Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt?

Theo dõi VGT trên

Tại sao cá voi có kích thước khổng lồ? Tại sao rùa có mai hay cổ của hươu cao cổ dài như vậy?

Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt? - Hình 1

Cổ của hươu cao cổ tiến hoá sau những màn giao chiến với đồng loại.

Những điểm nổi bật trên đã tiến hóa theo thời gian nhằm giúp các loài động vật thích nghi với cuộc sống ngoài tự nhiên.

Mai rùa

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tranh luận về quá trình tiến hoá của mai rùa. Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà cổ sinh vật học từng tin rằng lớp vỏ được hình thành thông qua sự hợp nhất của các vảy xương, giống như những mảng xương tạo nên lớp vảy trên lưng cá sấu hay tatu.

Nhưng các nhà sinh học phát triển không đồng ý với lý thuyết này vì họ quan sát thấy phôi thai rùa phát triển khác với cá sấu hay tatu. Thay vào đó, họ tin rằng mai rùa được tiến hoá thông qua quá trình các xương sườn dần dần mở rộng và hợp nhất trên cơ thể.

Cuộc tranh cãi nảy lửa đến năm 2008, khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra hoá thạch của rùa nửa mai có răng. Dù lớp mai không hoàn chỉnh nhưng nó không có vảy xương mà xương sườn mở rộng, khẳng định lý thuyết của các nhà sinh vật học phát triển. Các nhà khoa học tin rằng việc xương sườn mở rộng ra là bước trung gian trong quá trình tiến hoá của mai rùa.

Cổ của hươu cao cổ

Phần cổ của hươu cao cổ có thể dài đến 3m, cho phép chúng ăn những chiếc lá ở trên cây cao. Tuy nhiên, không phải tổ tiên của hươu cao cổ hiện nay đã sở hữu chiếc cổ ấn tượng này.

Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch của Discokeryx xiezhi, họ hàng của hươu cao cổ hiện đại, sống cách đây khoảng 17 triệu năm. Loài này có kích thước nhỏ hơn hươu cao cổ hiện đại, cổ ngắn và hộp sọ dày hình đĩa.

Năm 2022, giới khoa học đặt ra giả thuyết rằng hộp sọ dày của D. xiezhi đã tiến hoá để chịu những cú đ.ánh mạnh giáng vào đầu trong cuộc chiến giữa các con đực. Sau những cuộc chiến như vậy, cổ của chúng ngày càng dài ra để hỗ trợ việc chiến đấu.

Những con đực thắng trận sẽ truyền gen này cho con cháu, tạo ra giống hươu cao cổ hiện nay. Còn những con thua cuộc có thể đã c.hết hoặc không có bạn tình. Giả thuyết trên được gọi là “cổ dựa trên giới tính”.

Video đang HOT

Kích thước của cá voi

Cá voi xanh hiện là loài động vật lớn nhất thế giới. Chúng đã tiến hoá từ tổ tiên Pakicetus, vốn có kích thước chỉ bằng một con chó. Theo nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Biology Letters, kích thước của cá voi, bao gồm cá voi xanh, đã tăng lên đáng kể trong 5,3 triệu năm qua.

Một trong những nguyên nhân cho sự tiến hoá vượt bậc này là hành vi lọc mồi của cá voi. Để kiếm ăn, cá voi di chuyển đến những nơi có nhiều sinh vật phù du, há miệng và hút một lượng lớn nước và mồi.

Sau đó, chúng dùng những chiếc răng giống như lông cứng để sàng lọc thức ăn. Chiến lược kiếm ăn có phần thụ động này gắn liền với quá trình trao đổi chất hiệu quả cao, cho phép cá voi tiết kiệm lượng lớn năng lượng khi di chuyển quãng đường dài.

Các nhà khoa học cho rằng trong quá khứ, nguồn sinh vật phù du, do băng tan tràn vào đại dương, là khổng lồ, giàu dinh dưỡng. Nguồn thức ăn dồi dào, kết hợp với việc tiêu tốn ít năng lượng đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của cá voi và cho phép chúng đạt đến kích thước khổng lồ như hiện nay.

Sọc hổ

Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt? - Hình 2

Những chiếc sọc giúp hổ nguỵ trang khi bắt mồi.

Những con hổ có sọc khác nhau, giống như dấu vân tay ở người. Chúng giúp loài hổ dễ dàng ẩn nấp trong đám cỏ khi đi săn mồi.

Năm 1952, nhà toán học người Anh Alan Turing đưa ra giả thuyết rằng phản ứng hoá học giữa hai chất không đồng nhất là nguyên nhân tạo ra những “hoa văn” này. Ông gọi các chất đó là “morphogens”, nằm trong các lớp da của hổ.

Một loại đóng vai trò là chất kích hoạt còn loại kia là chất ức chế. Chất kích hoạt sẽ tạo nên những đường sọc trên người hổ còn chất ức chế làm nên khoảng trống giữ các sọc.

Giả thuyết này đã được chứng minh vào năm 2012 trên tạp chí Nature Genetics.

Rắn đuôi chuông

Âm thanh từ đuôi của rắn đuôi chuông khiến bất cứ ai nghe thấy đều ớn lạnh. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí The American Naturalist, các nhà khoa học đã quan sát 56 loài rắn thuộc họ Viperidae, bao gồm rắn đuôi chuông, và Colubridae, một trong những họ rắn lớn nhất.

Khi đối mặt với mối đe dọa, các loài rắn thuộc hai họ bắt đầu lắc và rung phần đuôi, cho thấy hành vi này là điểm chung của họ nhà rắn. Tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng keratin, cùng chất liệu cấu thành móng tay của con người, ở cuối đuôi va chạm nhau. Bên trong chiếc đuôi, ngoài lớp sừng thì rỗng nên âm thanh vang và rắt réo hơn.

Những con rắn lắc đuôi nhanh nhất đã tạo thành một tập thể, gọi là rắn đuôi chuông, cũng là loài tiến hoá tốt nhất trong họ nhà rắn.

Càng tôm hùm

Động vật giáp xác giống tôm hùm xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 400 triệu năm trước nhưng càng của chúng phát triển to lớn sau đó khoảng 200 triệu năm. Thời kỳ này, sự cạnh tranh thức ăn giữa những loài ăn mồi dưới biển ngày càng gia tăng, đòi hỏi càng của tôm hùm phải trở nên to khoẻ hơn.

Đến nay, tôm hùm sở hữu hai chiếc cực lớn, sắc nhọn, cứng cáp nhưng kích thước hai bên không bằng nhau. Chiếc to hơn là càng thuận của tôm hùm với các cơ sợi nhanh, có thể bắt mồi với tốc độ 20 mili/giây. Chiếc còn lại nhỏ hơn nhưng sắc nhọn, cứng cáp giống như một chiếc máy nghiền để xé nhỏ con mồi.

Khi mới sinh ra, hai chiếc càng của tôm hùm to bằng nhau. Nhưng chúng thay đổi kích thước theo thời gian để phù hợp với cách chúng được sử dụng.

Vỏ Trái Đất dịch chuyển khiến nhiều loài động vật biến mất

Các bằng chứng địa chất và hóa thạch hơn nửa triệu năm t.uổi đã cho thấy chính Trái Đất có thể là thủ phạm của các vụ tuyệt chủng hàng loạt.

Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi nhà trầm tích học Paul Myrow từ Đại học Colorado (Mỹ) cho thấy quá trình kiến tạo mảng của Trái Đất có thể góp phần nuôi dưỡng sự sống nhưng cũng có thể t.iêu d.iệt sự sống.

Vỏ Trái Đất dịch chuyển khiến nhiều loài động vật biến mất - Hình 1

Các hóa thạch kỷ Cambri được khai quật tại dãy núi xuyên Nam Cực tiết lộ chính Trái Đất là "sát thủ kỷ Cambri" - Ảnh: SICENCE ADVANCE

Theo Live Science, các tác giả đã tập trung vào Sự kiện Sinsk, là một sự kiện tuyệt chủng xảy ra trong kỷ Cambri (540-485 triệu năm trước).

Đó là kỷ địa chất chứng kiến sự bùng nổ sự sống trên Trái Đất, với hàng loạt sinh vật lạ lùng, phức tạp được ra đời trong bước nhảy vọt tiến hóa lớn nhất của hệ động vật trên hành tinh.

Giữa lúc đó, Sự kiện Sinsk diễn ra một cách đột ngột, g.iết c.hết nhiều nhóm động vật lớn của đại dương bao gồm động vật có vỏ hình nón Hyolith và bọt biển Archaeocyathids, nhưng thứ từng là một phần của các hệ sinh thái rạn san hô toàn cầu.

Giờ đây, các nhà khoa học xác định được Kiến tạo Gondwana, hình thành từ khoảng 600-540 triệu năm trước, là thủ phạm.

Gondwana là tên siêu lục địa ngự trị phía Nam bán cầu trong thời kỳ đó, song song với một siêu lục địa khác tên Laurasia ở phía Bắc

Theo bài công bố trên tạp chí Science Advances, manh mối của các sự kiện được tìm thấy trong các lớp đá ở dãy núi xuyên Nam Cực tại lục địa Nam Cực và trên đảo Kangaroo của Úc.

Đó là nơi họ thu thập được nhiều hóa thạch của các sinh vật đã sinh ra và biến mất trong kỷ Cambri.

Trong đó, hóa thạch các con bọ ba thùy được cho là chìa khóa. Chúng tiến hóa nhanh chóng nên hình dạng của chúng có thể chỉ rõ thời điểm mà chúng c.hết đi, từ đó biết được t.uổi của chúng cũng như các phiến đá đang bọc lấy chúng.

Các hóa thạch này có niên đại khoảng 514-512 triệu năm trước, tức giữa kỷ Cambri, trùng khớp với Sự kiện Sinsk.

Vào thời điểm đó, châu Đại Dương và Nam Cực đều là một phần của siêu lục địa Gondwana.

Hoạt động kiến tạo liên quan đến vùng đất này đã gây nên các sự kiện tạo núi khổng lồ, song song với việc khiến đáy biển của các đại dương nông bị chìm xuống.

Biển đột nhiên sâu hơn kéo các rạn san hô xuống thấp, khiến các sinh vật quen sống ở vùng nước nông không thể thích nghi kịp. Ngoài ra, sự xói mòn từ các dãy núi mới đổ đá cuội và sỏi vào các rạn san hô. Vì vậy, các hệ sinh thái rạn san hô "chết đuối".

Các hoạt động tạo núi còn khiến lớp vỏ Trái Đất bị giãn ra ở các nơi khác, magma dâng lên và tạo thành các khu vực đá bazan rộng lớn, song song với việc giải phóng một lượng lớn khí nhà kính khiến bầu khí quyển nóng nên.

Sự nóng lên này giống như biến đổi khí hậu ngày nay đã làm chậm quá trình tuần hoàn của đại dương, khiến nước giàu oxy chìm xuống, nước phía trên trở nên thiếu oxy và thêm một loạt sinh vật b.ị g.iết c.hết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trái Đất xuất hiện thêm một "siêu đại dương tử thần"?
23:35:12 02/06/2024
Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
10:39:01 03/06/2024
Sinh vật kỳ lạ dài hơn 1m, đầu bẹt, 4 chân, đuôi cá xuất hiện sau trận mưa lớn
20:01:53 02/06/2024
Phát hiện kho báu 2.000 t.uổi từ nền văn hóa bí ẩn ở Trung Á
22:34:04 02/06/2024
Cột cẩm thạch hiện ra giữa biển, tiết lộ phế tích 2.000 năm t.uổi
22:39:47 03/06/2024
Sắp quan sát được 6 hành tinh xếp thẳng hàng kỳ thú trên bầu trời
23:25:28 03/06/2024

Tin đang nóng

Đăng sai sự thật về sự việc ông Lê Anh Tú- Thích Minh Tuệ, chủ kênh YouTube "15s Bình Dương" bị mời làm việc
19:43:53 03/06/2024
Ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng đi bộ khất thực, được cán bộ hỗ trợ làm CCCD
17:38:35 03/06/2024
Cướp bồ thiếu gia của đàn chị, á hậu 9X điêu đứng vì màn xử lý cao tay từ chính thất
19:24:21 03/06/2024
Sư Thích Minh Tuệ: 34 t.uổi xin cha mẹ xuất gia, nhiều lần bộ hành từ Nam ra Bắc
17:24:44 03/06/2024
Mỹ nhân từng tuyên bố "hạnh phúc khi có người theo đuổi mình vì tiền": Có khối tài sản 15.000 tỷ, chẳng ngại cho luôn chồng cũ một căn nhà
21:01:24 03/06/2024
Vị hôn thê khoe tin nhắn được Anh Đức cưng, nhưng hoá ra đây là lý do khiến cô dính tin đồn trước ngày cưới
17:36:50 03/06/2024
Học trò Hà Hồ đã chia tay chồng cũ Lệ Quyên, hé lộ thời gian "đường ai nấy đi"
18:55:26 03/06/2024
Lộ ảnh "cam thường" của mẹ bỉm sữa Doãn Hải My khi ở nhà chăm con cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc có xinh lung linh như ảnh tự đăng?
19:11:28 03/06/2024

Tin mới nhất

Vì sao một số loài chim 'tắm trong kiến'?

23:31:38 01/06/2024
Việc một số loài chim tắm kiến là một hành vi độc đáo và vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học đang nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số giả thuyết chính được đưa ra để giải thích hành vi này.

Giải mã 2 loài sinh vật lần đầu tìm thấy trên ngọn núi được ví như "nóc nhà Đông Dương" ở Lâm Đồng

23:10:13 01/06/2024
Theo báo Lâm Đồng, vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương , từ lâu nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú và đa dạng.

Các nhà khảo cổ sử dụng tia vũ trụ để soi sáng chân tướng khu định cư bí mật 7.000 năm t.uổi

23:00:27 01/06/2024
Ngôi làng thời t.iền sử Dispilio ở Bắc Hy Lạp từng gây đau đầu các nhà nghiên cứu về việc điều tra nguồn gốc xuất hiện.

Loài "quái ngư" khổng lồ bất ngờ xuất hiện tại Nhật Bản sau mưa lớn

23:38:48 31/05/2024
Giới chức trách xác định đây là kết quả lai tạo giữa loài kỳ giông khổng lồ Nhật Bản với một loài ngoại lai, đặt ra mối lo ngại cho hệ sinh thái địa phương.

Giới thiên văn học phát hiện ra hành tinh nhẹ như kẹo bông gòn

23:21:46 31/05/2024
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh kỳ lạ, có kích cỡ khổng lồ nhưng lại sở hữu độ đậm đặc của vật chất tương đương ... một chiếc kẹo bông.

Những 'khoản thu lạ' đè nặng giá vé máy bay

22:16:41 31/05/2024
Các hãng hàng không có nhiều khoản phụ thu lạ lùng. Có hãng bay còn đẻ ra thêm chi phí gọi là phí tiện ích 54.000 đồng/vé khi mua vé máy bay online.

Sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước

06:21:17 31/05/2024
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Medicine, phát hiện mới là bằng chứng lâu đời nhất về sự can thiệp phẫu thuật liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư.

Giải mã bí ẩn kỳ lạ trên sao Thiên Vương và sao Hải Vương

23:32:58 30/05/2024
Đôi khi hydro không có electron - chỉ có hạt nhân là 1 proton - sẽ gắn vào một trong các cặp electron để tạo thành một phân tử gọi là ion hydronium.

Pha vượt sông đầy kịch tính của Vua sư tử

21:18:05 30/05/2024
Một cảnh tượng đầy kịch tính và cảm xúc đã diễn ra tại Khu bảo tồn quốc gia Masai Mara khi ba con sư tử đực thuộc băng Sonkai phải đối mặt với dòng sông cuồng nộ.

Sự tái xuất thần kỳ của loài bồ câu đã tuyệt chủng hơn 1 thế kỷ

19:01:39 30/05/2024
Các nhà thám hiểm vừa phát hiện ra loài bồ câu đầu đen. Đây là loài chim quý hiếm được cho là đã tuyệt chủng cách đây 140 năm.

Nghiên cứu cho thấy quạ sở hữu một kỹ năng mới chỉ thấy trên người

10:56:47 30/05/2024
Báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí Science tiết lộ rằng quạ có thể tự đếm số tiếng kêu của mình, cho thấy kỹ năng tự theo dõi số đếm mới chỉ có trên người.

Phát hiện cá heo cổ đại khổng lồ ở Amazon

23:04:43 29/05/2024
Tuy nhiên, không giống hầu hết các loài cá heo hiện đại, nơi sinh sống của con vật này không phải là đại dương mà thay vào đó là ở một hồ nước ngọt ở Amazon thuộc Peru.

Có thể bạn quan tâm

Nam Phi công bố kết quả bầu cử

Thế giới

23:26:23 03/06/2024
Phát biểu tại sự kiện, ông Ramaphosa cho rằng người dân Nam Phi đã lên tiếng và lãnh đạo các đảng phái chính trị, cũng như tất cả những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm trong xã hội Nam Phi phải tôn trọng mong muốn của người dân.

Bruno Fernandes liên hệ Bayern Munich, có thể rời bỏ MU

Sao thể thao

23:17:41 03/06/2024
Bruno Fernandes có thể rời Man Utd ngay hè này, khi người đại diện của anh đang đàm phán với một số đội bóng, trong đó có Bayern Munich.

Cây cảnh trồng hàng rào không chỉ đẹp mà còn là nguyên liệu để chế biến thành món ngon

Ẩm thực

23:10:25 03/06/2024
Có những cây cảnh được trồng làm hàng rào trang trí rất đẹp. Nhưng bạn có thể không biết, chúng còn được làm nguyên liệu để chế biến thành món ngon đặc sản.

Ai cứu nổi Dương Mịch?

Hậu trường phim

22:58:11 03/06/2024
Dương Mịch được tung hô là đỉnh lưu nổi tiếng hơn 10 năm nhưng hiện tại thành tích phim ảnh của cô còn thua cả các diễn viên hạng B.

Hoa hậu Thuỳ Tiên giữ khoảng cách với Quang Linh, phản ứng trước thông tin tiêu cực trên livestream

Sao việt

22:57:01 03/06/2024
Trong livestream, Thuỳ Tiên và Quang Linh có vị trí ngồi cách xa nhau, giữ khoảng cách sau khi liên tiếp được đẩy thuyền .

Vẻ ngoài cuốn hút của mỹ nhân Thái Lan có hơn 4,7 triệu người theo dõi

Sao châu á

22:16:08 03/06/2024
Thanaerng Kanyawee là gương mặt trẻ được yêu thích của làng giải trí Thái Lan sau vai diễn trong T.uổi nổi loạn 3 . Cô sở hữu ngoại hình gợi cảm, chiều cao 1,75m và gương mặt cá tính.

Vợ chồng Will Smith vẫn xuất hiện tình tứ sau tuyên bố ly thân 7 năm

Sao âu mỹ

22:13:32 03/06/2024
Vợ chồng tài tử Will Smith và nữ diễn viên Jada Pinkett Smith vừa có lần xuất hiện chung đầu tiên tại sự kiện. Trước đó, hai người thừa nhận rằng, họ đã ly thân nhiều năm.

Nhạc sĩ Minh Khang: Tôi vay t.iền để làm đám cưới với Thúy Hạnh

Tv show

21:52:00 03/06/2024
Vì điều kiện kinh tế chưa dư dả nên nhạc sĩ Minh Khang đã vay mượn bạn bè mong muốn Thúy Hạnh có một đám cưới chỉn chu.

Song Seung Hun tái xuất trong phim nối sóng 'Cõng anh mà chạy'

Phim châu á

21:45:10 03/06/2024
Sau 6 năm kể từ khi phần 1 ra mắt, Những tay chơi siêu đẳng 2 trở lại màn ảnh nhỏ vào ngày 3.6. Tác phẩm do Song Seung Hun đóng chính chịu áp lực khi nối sóng bộ phim ăn khách Cõng anh mà chạy .

Lý Nhã Kỳ diện váy gợi cảm, khoe nhan sắc trẻ trung tại sự kiện

Phong cách sao

21:40:06 03/06/2024
Mới đây, Lý Nhã Kỳ gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện mừng ngày Quốc Khánh của Tổng lãnh sự quán Ý, vừa tổ chức tại TP.HCM.

Hé lộ những diễn biến cuối trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Phim việt

21:24:30 03/06/2024
Dù chưa chốt số tập nhưng trong vài trích đoạn và hình ảnh vừa được hé lộ, nhà sản xuất Trạm cứu hộ trái tim cho thấy những diễn biến trong các tập cuối phim khá kịch tính.