Giấy phép con “hạ gục” doanh nghiệp

Theo dõi VGT trên

Trong quá trình nước rút rà soát, chỉnh sửa hiện nay, nhiều bộ, ngành không những không loại bỏ điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền mà còn sáng tạo thêm!

Để đạt mục tiêu cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020, Chính phủ đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng tinh thần khởi nghiệp để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nhân. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn trên 6.000 giấy phép con mà hơn một nửa trong số đó được ban hành trái luật đã làm không ít DN lao đao.

“Một rừng đinh”

Theo Luật DN, từ ngày 1-7 tới, nếu những điều kiện kinh doanh (ĐKKD) của các bộ, ngành ban hành trước đây không được nâng thành nghị định thì sẽ hết hiệu lực. Nghị quyết về triển khai thi hành Luật DN, Luật Đầu tư đã nêu rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành trong việc rà soát những ĐKKD, quy định đúng thẩm quyền của Luật Đầu tư và phụ lục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, tiến độ triển khai những việc này rất chậm, nhất là đưa các ĐKKD từ thông tư lên nghị định.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ví ĐKKD giống như một rừng đinh có khả năng gây sát thương cao đối với DN. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 DN mới được thành lập nhưng số giải thể, ngừng kinh doanh cũng lên đến khoảng 60.000.

Con số này, xét trong điều kiện kinh tế không có biến động, số lượng DN đã bão hòa thì sẽ được xem là bình thường. Còn trong bối cảnh tỉ lệ DN tính trên đầu người vẫn còn thấp như ở Việt Nam thì số DN phá sản như trên là bất thường. Trong số những DN rút khỏi thị trường, chắc chắn có những DN bị “hạ gục” bởi ĐKKD, giấy phép con.

Một con số được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân gần đây cũng cho thấy DN đang đuối sức: Cả nước có 980.000 DN nhưng chỉ có hơn 520.000 DN đang hoạt động, được cấp mã số thuế.

Giấy phép con hạ gục doanh nghiệp - Hình 1

Do điều kiện kinh doanh quá khắt khe, nhiều doanh nghiệp không thể mở đại lý nhập khẩu ô tôẢnh: Hoàng Triều

Góp phần “t.iêu d.iệt” doanh nghiệp

Một trong những lĩnh vực “kêu” nhiều nhất về ĐKKD là nhập khẩu ô tô – bị điều chỉnh bởi Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty CP Thương mại Kylin-GX, cho biết trước đây, các DN nhập khẩu ô tô nhập rất nhiều mẫu xe mới với giá cạnh tranh nhưng sau năm 2011, việc kinh doanh không còn thuận lợi. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất ô tô thường chỉ cần một đại lý ở Việt Nam nên các DN thương mại không thể lo được giấy ủy quyền chính hãng như quy định tại Thông tư 20/2011. Các DN phải kinh doanh xe cũ, còn DN nước ngoài ung dung đặt đại lý ở Việt Nam.

Theo ông Hùng, DN của ông đã đặt cọc hàng triệu USD cho đối tác nước ngoài để nhập xe nhưng nay không thể tiếp tục kinh doanh được. “Có thể nói Thông tư 20/2011 đã góp phần t.iêu d.iệt DN nhập khẩu ô tô. Chúng tôi từng viết tâm thư lên Thủ tướng mong được tháo gỡ và tiếp tục chờ đợi” – ông Hùng bức xúc.

Các DN ô tô cũng lo lắng sau ngày 1-7, Thông tư 20 được nâng cấp thành nghị định mà không có đối thoại với DN, không điều chỉnh thì DN nhập khẩu ô tô của Việt Nam không còn cơ hội kinh doanh. Khi đó, thị trường sẽ rơi vào tay DN ngoại.

Nguy cơ nhũng nhiễu

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, phân tích: ĐKKD có thể giúp đạt được các mục tiêu về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội… song nó cũng gây ra nhiều hậu quả đối với DN. Đó là giảm tính cạnh tranh của thị trường, tăng cơ hội độc quyền; giảm tính năng động, đổi mới của DN; có khả năng dẫn đến việc tăng giá, giảm chất lượng và dịch vụ đi kèm cho người sử dụng và đặc biệt là có nguy cơ gây tiêu cực, nhũng nhiễu.

Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), có tới 11% trong tổng số hơn 110.000 DN được điều tra cho biết phải trả các chi phí không chính thức lên tới 10% tổng doanh thu. 65% DN cho rằng tình trạng nhũng nhiễu của cơ quan quản lý các cấp khi giải quyết thủ tục cho DN diễn ra rất phổ biến.

Video đang HOT

Đáng lưu ý là trong quá trình nước rút rà soát ĐKKD hiện nay, nhiều bộ, ngành không những không loại bỏ ĐKKD trái thẩm quyền mà còn “sáng tạo” thêm. Ví dụ, tờ trình dự thảo kinh doanh mũ bảo hiểm của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy ngoài việc nâng cấp các nội dung từ thông tư lên nghị định còn bổ sung nhiều ĐKKD khác như: DN phải có hệ thống phân phối, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất… Như vậy, DN chưa có giấy phép hoạt động đã phải tổ chức hệ thống phân phối là quy trình rất ngược.

Thậm chí, tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải về kinh doanh vận tải biển còn lo ĐKKD thoáng quá, DN bị lỗ nên phải siết chặt thêm. Tờ trình này nêu “trong thời gian qua, do ĐKKD đơn giản, nhiều DN vận tải biển được thành lập với năng lực khai thác của các chủ tàu rất hạn chế, kinh doanh khó khăn, nợ quá hạn kéo dài, thu không bù được các chi phí… Do đó, cần thiết phải bổ sung một số điều kiện nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh vận tải biển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển”.

Luồn lách để tồn tại

Trong khi các bộ, ngành, thậm chí cả địa phương, “vô tư” ban hành ĐKKD suốt những năm qua thì DN phải tìm mọi cách luồn lách để tồn tại.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, cho rằng một chỉ thị của địa phương thôi cũng khiến DN lao đao. Năm 2010, Hà Nội có chỉ thị tạm dừng cấp phép kinh doanh taxi nên nhà đầu tư phải thành lập DN ở các tỉnh lân cận rồi mang xe về TP này kinh doanh. Như vậy, trong thực tế, chỉ thị hạn chế kinh doanh taxi không có hiệu quả nhưng lại làm tăng thêm chi phí cho DN vì phải đi đường vòng.

Luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư:

Không giảm mà còn tăng

Sau 16 năm có Luật DN, số giấy phép con do các bộ, ngành, địa phương ban hành trái luật không những không giảm đi mà còn tăng vọt. Không cần phải chờ đến ngày 1-7, hàng ngàn quy định tại các thông tư không được nâng cấp thành nghị định mới là trái luật mà vấn đề này đã diễn ra cả chục năm qua.

Năm 2000, Nghị định 03/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DN đã ghi rõ những văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành hoặc cấp chính quyền địa phương ban hành mà không căn cứ vào luật, pháp lệnh, nghị định quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ĐKKD các ngành nghề đó đều không có hiệu lực thi hành. Luật DN 2005 cũng quy định rõ bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ĐKKD. Luật Đầu tư 2014 một lần nữa nhắc lại vấn đề này với một điểm khác biệt là Chính phủ cũng không còn được ban hành ĐKKD như trước đây.

Theo Luật Đầu tư, chỉ còn 268 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nếu cứ chép lại ĐKKD trong các thông tư vào nghị định hay căn cứ ban hành ĐKKD không có cơ sở hợp lý thì không những gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh mà còn trái với Luật Đầu tư.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam:

Làm méo mó thị trường

ĐKKD đặt ra là vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Nếu không công tâm và hiểu đúng về các quy định này, ĐKKD sẽ rất mù mờ, như: quy định vốn pháp định, kho chứa gạo đối với DN kinh doanh gạo hay quy định số lượng vỏ bình gas, dung tích bể chứa, số lượng đại lý đối với DN kinh doanh gas. Nó sẽ là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nhóm lợi ích, làm méo mó thị trường. Nó cũng tạo ra cơ chế xin – cho, kiểm tra thường xuyên… là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.

Chính vì vậy, cuộc chiến với giấy phép con đã dai dẳng suốt gần 20 năm qua. Có những ĐKKD được loại bỏ nhưng cuối cùng lại được khôi phục với tính chất phức tạp hơn.

Lẽ ra, việc rà soát ĐKKD đề loại bỏ những quy định không hợp lý phải được tiến hành từ 2 năm trước. Tuy nhiên, vấn đề này đã không được thực hiện đúng tiến độ. Chỉ đến khi Thủ tướng không cho lùi, các bộ, ngành mới chạy đua nước rút thực hiện. Cách làm việc như vậy có thể dẫn đến tình trạng nhiều ĐKKD chỉ thay vỏ chứ không có chuyển biến về chất lượng.

Tô Hà

Theo NTD

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, nhiều kết quả quan trọng

Hệ thống pháp luật về t.iền tệ, hoạt động ngân hàng giai đoạn 2011-2015 đã được hoàn thiện và phát triển vượt bậc, góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, kiểm soát, xử lý nợ xấu, quản lý thị trường vàng...

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, nhiều kết quả quan trọng - Hình 1

Năm 2014, NHNN xếp thứ nhất trên 14 bộ, ngành về tổ chức thi hành pháp luật

Trong giai đoạn 2011-2015, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. NHNN đã xây dựng, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành 205 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 2 luật, 1 pháp lệnh, 20 nghị định, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 169 thông tư của NHNN và 5 thông tư liên tịch.

Đặc biệt, NHNN đã rà soát, bãi bỏ, thay thế hơn 700 văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp ra khỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của ngành ngân hàng và lần đầu tiên, NHNN đã hệ thống hóa, công bố các danh mục đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng còn hiệu lực, hết hiệu lực và cần sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Kết quả này là cơ sở để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng, đồng thời là t.iền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng thống nhất, tạo thuận lợi cho việc tra cứu và thực thi pháp luật.

Nhờ đó, kết quả xếp hạng hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của NHNN 2014 (MEI 2014) đã được cải thiện rõ rệt, thuộc nhóm các bộ, ngành dẫn đầu. Cụ thể, NHNN xếp thứ nhất trên 14 bộ, ngành (tăng 7 bậc so với MEI 2012) về tổ chức thi hành pháp luật và xếp thứ 2/14 về rà soát, kiểm tra tổng kết thi hành pháp luật. Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) hàng năm của NHNN cũng luôn thuộc nhóm đứng đầu.

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, nhiều kết quả quan trọng - Hình 2

Ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước

Về điều hành chính sách t.iền tệ

5 năm qua, NHNN đã ban hành hơn 20 thông tư về điều hành lãi suất huy động, cho vay; các thông tư về tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, chiết khấu giấy tờ có giá, thị trường mở, cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho NHNN điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách t.iền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, giúp ổn định giá trị đồng t.iền, kiềm chế lạm phát, giảm đáng kể mặt bằng lãi suất cho vay đối với DN, hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn cho DN và giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Về cơ cấu lại hệ thống TCTD

Trên cơ sở quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN đã ban hành nhiều văn bản tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao chất lượng quản trị điều hành của TCTD, tính an toàn, lành mạnh, minh bạch của hệ thống TCTD, từng bước áp dụng các thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế, tạo nền tảng cho các TCTD hoạt động an toàn.

Cụ thể, NHNN ban hành Thông tư 39/2011/TT-NHNN về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 44/2011/TT-NHNN về quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55, Luật Các TCTD.

Nhằm hoàn thiện một cách đồng bộ khuôn khổ pháp lý để xử lý TCTD yếu kém, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2012/TT-NHNN về cho vay đặc biệt, theo đó, NHNN hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD yếu kém thông qua việc cho vay đặc biệt đối với các TCTD bị kiểm soát đặc biệt, hoặc bị sự cố nghiêm trọng dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Ban hành Thông tư 07/2013/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt, tạo cơ sở pháp lý để NHNN áp dụng sớm các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ.

Để có chế tài xử lý hành vi vi phạm, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực t.iền tệ, hoạt động ngân hàng; phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, xây dựng các tội phạm trong lĩnh vực t.iền tệ, hoạt động ngân hàng trong Bộ luật Hình sự 2015.

Đáng chú ý, NHNN ban hành Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức lại TCTD, với các biện pháp xử lý TCTD dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam. Ban hành Thông tư 38/2014/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 01, trong đó có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỷ lệ cổ phần vượt mức 30% trong trường hợp tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém.

Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 34/2011/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của TCTD; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 48/2013/QĐ-TTg về góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt; phối hợp với Tòa án Nhân dân Tối cao soạn thảo chương riêng về phá sản TCTD trong Luật Phá sản 2014.

Về xử lý nợ xấu

Để tạo lập khuôn khổ pháp lý triển khai hoạt động này, các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý nợ xấu đã được NHNN ban hành như: Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Các thông tư này đã tiếp cận gần hơn với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đồng thời có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, cũng như đặc thù của từng loại hình TCTD.

Thay đổi lớn nhất của cơ chế mới này là yêu cầu phân loại, trích lập dự phòng rủi ro cho tất cả các loại tài sản có của TCTD, sử dụng kết quả phân loại thống nhất đối với một khách hàng, thay vì từng khoản vay/tài sản có như trước đây và đưa ra lộ trình phù hợp để áp dụng đầy đủ các quy định tại các thông tư.

Bên cạnh đó, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Sau đó, NHNN đã ban hành đầy đủ các thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của VAMC; trình Chính phủ ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP để xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong hoạt động của VAMC.

Nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của TCTD, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2015/TT-NHNN về mua bán nợ; phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6/6/2014 hướng dẫn chi tiết việc thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm.

Về quản lý thị trường vàng

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng trong nước, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quan trọng như: Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg về mua bán vàng miếng của NHNN; Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP; Thông tư 06/2013/TT-NHNN về hướng dẫn mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN; các thông tư về chấm dứt huy động, cho vay bằng vàng...

Các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý cho NHNN triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để lập lại trật tự trên thị trường vàng như chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, thiết lập mạng lưới kinh doanh vàng miếng mới, chấm dứt việc sản xuất vàng miếng của các doanh nghiệp, TCTD...

Kết quả thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng những năm qua cho thấy, quyền sở hữu, tích trữ, mua, bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ; thị trường vàng được sắp xếp lại một cách cơ bản; trật tự, kỷ cương trên thị trường đã được xác lập, tạo t.iền đề phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân; ngăn chặn được ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng được nâng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế; tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng được kiểm soát; vàng miếng không được sử dụng làm phương tiện thanh toán; tiến tới từng bước huy động được nguồn lực vàng trong dân phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về chính sách ngoại hối

NHNN đã xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản về ngoại hối, cụ thể: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối; Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và gần 20 thông tư hướng dẫn, trong đó có nhiều thông tư quan trọng như Thông tư 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Thông tư số 02/2012/TT-NHNN về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối; các thông tư về cho vay ngoại tệ...

Kết quả, từ cuối năm 2011 đến nay, thị trường ngoại tệ được kiểm soát, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng đáng kể, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước

Đặc san Toàn cảnh ngân hàng 2016

Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Sở GD-ĐT vào cuộc vụ giám thị ký nhầm giấy thi, làm thí sinh mất 20 phút làm bài
15:30:02 03/07/2024
Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
Diệp mất tích, Soanh lo lắng, cầu xin Chưa Biết buông tha cho vợ cũ?
13:30:17 03/07/2024
Bạn thân Vũ Linh lên tiếng chuyện Vũ Luân cạch mặt Hồng Loan, bênh vực chị Ni
14:17:14 03/07/2024
Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"
12:45:27 03/07/2024
Phạm Như Phương ung dung vui vẻ bên bạn trai dù bị gần 100.000 người quay lưng
14:43:23 03/07/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Vội vàng ly hôn với vợ để rước nhân tình đang mang thai con trai về nhà, tôi nhận lấy cái kết chua chát ngay sau đó

Góc tâm tình

18:33:52 03/07/2024
Đến ngày đưa vợ mới đi khám thai, tôi càng mong chờ con trai chào đời. Nhưng chỉ với một câu nói của cô ta, tôi như c.hết tại chỗ.

Gia vị quen thuộc này hóa ra lại là 'khắc tinh' của nhiều bệnh thường gặp

Sức khỏe

18:21:52 03/07/2024
Tuy nhiên, ít ai biết rằng riềng còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời và là khắc tinh của nhiều loại bệnh thường gặp.

Gợi ý thực đơn bữa cơm mùa hè đủ đầy dinh dưỡng với 3 món dễ nấu

Ẩm thực

18:09:37 03/07/2024
Hãy thử tham khảo gợi ý thực đơn cơm tối tuyệt vời với 3 món dễ nấu sau đây. Không những thơm ngon, hấp dẫn mà còn cực kỳ phù hợp để xua tan cái nóng của mùa hè.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Vớ phải thợ học việc, chồng chị Thoa bị xăm sai chính tả

Phim việt

18:05:15 03/07/2024
Chồng chị Thoa trông vậy những cũng là người hết sức lãng mạn. Trong lần trở về nhà lần này, để tạo bất ngờ cho vợ, chồng chị đã quyết định làm một điều đặc biệt.

Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt

Sao việt

17:58:12 03/07/2024
Chồng là thiếu gia nổi tiếng trong giới kinh doanh, vợ lại là sao nữ đình đám Vbiz nên khối tài sản của cả hai sau khi về chung một nhà cũng là chủ đề được quan tâm hơn cả.

NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay

Tv show

17:26:26 03/07/2024
Sau khi thông tin và hình ảnh Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa được chia sẻ, đông đảo khán giả không khỏi bức xúc.

Nhóm bị cáo mua đi bán lại cô gái 18 t.uổi lĩnh án

Pháp luật

17:24:55 03/07/2024
N. bị các đối tượng bán đi bán lại nhiều lần và lần cuối cùng N. bị những đối tượng này đem bán sang Campuchia với giá 1.300 USD.

Giải mã sức hút The Secret Of Us (Bí Mật Của Chúng Ta)

Phim châu á

17:23:40 03/07/2024
Nếu nói về series bách hợp trong tháng 6-7/2024, thì bộ phim được xem nhiều nhất, cặp đôi hot nhất hiện nay có lẽ là hai cô nàng xinh đẹp Lingling Kwong và Orm Kornnaphat từ tác phẩm The Secret Of Us (tựa Việt: Bí Mật Của Chúng Ta) của ...

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

Thế giới

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Rộ tin Diệp đã sống chung người tình dù chưa ly hôn Soanh, CĐM phẫn nộ chỉ trích

Netizen

17:11:43 03/07/2024
Diệp ngoại tình , Diệp lộ bản ghi âm thú nhận ngoại tình , là những từ khóa được tìm kiếm rầm rộ trên mạng xã hội những ngày qua. Hiện tại, cư dân mạng vẫn đang chấm hóng diễn biến mới của drama này.

'Hoàng tử V-pop' ở ẩn 10 năm: Tôi mua vài căn hộ khách sạn và đầu tư thuận lợi

Nhạc việt

17:11:09 03/07/2024
Trong 10 năm ở ẩn , Hoàng Hải thừa nhận anh được trải nghiệm cuộc sống thú vị, khác biệt đến mức anh từng nghĩ sẽ không quay lại sân khấu nữa.