kéo dài hàng năm mới đi đến kết quả. Đơn cử thương vụ bán 15% vốn điều lệ của OCB cho Aozora Bank (AOZ – Nhật Bản) vào giữa tháng 6/2020.

Theo ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị OCB, Ngân hàng đã làm việc với nhiều đối tác và AOZ hơn hai năm trước đó. Cuối năm 2017 và đầu năm 2018 là cơ hội vàng để niêm yết, nhưng thời điểm đó, đối tác chiến lược nước ngoài của OCB là BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương 18,68% vốn điều lệ của OCB sau 10 năm đổ vốn vào Ngân hàng. Sau khi BNP Paribas rút khỏi, OCB phải tìm cổ đông chiến lược khác thay thế.

Ngày 29/6/2020, OCB đã phát hành thành công cho AOZ và hai ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số. Đồng thời, hai ngân hàng liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Khóa room, chờ cơ hội sau dịch

Việc huy động vốn ngoại để tăng tiềm lực tài chính luôn được ngân hàng trong nước quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kể từ khi Covid-19 xảy ra, không những doanh nghiệp trong nước, mà ngay tập đoàn tài chính lớn trên thế giới cũng bị tác động. Không chỉ các nhà băng còn nguyên room ngoại, mà ngay cả ngân hàng đã gần cạn room cũng muốn có khoảng trống để tìm cơ hội sau khi Covid-19 được kiểm soát. Vì vậy, không ít ngân hàng đã “khóa” room ngoại chờ cơ hội tốt gọi vốn.

Video đang HOT

Techcombank vừa khóa room ngoại ở 22,5%. Hội đồng Quản trị Techcombank đã thông qua việc nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 22,4951% lên 22,5076% vốn điều lệ. Động thái này nhằm giúp người lao động nước ngoài được mua 439.000 cổ phiếu TCB thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Trên thị trường, cổ phiếu TCB đang được giao dịch quanh ngưỡng 21.000 đồng/cổ phiếu, tăng 44% so với mức đáy cuối tháng 3/2020.

Trong khi đó, HDBank công bố nghị quyết điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nhà đầu tư ngoại từ mức 30% xuống còn 21,5%, nhằm để dành cho kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới. Tương tự, VPBank quyết định dành “room” cho khối ngoại khi giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 22,77% xuống còn 15% khi dòng vốn toàn cầu bị biến động bởi làn sóng Covid-19 lần đầu tiên. Room ngoại còn lại của VPBank dự kiến dùng để chào bán cho nhà đầu tư khác muốn đầu tư khi đại dịch được kiểm soát và thị trường ổn định hơn.

Năm qua, có 2 thương vụ huy động vốn ngoại thành công đáng chú ý. Đó là Vietcombank huy động từ GIC (Singapore) và Mizuho (Nhật Bản) để tăng vốn thêm xấp xỉ 265 triệu USD (tương ứng vốn tăng 3,1%) và BIDV phát hành 15% cổ phần cho Keb Hana Bank với giá trị 876 triệu USD.

Cam kết tại EVFTA

Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), các ngân hàng châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room chung. Cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng TMCP mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank.

Theo đán.h giá của Công ty cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS), VIB, VPBank, Techcombank, ACB là những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét nới room ngoại theo đề xuất của ngân hàng châu Âu nhìn từ EVFTA. Hiện ACB đã cạn room ngoại (30%); VIB chốt room ngoại chỉ 20,5%; MB nâng room từ 20,9% lên gần 23% trong tháng 3/2020.

Bị tước quyền tự quyết room ngoại, ngân hàng bị dồn vào thế khó - Bài 3: Nghị định "xoay" chóng mặt, ngân hàng không kịp trở tay

Các kế hoạch dài hơi của các ngân hàng có nguy cơ đổ bể, nếu quyền định đoạt về room bị tước mất. Nhiều ngân hàng tỏ ra hoang mang.

Với nhiều điểm mới, Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực đầu năm 2021) hứa hẹn làm tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư.

Thế nhưng, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra lấy ý kiến lại có nhiều điể.m gây tranh cãi. Trong đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (room vốn ngoại) của các doanh nghiệp đại chúng. Với ngành kinh doanh đặc thù, có nhiều yếu tố nhạy cảm như ngân hàng, quy định này đang ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Nếu Ban soạn thảo không sửa đổi, các ngân hàng sẽ phải gánh chịu thiệt hại.

Bị tước quyền tự quyết room ngoại, ngân hàng bị dồn vào thế khó - Bài 3: Nghị định xoay chóng mặt, ngân hàng không kịp trở tay - Hình 1
Đối với lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ chỉ mở tối đa 30% room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Đức Thanh

Bài 3: Nghị định "xoay" chóng mặt, ngân hàng không kịp trở tay

Khi chưa tính toán hết được mức độ thiệt hại liên quan đến vấn đề định đoạt room vốn ngoại của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cần có quy định ngoại trừ với lĩnh vực ngân hàng để giảm bớt thiệt hại không đáng có với cổ đông, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Luật mâu thuẫn, doanh nghiệp hoang mang

Hiện trên thị trường, nhiều ngân hàng vẫn còn dư room vốn ngoại. Phần room này không được mở hết, mà đa phần được giữ lại để chuẩn bị các kế hoạch dài hơi hơn như: bán cho đối tác chiến lược để tăng vốn, tái cơ cấu hoạt động, phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân sự là người nước ngoài để thu hút nhân tài... Thế nhưng, các kế hoạch đang có nguy cơ đổ bể, nếu quyền định đoạt về room bị tước mất. Nhiều ngân hàng tỏ ra hoang mang.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, được quyết định nhiều nội dung liên quan đến vận mệnh của doanh nghiệp, trong đó có thẩm quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại được quyền chào bán. Luật Chứng khoán cũng không hề có quy định nào về tước đoạt quyền tự quyết room ngoại của doanh nghiệp.

Thế nhưng, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán lại bãi bỏ quyền lợi này của doanh nghiệp, đảo ngược hoàn toàn quy định trong Nghị định hiện hành (Nghị định 60/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán hiện hành).

TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiề.n tệ quốc gia khẳng định, nguyên tắc của Nghị định bao giờ cũng là cụ thể hóa các điều luật cần Chính phủ quy định chi tiết, chứ không phải để phủ định hết nội dung của quy định cũ.

"Luật pháp bao giờ cũng có tính bảo thủ nhất định, nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, chỉ thay đổi khi thật cần thiết, nếu các quy định cũ cản trở sự phát triển. Việc đưa ra quy định mới 'phủ' quy định cũ gây bất ổn cho nền kinh tế cần hết sức tránh. Trong quan hệ kinh tế, doanh nghiệp cần nhất là tính ổn định của pháp luật, của môi trường kinh doanh. Đáng lo là, trong lĩnh vực kinh tế đang tồn tại tình trạng nhiều luật chồng chéo, mâu thuẫn nhau", ông Lịch nói.

Tán thành ý kiến này, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, ngân hàng hiện vừa phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, vừa phải tuân theo luật chuyên ngành. Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán phải liên thông với nhau, vừa đảm bảo quyền tài sản của doanh nghiệp, vừa bảo đảm quyền tài sản của cổ đông.

"Có nghĩa là, phải cân bằng giữa bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ với quyền lợi của cổ đông lớn, quyền lợi của doanh nghiệp. Dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính đang thiên về bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ lẻ, mà coi nhẹ quyền lợi cổ đông nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp. Chúng ta quên mất rằng, doanh nghiệp được lợi thì tất cả cổ đông - dù lớn hay nhỏ đều được lợi và ngược lại", ông Kiên cảnh báo.

Bỏ qua tính đặc thù của ngành ngân hàng, thiệt hại ai gánh chịu?

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ, minh bạch thị trường là mong muốn đúng đắn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, việc bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nằm trong nhiều quy định khác. Việc tước quyền định đoạt room ngoại của doanh nghiệp là can thiệp thô bạo đến quyền của doanh nghiệp, trong khi không có ý nghĩa nhiều đến bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ lẻ là không cần thiết.

Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng, trong trường hợp Ban soạn thảo kiên quyết áp dụng quy định trên, thì cần phải tính toán đến các lĩnh vực đặc thù và phải cân nhắc mức độ thiệt hại với các ngành này khi áp dụng.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ kiên quyết chỉ mở tối đa 30% room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong 30% đó, việc chào bán cho nhà đầu tư chiến lược nào lại phải được cơ quan quản lý đồng ý mới được thông qua. Không phải ngẫu nhiên mà cơ quan quản lý dè chừng với room vốn ngoại của ngân hàng như vậy. Việc dự thảo mới của Bộ Tài chính đán.h đồng ngân hàng với tất cả loại hình kinh doanh khác là không phù hợp. "Không nên xe.m thườn.g yếu tố nước ngoài trong các ngân hàng", TS. Trần Du Lịch cảnh báo.

Theo các chuyên gia, điểm khác biệt lớn nhất của ngân hàng so với các doanh nghiệp khác, kể cả fintech, là ngân hàng được phép huy động vốn nội địa. Thế nhưng, việc ngân hàng mất quyền định đoạt về room có thể là kẽ hở để vốn ngoại thâu tóm ngân hàng. Khi đó, nguy cơ xảy ra là nguồn vốn huy động trong nước có thể bị tác động để "đẩy ra nước ngoài", đây là nguy cơ rất lớn cho nền kinh tế.

TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng, kinh tế Việt Nam đang là nền kinh tế chuyển đổi, có những ngành Chính phủ phải can thiệp, vừa để cho doanh nghiệp phát triển, vừa hài hòa lợi ích các bên, như ngành ngân hàng. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang chủ trì soạn thảo chưa tính tới yếu tố đặc thù của ngành này, gộp chung với các ngành khác. Điều này là không hợp lý, bởi ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, là mạch má.u của nền kinh tế, là công cụ để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc bỏ quyền tự quyết định room ngoại với một doanh nghiệp đơn thuần có thể không gây vấn đề lớn, nhưng với ngân hàng lại có thể gây ra hệ lụy khôn lường. Ngân hàng là lực lượng, mà qua đó, Ngân hàng Nhà nước điều tiết chính sách tiề.n tệ quốc gia, giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, bất cứ thay đổi nào đối với ngành này cũng cần đán.h giá kỹ tác động tiêu cực trước khi ban hành.
Tôi ủng hộ việc bán cổ phần cho nước ngoài để giúp ngân hàng trong nước nâng cao quản trị, tăng cường minh bạch. Song để làm được điều đó, ngân hàng phải có quyền định đoạt về room vốn ngoại, được chọn lựa nhà đầu tư chiến lược. Quy định như Dự thảo Nghị định sẽ làm mất đi quyền lựa chọn của ngân hàng, gây lo lắng cho nhà đầu tư chiến lược và gây bất ổn cho cả ngân hàng.

TS. Trần Du Lịch ủng hộ mong muốn của Ban soạn thảo trong việc bảo vệ quyền lợi cho cổ đông nhỏ lẻ, song chỉ bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ là không ổn. Dự thảo tạo điều kiện cho các cổ đông nước ngoài nhỏ lẻ lướt sóng, song khiến cổ đông chiến lược cảm thấy áp lực. Trong khi đó, quan điểm của Chính phủ là lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc, ưu tiên các nhà đầu tư lâu dài.

"Quan điểm của tôi là chưa cần thiết phải thay đổi quy định về quyền tự quyết về room ngoại của doanh nghiệp, nhất là ngân hàng, nếu không chứng minh được rằng, quy định hiện tại cản trở phát triển ra sao. Chúng ta cũng không nên can thiệp quá sâu vào quyền tự quyết của doanh nghiệp bằng một văn bản hành chính", TS. Trần Du Lịch đề nghị.

Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thừa nhận, để dành room là nhu cầu thiết thực của ngân hàng. Tuy nhiên, với lĩnh vực đặc thù, Ban soạn thảo đã đưa ra phương án mở là do luật chuyên ngành quy định.

Vấn đề là, hiện Luật Các tổ chức tín dụng không có bất kỳ quy định nào về vấn đề này và nếu có sửa đổi, bổ sung cũng sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu Nghị định được ban hành, các ngân hàng thương mại sẽ gặp lỗ hổng pháp lý lớn. Như vậy, Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng không có cơ sở pháp lý để khóa room ngoại theo yêu cầu của ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhanh chóng mua hết room. Khi đó, thiệt hại xảy ra với ngân hàng, với các cổ đông - trong đó có cả cổ đông nhà nước, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Câu hỏi này, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa trả lời, nhưng cho hay, việc xây dựng các quy định trong Dự thảo được đưa ra dựa trên nguyên tắc của các bộ luật hiện hành, song hiện nhiều quy định pháp luật đang chồng chéo, bên nào cũng có lý riêng. Một trong những phương án được tính tới là với lĩnh vực đặc thù, nếu luật chuyên ngành chưa quy định, thì cho một khoảng lùi để chờ hướng dẫn của luật chuyên ngành bổ sung. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong các phương án đưa ra để bàn thảo.

"Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận, xin ý kiến Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác, chưa thể công bố phương án cuối cùng", đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay.

Trong khi các quy định pháp luật còn chồng chéo, luật chuyên ngành còn nhiều khoảng trống chưa kịp bổ sung, thì với lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, các chuyên gia cho rằng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên có quy định ngoại trừ cho các ngân hàng thương mại, chưa vội tước quyền định đoạt về room của nhóm doanh nghiệp này. Bởi như đã phân tích, quy định này chỉ có lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ nước ngoài lướt sóng, còn với nền kinh tế, với các cổ đông cũng như với bản thân ngân hàng, thì mức độ thiệt hại rất khó lường trước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024
Thái tử showbiz diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, biểu cảm khoa trương không xứng được o bế
05:53:08 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Bỏ hết của hồi môn để nuôi em chồng học đại học: 10 năm sau, chị dâu bị cảnh sát triệu tập

Netizen

09:08:14 29/09/2024
Khi quen biết và tìm hiểu ông xã, tôi vấp phải sự phản đối của gia đình. Bởi ở thời điểm đó gia đình anh vẫn còn khó khăn. Trong khi đó, bố mẹ tôi là dân kinh doanh, lại chỉ có mình tôi là con gái

F.HERO: "Cha" Quang Hùng MasterD, giám khảo Rap Việt khiến JustaTee chịu khổ

Sao châu á

09:05:16 29/09/2024
Ngay khi được công bố ngồi ghế nóng Rap Việt 2024, F.HERO trở thành cái tên công chúng đặc biệt quan tâm. Nhiều người đã đặt dấu chấm hỏi về khả năng đán.h giá của anh với dàn thí sinh năm nay.

Quyết tâm lấy bạn trai nghèo khó, vào lễ ăn hỏi nhìn quà cưới nhà trai mang sang, cả nhà tôi ai nấy đều giật mình thảng thốt

Góc tâm tình

09:02:18 29/09/2024
Không muốn tạo thêm gánh nặng cho nhà trai, bố tôi quyết định không lấy tiề.n thách cưới nữa. Tôi là con gái Hà Nội, kinh tế nhà tôi tuy chỉ ở mức bình thường.

Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?

Làm đẹp

08:16:52 29/09/2024
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình.

Miss Cosmo 2024: Sân khấu bất ngờ đổ sập, 1 người bị thương, BTC lên tiếng?

Tv show

08:14:55 29/09/2024
Mới đây, hệ thống dàn đèn trên sân khấu Miss Cosmo 2024 vừa bất ngờ sập xuống khiến nhiều người hoang mang. Ngay trong đêm, BTC cuộc thi đã lên tiếng trấn an khán giả, đồng thời thông tin rõ vụ việc.

B.é gá.i 3 ngày tuổ.i đã bị teo thực quản

Sức khỏe

08:12:26 29/09/2024
Ngày 27/9, đại diện BVĐK tỉnh Khánh Hòa thông tin, bác sĩ của bệnh viện vừa phối hợp với kíp phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM phẫu thuật thành công chobé gái 3 ngày tuổ.i bị teo thực quản.

Showbiz 29/9: 'Bà trùm hoa hậu' bênh vực Quế Anh khi bị chỉ trích nhan sắc

Sao việt

08:02:24 29/09/2024
Trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của Hoa hậu Quế Anh, bà trùm hoa hậu Phạm Kim Dung Phạm Kim Dung đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực.