Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU

Theo dõi VGT trên

Nhờ đợt mở rộng lịch sử về phía Đông cách đây 2 thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) vươn mình trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị thay đổi đang tạo ra những xáo trộn lớn, đẩy EU vào nguy cơ tuột mất những giá trị then chốt.

Vươn mình sau “vụ nổ Big Bang

Cách đây tròn 20 năm, tháng 5/2004, EU thực hiện đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử liên minh kể từ khi thành lập năm 1993 với việc kết nạp đồng thời 10 thành viên mới là Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, SlovakiaSlovenia, đưa EU từ 15 thành viên lên 25 thành viên, tăng 20% dân số và lãnh thổ. Ngoại trừ 2 quốc đảo Địa Trung Hải là Cyprus và Malta, các nước còn lại trong đợt mở rộng được ví như “vụ nổ Big Bang” đó là các quốc gia Đông Âu, trong đó 3 nước từng thuộc Liên Xô trước đây.

Cảm hứng từ sự kiện đó đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia lần lượt gia nhập EU trong khoảng 10 năm tiếp theo. Trải qua 2 thập kỷ kể từ thời khắc lịch sử, EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên, do Anh rời đi sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 1
Liên minh châu Âu tổ chức lễ thượng cờ 10 quốc gia mới kết nạp, ngày 3/5/2004.

Có thể nói, sự xuất hiện của cùng lúc 10 thành viên mới giúp EU thống nhất được tiếng nói trên khắp lục địa châu Âu, trở thành thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa có quy mô hàng đầu thế giới. Dựa trên nền tảng là sự thịnh vượng của các nước sáng lập, EU theo đuổi hình mẫu của một liên minh với nền kinh tế chung rộng mở và đa dạng, hệ thống giáo dục hiệu quả, lực lượng lao động chất lượng cao, các viện nghiên cứu hàng đầu, cơ sở công nghiệp vững mạnh, phần lớn nền chính trị dân chủ ổn định, hệ thống cơ quan thực thi pháp luật đáng tin cậy.

Bất chấp thách thức từ những đợt suy thoái toàn cầu, nền kinh tế EU tăng trưởng 27% trong 20 năm qua. Trong đó, các quốc gia kết nạp năm 2004 phát triển mạnh mẽ hơn cả, với t.iền lương thực tế từ 2004-2023 tăng gấp đôi, nghèo khó giảm một nửa. Quy mô kinh tế Ba Lan và Malta tăng 2 lần, còn Slovakia tăng trưởng 80%. Đến nay, 7 trong số 10 thành viên kết nạp năm 2004 sử dụng euro làm t.iền tệ chính thức. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra ở EU 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới.

Video đang HOT

Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy 2 thập niên, dòng chảy hàng hóa nội địa trong EU tăng gấp rưỡi…

Sự xuất hiện của các thành viên mới cũng tăng cường đáng kể vị thế của EU. Tuy không phải một quốc gia có chủ quyền, nhưng EU được coi là một “siêu cường” nhờ chính sách đối ngoại tương đối thống nhất giữa các thành viên. Trong nhóm G7, EU góp 3 thành viên (Pháp, Đức và Italy). Ngoài ra, EU còn là một thành viên đầy đủ của G20 bên cạnh 3 nước G7 nói trên. Trước khi Anh rời EU, khối có 2 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Sự thống nhất của EU còn được củng cố thông qua việc phần lớn các nước EU cũng là thành viên khối quân sự NATO (23/27 thành viên). Trong số 10 quốc gia gia nhập NATO năm 2004, 8 nước là thành viên NATO, trong đó 7 nước gia nhập cùng năm 2004.

EU 2 thập kỷ qua đã để lại “dấu chân” trong nỗ lực tăng cường phòng thủ của châu Âu, cải thiện hợp tác với NATO, hay mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi. The Guardian cho hay, EU hiện chiếm một nửa tổng số viện trợ toàn cầu, còn Ủy ban châu Âu (EC) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. EU hiện dẫn đầu thế giới trong nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán m.a t.úy, rửa t.iền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU. EU cũng rất nỗ lực tham gia giải quyết khủng hoảng Trung Đông, hạ nhiệt chương trình hạt nhân Iran, xử lý cuộc xung đột ở Ukraine, dù chưa gặt hái nhiều kết quả.

Trật tự trong EU xáo trộn

EU ban bố các chính sách theo quy tắc đồng thuận 100%, trong đó, những quyết sách chung sẽ có hiệu lực khi toàn bộ 27 thành viên thông qua. Global Europe mô tả, EU đảm bảo thực hiện các chính sách nhờ nguồn ngân sách do các thành viên đóng góp (năm 2023 là hơn 200 tỷ USD, gần bằng GDP Hungary). Các thành viên có đóng góp nhiều hơn, nền kinh tế lớn mạnh hơn có tiếng nói lớn hơn trong ban bố các chính sách của khối. 3 thập kỷ từ khi thành lập và 2 thập kỷ sau đợt mở rộng lịch sử, dễ nhận thấy Đức và Pháp, hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, cũng là hai quốc gia có sức nặng lớn hơn hẳn trong việc định hình chính sách chung của EU. Khi lợi ích về kinh tế và chính trị được thảo luận, đảm bảo, các nước EU cho thấy họ dễ thỏa hiệp hơn trong việc ứng xử các vấn đề chung phát sinh.

Tuy nhiên, trật tự đó có dấu hiệu lung lay trong bối cảnh EU đang đối mặt ngày càng nhiều thách thức hơn đến từ bối cảnh địa chính trị thay đổi và sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các thành viên cũ – mới. Sự lộn xộn đó bộc lộ rõ khi COVID-19 xuất hiện: các nước thành viên hạ thấp vai trò thị trường chung EU, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vật dụng y tế, thậm chí đóng cửa biên giới. Trong danh sách các quốc gia làm như vậy bao gồm Đức, quốc gia chiếm 1/4 tổng kinh tế châu Âu. Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, bất đồng xung quanh cách thức ứng xử với Nga hay chuyện nông sản Ukraine tràn ngập thị trường châu Âu đã kéo theo những cuộc biểu tình rộng khắp, gây xáo trộn nhiều nước EU.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 2
Khủng hoảng di cư là một trong những vấn đề gây chia rẽ EU trong nhiêu năm qua.

Theo New York Times, Đức tăng trưởng ổn định trong nhiều thập kỷ, nhưng khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra và Berlin lựa chọn từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, nền kinh tế của họ lập tức gặp vấn đề. 2 năm qua, kinh tế Đức gần như không tăng trưởng, với tốc độ thấp nhất trong nhóm G7 và khu vực đồng t.iền chung. Quý đầu năm 2024, kinh tế Đức giảm phát 0,2%. “Người chơi lớn” khác ở châu Âu là Pháp cũng đang đối mặt tình hình kinh tế không mấy khả quan khi thâm hụt ngân sách ở mức cao kỷ lục 5,5% tổng GDP, còn nợ công đã tăng lên mức 110% GDP.

Paris gần đây tuyên bố họ cần tiết kiệm hơn 22 tỷ USD trong năm tài khóa 2024 và 2025. Việc kinh tế Đức và Pháp trì trệ khiến tăng trưởng chung trong toàn EU sụt giảm, đồng thời khiến đóng góp của họ cho liên minh giảm xuống, làm suy giảm vị thế chính trị trong nội bộ EU của Paris và Berlin. Đó là chưa kể những bất đồng giữa Đức và Pháp về nhiều vấn đề.

Trái với xu thế đó, các nước Nam Âu như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại gặt hái tốc độ tăng trưởng tốt hơn các thành viên còn lại trong liên minh. Chỉ 1 thập kỷ trước, họ là trung tâm cuộc khủng hoảng nợ của EU và phải dựa vào các gói cứu trợ từ các thành viên khác. Kinh tế tăng trưởng tốt, sự phụ thuộc giảm bớt, đóng góp tăng lên rõ ràng giúp họ có tiếng nói lớn hơn với EU, thậm chí thách thức vị thế cường quốc khu vực của Đức – Pháp. Nhóm 4 quốc gia nêu trên hiện chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế của khu vực đồng t.iền chung.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại nhiều quốc gia châu Âu cũng đã dẫn đến các chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu, dẫn đến nhiều chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Một bộ phận không nhỏ người dân EU có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên, nhất là ở nhóm các nước mới Trung và Đông Âu (Hungary, Ba Lan…). Năm vừa qua, Hungary bị nhiều thành viên EU chỉ trích vì họ giữ lập trường phản đối trừng phạt Nga và không đồng tình với việc viện trợ quá lớn cho Ukraine, dẫn đến những tranh cãi về khả năng EU có thể chuyển cơ chế hoạt động từ quy tắc đồng thuận 100% sang quyết định đa số, tức loại trừ quyền phủ quyết của các quốc gia.

Sự bất đồng tăng lên có thể khiến làn sóng các thành viên lựa chọn ưu tiên chính sách quốc gia hơn là chính sách tập thể của EU bùng nổ, thậm chí dẫn đến việc các quốc gia thành viên EU rời đi như hành động của Anh với Brexit. Ngoài ra, nỗ lực của EU theo đuổi mục tiêu kết nạp các thành viên mới như Ukraine, Moldova, Serbia và Gruzia có thể dẫn đến leo thang căng thẳng với Nga và khoét sâu chia rẽ trong nội bộ liên minh

Thành tựu và thách thức của EU sau 2 thập kỉ từ "vụ nổ Big Bang"

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Cách đây tròn 20 năm, đầu tháng 5/2004, EU đã tiến hành đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử liên minh kể từ khi thành lập với việc kết nạp đồng thời 10 thành viên mới là Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia, đưa EU từ một khối 15 thành viên lên 25 thành viên, tăng thêm 20% dân số và lãnh thổ, trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới.

Thành tựu và thách thức của EU sau 2 thập kỉ từ vụ nổ Big Bang - Hình 1
Liên minh châu Âu tổ chức lễ thượng cờ 10 quốc gia kết nạp năm 2004 vào ngày 3/5/2004 tại trụ sở liên minh.

Ngoại trừ hai quốc đảo trên Địa Trung Hải là Cyprus và Malta, các nước còn lại trong đợt mở rộng được ví như "vụ nổ Big Bang" đó là các quốc gia Đông Âu, trong đó 3 nước từng thuộc Liên Xô trước đây. Cảm hứng của "vụ nổ Big Bang" đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia lần lượt gia nhập EU sau đó vài năm. Trải qua hai thập kỉ kể từ thời khắc lịch sử, EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên, do Anh rời đi sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016.

Hãng tin DW của Đức ngày 2/5 cho hay, khi EU kết nạp 10 thành viên mới vào năm 2004, tổng GDP của khối tăng khoảng 9%, nhưng GDP bình quân đầu người trong EU giảm do chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia thành viên cũ - mới.

Tuy nhiên, nhờ mức độ hội nhập cao về kinh tế và xã hội, khối EU nhanh chóng thúc đẩy thị trường chung phát triển, kéo theo sự tăng trưởng và thịnh vượng cho toàn khối. Trong 20 năm qua, cơ sở hạ tầng và kết nối hiện đại quy mô lục địa đã được xây dựng trên khắp 27 quốc gia thành viên nhờ các khoản đầu tư và quỹ của EU. Cũng trong quãng thời gian ấy, hơn 2,7 triệu người từ 10 quốc gia đã đón nhận cơ hội học tập và giảng dạy ở nước ngoài thông qua chương trình Erasmus. Ngoài ra, 9/10 quốc gia thành viên mới nêu trên, trừ Cyprus, đã gia nhập Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới.

Bất chấp thách thức từ những đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế EU tăng trưởng 27%. Các quốc gia gia nhập năm 2004 chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế đáng kể, trong đó, nền kinh tế Ba Lan và Malta tăng gấp đôi quy mô, còn Slovakia tăng trưởng 80%. T.iền lương thực tế từ 2004-2023 ở 10 nước này tăng 2 lần và mức độ nghèo đói đã giảm một nửa.

Đến nay, 7 trong số 10 thành viên mới sử dụng đồng euro làm t.iền tệ chính thức. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra ở EU 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới. Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy hai thập niên, dòng hàng hóa nội địa trong EU tăng gấp rưỡi.

Sự xuất hiện của các thành viên mới đã tăng cường đáng kể vai trò của EU trong các vấn đề khu vực và thế giới. Thông qua cách thức phản ứng tương đối thống nhất giữa các thành viên, EU đã thể hiện được vai trò trong nỗ lực tăng cường an ninh và phòng thủ của châu Âu, tăng cường hợp tác với NATO, hay như mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi.

The Guardian cho hay, EU hiện chiếm một nửa tổng số viện trợ toàn cầu, còn Ủy ban châu Âu (EC) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Khối cũng có những đóng góp không thể phủ nhận trong nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán m.a t.úy, rửa t.iền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng hợp tác, sau hai thập kỉ kể từ "vụ nổ Big Bang", EU ngày nay đối mặt ngày càng nhiều thách thức hơn đến từ bối cảnh địa chính trị thay đổi và sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các thành viên cũ-mới. Trong nội bộ EU, chủ nghĩa dân túy gia tăng ở nhiều quốc gia thành viên, không chỉ đe dọa các giá trị cốt lõi của khối mà còn đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết.

Trong những năm gần đây, phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại nhiều quốc gia châu Âu đã dẫn đến các chính sách ưu tiên các lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu, dẫn đến nhiều chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Một bộ phận không nhỏ người dân EU có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên. Giới quan sát tin rằng, nếu EU không sớm giải quyết những vấn đề nêu trên, nguy cơ xảy ra tình trạng các quốc gia thành viên EU rời đi như hành động của Anh (Brexit) có thể lặp lại trong tương lai. Bên cạnh đó, việc EU theo đuổi mục tiêu kết nạp các thành viên mới như Ukraine có thể dẫn đến leo thang căng thẳng với Nga và khoét sâu chia rẽ trong nội bộ liên minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Indonesia: Điều tra Shopee, Lazada do nghi vấn vi phạm luật cạnh tranh
06:24:57 28/05/2024
Trúc Lâm Thiền Viện ở Pháp tổ chức Đại lễ Phật đản 2568
07:40:41 27/05/2024
Ukraine tấn công hệ thống radar hạt nhân của Nga gây báo động ở phương Tây
20:41:15 28/05/2024
Xung đột Hamas-Israel: Hamas phóng loạt rocket vào miền Trung Israel
06:06:39 27/05/2024
Fed có thể sẽ không hạ lãi suất trong mùa Hè này
06:07:15 27/05/2024
Papua New Guinea tiếp tục sơ tán khoảng 7.900 người trước nguy cơ xảy ra thêm sạt lở
11:58:47 28/05/2024
Nam Phi ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
22:07:42 28/05/2024
AL kêu gọi nỗ lực chung để nâng cấp quan hệ đối tác Arab - châu Phi
08:15:39 27/05/2024

Tin đang nóng

Bộ VH-TT-DL xác minh chi tiết gây tranh cãi liên quan đến Ngọc Mai - Quốc Nghiệp
19:36:32 28/05/2024
Công an TP.HCM đã làm việc về vụ O Sen Ngọc Mai
21:40:10 28/05/2024
Sau 7 năm kết hôn, Bi Rain tuyên bố Kim Tea Hee không phải là mẫu người yêu lý tưởng
18:56:44 28/05/2024
Hương Tràm nộp đơn đề nghị xử lý các tài khoản tung tin đồn sinh con
19:59:34 28/05/2024
Ban tổ chức tang lễ từ chối tiết lộ lý do mẹ Đức Tiến không thể sang Mỹ nhìn con trai lần cuối
23:52:24 28/05/2024
Mai Davika được khen gu thời trang tạo xu hướng, át vía Hồ Ngọc Hà, Thư Kỳ
21:45:58 28/05/2024
Vì sao Thương Tín nhận rồi bỏ sô?
21:43:58 28/05/2024
2 lần cưới một chồng vẫn đổ vỡ vì ham việc, bà nội U50 'lên tivi' tìm bạn đời
22:40:38 28/05/2024

Tin mới nhất

Moskva cáo buộc NATO huấn luyện tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga

21:41:21 28/05/2024
Vị quan chức này nói thêm rằng tình hình trên đòi hỏi Moskva phải thực hiện các động thái thích hợp để bảo vệ và đảm bảo an ninh biên giới của đất nước.

EU gia hạn trừng phạt Syria

20:52:38 28/05/2024
Tuyên bố của Hội đồng Liên minh châu Âu nêu rõ: Sau hơn 13 năm, cuộc xung đột tại đây vẫn là nguồn gốc gây đau khổ và bất ổn cho người dân Syria và khu vực .

Tàu chở hàng bị trúng tên lửa ngoài khơi Yemen

20:46:13 28/05/2024
Công ty an ninh hàng hải Ambrey cho biết ngày 28/5, một tàu chở hàng đã bị trúng tên lửa ngoài khơi cảng Hodeida của Yemen, nơi lực lượng Houthi đang gia tăng các cuộc tấn công vào các tàu thương mại.

Khai giảng lớp học tiếng Việt tại thành phố Augsburg (Đức)

20:40:26 28/05/2024
Thông qua chương trình, Tổng Lãnh sự Lưu Xuân Đồng cũng chia sẻ dự định trong thời gian tới, sẽ gặp gỡ chính quyền các cấp của nước sở tại với mong muốn đưa các lớp học tiếng Việt vào hệ thống trường công của Đức.

Mục tiêu của Trung Quốc khi bơm thêm 47,5 tỷ USD vào ngành công nghiệp chip

20:37:15 28/05/2024
Với lộ trình Made in China 2025 , Bắc Kinh đã đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu toàn cầu trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), mạng không dây 5G và điện toán lượng tử.

Lịch sử và tương lai của đèn giao thông

20:27:24 28/05/2024
Giáo sư Liu giải thích rằng không cần thông tin từ camera hoặc cảm biến để điều chỉnh luồng giao thông, nghĩa là đèn giao thông có thể chỉ nhận thông tin từ ô tô để điều chỉnh mà không cần bất kỳ can thiệp nào.

Châu Phi tổn thất từ 7 - 15 tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu

20:26:17 28/05/2024
Hội nghị thường niên AfDB 2024 - diễn ra đ.ánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, là Đại hội thường niên lần thứ 59 của AfDB và cũng là như cuộc họp lần thứ 50 của Quỹ Phát triển châu Phi (ADF).

Bão Remal là cơn bão kéo dài nhất trong lịch sử Bangladesh

20:10:21 28/05/2024
Ngoài ra, ba trường hợp t.ử v.ong khác cũng đã được báo cáo ở thủ đô Dhaka do điện giật, dây điện rơi xuống trong cơn bão. Tại Ấn Độ, 6 trường hợp t.ử v.ong đã được báo cáo ở Tây Bengal.

Singapore: Đưa vaccine ngừa COVID-19 cải tiến vào chương trình tiêm chủng quốc gia

19:14:14 28/05/2024
Hiện Bộ Y tế nước này đang kêu gọi người dân Singapore đặt lịch hẹn tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 nếu mũi tiêm gần đây nhất đã quá 6 tháng.

Anh tạm dừng phi đội bay biểu diễn trước lễ kỷ niệm 80 năm trận Normandy

19:12:36 28/05/2024
Nhà vua Anh Charles Đệ Tam dự kiến sẽ tham gia lễ kỷ niệm D-Day, một sự kiện quan trọng đối với Hoàng gia khi mẹ của ông, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị quá cố, từng phục vụ Lục quân đội trong Chiến tranh Thế giới II.

Cộng đồng quốc tế bày tỏ đoàn kết với Papua New Guinea sau thảm họa lở đất

19:10:43 28/05/2024
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ đau buồn trước thảm họa lở đất ở Papua New Guinea chôn vùi trên 2.000 người vào cuối tuần qua.

Nga nêu lý do thay đổi biên giới Biển Baltic, các nước khu vực cảnh giác

19:09:03 28/05/2024
Phản ứng về động thái mới trên của Nga, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis gọi đề xuất đó là sự leo thang rõ ràng nhằm vào NATO và EU.

Có thể bạn quan tâm

Cõng Anh Mà Chạy tập cuối quá viên mãn, đám cưới Hyun Bin - Son Ye Jin bất ngờ được tái hiện?

Phim châu á

23:20:19 28/05/2024
Khán giả phát cuồng bởi độ đẹp đôi của hai người, đặc biệt nhiều người còn phát hiện ra, váy áo của Sol và Seon Jae trong cảnh này nhìn rất giống trang phục cưới của Son Ye Jin - Hyun Bin.

Hậu trường hôn lễ Cõng Anh Mà Chạy tập cuối hot nhất Hàn Quốc đêm nay, Byeon Woo Seok và Kim Hye Yoon tình quá trời!

Sao châu á

23:17:56 28/05/2024
Bộ ảnh cưới đẹp ngẩn ngơ của Byeon Woo Seok và Kim Hye Yoon ở tập cuối Cõng Anh Mà Chạy đã được nhà đài tvN tung ra ngay trong đêm.

Bị cư dân mạng liên tục nghi vấn đang mang thai, Tóc Tiên đăng đàn gây chú ý

Sao việt

23:11:22 28/05/2024
Nữ ca sĩ sinh năm 1989 vướng nghi vấn đang mang thai vì vóc dáng khác lạ, đầy đặn hơn trước. Tuy nhiên bà xã Hoàng Touliver đã lên tiếng đính chính và cho biết là do cô đang mập

Lịch thi đấu 2024 PUBG Global Series 4

Mọt game

23:06:14 28/05/2024
Về chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết giới thiệu tướng, tộc hệ, trang bị, cơ chế vòng kỳ ngộ, cơ chế hình xăm và cơ chế thần tài của chúng tôi.

Ronaldo: 'Kỷ lục theo đuổi tôi và ép tôi phá '

Sao thể thao

23:02:06 28/05/2024
Thủ quân Cristiano Ronaldo của đội Al Nassr đã chia sẻ suy nghĩ của mình sau khi lập kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải Saudi Pro League.

Cặp sao Việt chênh lệch 15 t.uổi vẫn quá đẹp đôi, nhà trai hack t.uổi cực đỉnh bao năm không chịu già

Hậu trường phim

22:57:38 28/05/2024
Sau khi lên sóng những tập đầu tiên, bộ phim mới trên sóng giờ vàng VTV - Những nẻo đường gần xa hiện đang nhận về rất nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.

Top quán gà nướng ngon ở Bình Dương

Ẩm thực

22:54:22 28/05/2024
Gà nướng là món hấp dẫn của nhiều quán ăn ở Bình Dương, nếu có dịp ghé nơi đây, bạn hãy thưởng thức món ngon này những địa chỉ sau.

NSƯT Chiều Xuân: 'Không diễn được thì tôi xứng đáng ăn tát'

Tv show

22:34:51 28/05/2024
NSƯT Chiều Xuân tiết lộ, trong bộ phim điện ảnh đầu tiên, chị đã nhờ NSND Thụy Vân tát mình thật mạnh với lý lẽ nếu không diễn đạt thì bản thân xứng đáng ăn tát.

Cấp cứu thành công b.é t.rai bị sốc phản vệ do bọ cạp cắn

Sức khỏe

22:19:17 28/05/2024
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị bọ cạp hay côn trùng có nọc độc cắn, sau khi sát trùng vết thương, phụ huynh lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hà Nam: giải cứu người mắc kẹt trong xe ô tô do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:00:22 28/05/2024
Sau khi đến hiện trường và đ.ánh giá tình hình, bằng kinh nghiệm và ý chí quyết tâm cứu người bị nạn, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã đưa ra phương án, nhanh chóng tổ chức triển khai cứu nạn.

Vào nhóm kín rao bán s.úng đạn, nhận cọc rồi "lặn"

Pháp luật

20:40:49 28/05/2024
Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an huyện Thạch Thành phát hiện Nguyễn Đức Duy sử dụng tài khoản Vu Nam Lee trên mạng xã hội Facebook, vào nhóm kín để đăng bán các loại s.úng, đạn, đồ chơi thể thao,...