Cổ phần hóa TKV gặp khó, có thể phải lùi đến năm 2022

Theo dõi VGT trên

Có thể phải đến hết năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ( TKV) mới có thể hoàn tất cổ phần hóa.

Cổ phần hóa TKV gặp khó, có thể phải lùi đến năm 2022 - Hình 1

Tiến trình cổ phần hóa TKV gặp khó

Trong văn bản gửi đến ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) gần đây, ban lãnh đạo TKV đã nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác cổ phần hóa TKV.

Đầu tiên phải kể đến các công nợ khó đòi.

Tại thời điểm kết thúc ngày 30/6/2020, TKV đang có khoản khó đòi 13,26 tỷ đồng là cổ tức của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu.

Phía TKV cho biết tập đoàn đã thực hiện lưu ký chứng khoán của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An từ năm 2007. Theo đó ngày 6/6/2012, Công ty Cổ phần Than Cọc 6 đã chuyển 13,26 tỷ đồng t.iền cổ tức năm 2011 của TKV vào tài khoản của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (chi nhánh Hà Thành) để Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An chuyển trả TKV theo quy định.

Tuy nhiên đến nay, TKV chưa thu hồi được khoản cổ tức này do Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An lâm vào tình trạng phá sản. TKV đã có các văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị xem xét quyền lợi của TKV và nghĩa vụ của các đơn vị liên quan trong việc TKV không nhận được khoản cổ tức 13,26 tỷ đồng nói trên.

Ngày 30/11/2018, Bộ Tài chính có Công văn số 14973/BTC-TCDN trả lời TKV: “Do cơ quan cảnh sát điều tra chưa có kết luận liên quan đến đối tượng phải thanh toán cho TKV khoản cổ tức được nhận từ Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu, vì vậy Bộ Tài chính chưa có cơ sở để hướng dẫn TKV hạch toán khoản nợ phải thu khó đòi cũng như việc trích lập dự phòng của khoản nợ phải thu khó đòi nêu trên”.

Đến nay, vụ việc của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An vẫn đang trong quá trình xử lý, TKV chưa thu được khoản cổ tức trên.

Tiếp đó là khoản công nợ phải thu khó đòi Công ty đầu tư thương mại và phát triển Hà Nội – Chi nhánh Đà Nẵng ( HAPEXCO Đà Nẵng) được chuyển về TKV từ Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ (TMS) năm 2007. Số công nợ phải thu đến nay là 61,48 tỷ đồng.

Năm 2001, Chi nhánh Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ (MTS) thực hiện ký 3 hợp đồng ủy thác nhập khẩu phôi thép cho Công ty Đầu tư và phát triển Hà Nội (HAPEXCO).

Thực hiện các Hợp đồng trên, MTS đã giao hàng cho HAPEXCO nhưng chỉ thu được 7.982.886.327 đồng, còn lại 62.782.439.166 đồng không đòi được. Tính đến năm 2007, công ty đã trích lập dự phòng công nợ khó đòi toàn bộ số t.iền trên.

MTS đã nhiều lần làm việc với HAPEXCO nhưng việc thu hồi công nợ không tiến triển được. Ngày 2/10/2012, MTS đã gửi Tòa án nhân dân TP Hà Nội đơn khởi kiện HAPEXCO, đồng thời MTS tiến hành các thủ tục pháp lý và công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp giải quyết.

Tại Quyết định số 09/TĐC-KTST ngày 21/7/2003, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế xử lý tranh chấp giữa Công ty MTS và HAPEXCO do Giám đốc 2 chi nhánh Công ty là Phạm Công Ngà và Lê Việt Dũng đều bỏ trốn ra nước ngoài.

Hiện nay, tòa án vẫn chưa có phán quyết cuối cùng. TKV đã thuê tư vấn luật để bảo vệ quyền lợi của tập đoàn và cho biết sẽ cập nhật kết quả vụ án khi có diễn biến mới, báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bên cạnh các khoản công nợ khó đòi, tiến trình cổ phần hóa TKV cũng đang vướng ở một số dự án đang dừng triển khai.

Video đang HOT

Thứ nhất là chi phí thực hiện Dự án đầu tư Cảng Kê Gà Bình Thuận 88,7 tỷ đồng.

Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2006, đến năm 2014 dự án dừng đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ. Từ đó đến nay, TKV và tỉnh Bình Thuận cùng phối hợp để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp liên quan do dừng dự án đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Trong giá trị 88,7 tỷ đồng, bao gồm 65,1 tỷ đồng chi phí TKV đã tạm ứng cho tỉnh Bình Thuận để chi trả cho các doanh nghiệp trong năm 2018.

Ngày 22/4/2019, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có Công văn số 441/UBQLV-NL báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ dừng dự án Cảng Kê Gà – Bình thuận. Ngày 29/5/2019, Bộ Tư pháp có văn bản số 1953/BTP-PLDSKT báo cáo Chính phủ về việc ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ dừng dự án cảng Kê Gà. Theo đó, Bộ Tư pháp đề xuất giao UBND tỉnh Bình Thuân phê duyệt phương án và phối hợp với TKV tổ chức thực hiện.

Ngày 20/6/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4970/VPCP-NN gửi Bộ Tư pháp thống nhất theo đề xuất của Bộ Tư pháp tại văn bản số 1953/BTP- PLDSKT ngày 29/5/2019.

Thứ hai là chi phí dở dang Dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy Công ty TNHH MTV cơ khí đóng tàu – Vinacomin số t.iền 157 tỷ đồng được bàn giao về TKV.

Ngày 26/12/2019, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản số 2138/UBQLV-NL gửi TKV về việc xử lý tài sản dở dang, theo đó, Ủy ban chỉ đạo TKV thực hiện kiểm điểm việc dừng dự án theo văn bản của Bộ Tài chính, làm rõ việc tiếp tục thực hiện hay dừng dự án, hoàn thiện phương án xử lý tài sản theo quy định pháp luật.

Hiện nay TKV đang đã tiến hành kiểm điểm xong để triển khai thực hiện các bước tiếp theo và cho biết sẽ báo cáo Ủy ban trong thời gian tới.

Thứ ba là Dự án Khu lấn biển hình thành cụm Công nghiệp Cẩm Phả 107,4 tỷ đồng.

Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2005, chi phí thực hiện chủ yếu là chi phí san lấp mặt bằng, giá trị thực hiện Dự án theo Báo cáo kiểm toán đến nay là 107,4 tỷ đồng.

Ngày 15/1/2018, TKV có Quyết định số 71/QĐ-TKV về việc phê duyệt chủ trương dừng triển khai đầu tư Dự án và có Văn bản số 288/TKV-ĐT giao Ban quản lý dự án chuyên nghành mỏ Than – TKV thực hiện quản lý và quyết toán các chi phí đã thực hiện Dự án làm cơ sở xác định giá trị thu hồi. TKV đã ban hành Quyết định số 2099/QĐ-TKV ngày 9/12/2019 thành lập Tổ công tác thực hiện thẩm tra các chi phí thực hiện dự án do dừng đầu tư để trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Ngoài ra, TKV cũng gặp một số vướng mắc khác liên quan đến tài sản hình thành từ nguồn Quỹ phúc lợi và nguồn xã hội hóa.

Đề xuất lùi thời hạn hoàn tất cổ phần hóa đến hết năm 2022

Phía TKV cho biết theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, để cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quyết định cổ phần hóa thì trước đó phải có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt. Vì vậy, tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ – TKV hoàn toàn phụ thuộc vào Phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của TKV đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

“Các cơ sở nhà, đất của TKV là rất lớn, nằm ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau, vì vậy theo tính toán của TKV dự kiến phải hết tháng 10/2020 mới hoàn thiện việc lập các biên bản hiện trang các cơ sở nhà đất. Trên cơ sở các biên bản hiện trạng đó, Ủy ban Quản lý Nhà nước tại doanh nghiệp cần có thời gian để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính. Vì vậy, thời gian phê duyệt được Phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của TKV dự kiến hoàn thành trong quý II/2021″, báo cáo của TKV cho hay.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Tài chính đang chủ trì việc sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Nếu Nghị định được sửa đổi theo hướng đối tượng thực hiện sắp xếp các cơ sở nhà, đất đến tận doanh nghiệp cấp II (công ty con của các tập đoàn, tổng công ty) thì việc phê duyệt Phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của Công ty mẹ – TKV không thể hoàn thành trong quý II/2021.

Do đó, ban lãnh đạo TKV đề xuất lùi thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp về ngày 1/10/2021; thời điểm chuyển thành công ty cổ phần lùi về ngày 31/12/2022.

Cổ phần hóa TKV gặp khó, có thể phải lùi đến năm 2022 - Hình 2
Đến hết năm 2022 mới có thể hoàn tất cổ phần hóa TKV

Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua chiến lược

Bỏ vốn mạnh vào các ngành sản xuất, chế biến với mục đích tiếp cận thị trường có tiềm năng lớn đang là xu hướng nổi lên khá rõ qua giao dịch của khối ngoại gần đây.

Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua chiến lược - Hình 1

Chuyện ở Petrolimex

ENEOS Corporation (Nhật Bản) vừa hoàn tất việc mua vào 13 triệu cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Lệnh mua được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn công bố thông tin cho thấy động thái quyết liệt và kế hoạch đã được dự liệu từ trước. Số cổ phần trên chiếm 1% vốn của Petrolimex.

ENEOS Corporation tưởng là cái tên mới toanh, nhưng thực ra lại không lạ lẫm gì với Petrolimex. Bởi ENEOS Corporation là công ty mẹ của JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, đơn vị đang sở hữu 103,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 8% vốn điều lệ của Petrolimex.

Tập đoàn này công bố đổi tên từ JX thành ENEOS từ cuối năm ngoái và thực hiện việc đổi tên từ tháng 6 năm nay.

Như vậy, cổ đông Nhật Bản đã tăng sở hữu từ 8% lên 9% vốn điều lệ Petrolimex. Số liệu cập nhật nhất của Petrolimex cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu gần 15% vốn của Tập đoàn. So với tỷ lệ tối đa là 20%, con số này chưa lấp kín. Tuy nhiên, ngoài ENEOS Corporation, các nhà đầu tư còn lại chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, đầu tư cá nhân thu lợi tài chính.

Với cổ đông lớn Nhật Bản, họ đã nhiều lần thể hiện nguyện vọng được gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Petrolimex.

Hoạt động cùng ngành nghề kinh doanh nhiên liệu, thị trường của ENEOS Corporation tại Nhật Bản đã tới giai đoạn bão hòa và họ muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các thị trường khác.

Thị trường Việt Nam, thông qua hợp tác với Petrolimex, là cơ hội lý tưởng, đặc biệt khi JXE nắm tất cả các khâu "thượng nguồn" lẫn "hạ nguồn" trong lĩnh vực dầu khí, tức là từ khai thác, lọc hoá dầu đến cung ứng sản phẩm.

Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu tối đa dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex chỉ có 20% khiến các nhà đầu tư Nhật Bản khó có thể tham gia sâu hơn vào công tác quản trị của doanh nghiệp.

Nhóm người đại diện vốn nhà nước tại Petrolimex trước đây đã vài lần đề xuất Bộ Công Thương, Chính phủ cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như một chính sách nhằm gia tăng sức cầu cho đợt thoái vốn nhà nước tại Petrolimex xuống 51%.

Họ còn so sánh rằng tại sao cùng là doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh xăng dầu, PVOil thì được áp dụng room 49%, còn họ chỉ có 20%. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp thuận.

Hiện Petrolimex có hai cổ đông lớn là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sở hữu 75,87%) và JX Nippon Oil & Energy Việt Nam (sở hữu 8% và mới đây tăng thêm 1% từ Tập đoàn mẹ). Nhìn trong mối tương quan trên, tiếng nói của cổ đông Nhật Bản khó có thể có trọng lượng tại Petrolimex.

Các tài liệu được công bố của Petrolimex cũng chưa cho thấy rõ nét lợi ích gì sâu rộng về mặt sản phẩm, dịch vụ với Tập đoàn Nhật Bản. Tuy nhiên, bỏ qua vấn đề này (mặc dù giới chuyên gia cho rằng đây là mục đích đầu tư của các tập đoàn nước ngoài khi bỏ vốn chiến lược vào các doanh nghiệp Việt Nam), JX vẫn thu lợi lớn với Petrolimex.

Cụ thể, JX mua cổ phiếu PLX với giá xấp xỉ 39.000 đồng/cổ phần, hiện thị giá PLX đạt trên 51.000 đồng/cổ phiếu, chưa kể Tập đoàn đã chia cổ tức bằng t.iền trong các năm sau cổ phần hóa với tỷ lệ tổng cộng tới 100%.

Trước câu hỏi về việc có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu tại PLX thêm vài chục phần trăm vốn điều lệ không, đại diện JX từng trả lời: "Chúng tôi sẽ cân nhắc khả năng tài chính để có thể đáp lại "lời mời" cũng như tiếp tục là cổ đông chiến lược quan trọng của Petrolimex". Vị này cũng cho biết thêm, Tập đoàn mẹ sẽ tiếp tục thẩm định các kế hoạch đầu tư của Petrolimex và những diễn biến thực tế của cổ phiếu PLX kể từ khi niêm yết trên HoSE để quyết định.

Bên cạnh lộ trình thoái vốn nhà nước tại Petrolimex xuống 51%, hiện Petrolimex vẫn còn 75,1 triệu cổ phiếu quỹ.

Đến quyết định mạnh tay ở Dược Hà Tây

Mới đây, Công ty Dược phẩm ASKA (Nhật Bản) đã mua hơn 6,5 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (Hataphar, mã chứng khoán DHT), tương đương 24,9% cổ phần.

Trước đó, Dược phẩm Hà Tây dự kiến chỉ phát hành hơn 5,2 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, với mức giá dự kiến 70.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu DHT hiện giao dịch ở mức 60.000 đồng/cổ phiếu.

ASKA là hãng dược 100 năm t.uổi của Nhật Bản, có kỳ vọng sự kết hợp giữa năng lực công nghệ sản xuất và phát triển dược phẩm của mình với cấu trúc thương mại của Dược phẩm Hà Tây tại Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho cả hai và cho cổ đông.

Dược phẩm Hà Tây đang thực hiện dự án nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar, với vốn đầu tư 1.350 tỷ đồng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Dự kiến, công suất hàng năm của nhà máy này là hơn 2 tỷ đơn vị tân dược, thuốc có chứa hormone và hơn 700 triệu đơn vị sản phẩm thuốc từ dược liệu. Nhà máy sẽ sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, dự kiến hoàn thành và đưa vào sản xuất - kinh doanh trong quý II/2023.

Bóng dáng nhà đầu tư ngoại trong các doanh nghiệp dược Việt Nam là rất lớn.

Bóng dáng nhà đầu tư ngoại trong các doanh nghiệp dược Việt Nam là rất lớn. Chẳng hạn, Taisho (Nhật Bản) đã sở hữu trên 51% cổ phần Dược Hậu Giang, Deawoong (Hàn Quốc) sở hữu trực tiếp và gián tiếp trên 40% Traphaco, Abbott (Mỹ) sở hữu gần 60% Domesco...

Tiềm năng thị trường tiêu dùng Việt Nam, cũng như cửa ngõ từ Việt Nam vươn ra khu vực Đông Nam Á là mục tiêu các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ mạnh tay bỏ vốn vào doanh nghiệp dược Việt Nam.

Thị trường còn sôi động

91 doanh nghiệp thuộc diện phải cổ phần hóa trong những tháng còn lại của năm 2020. Đây là thông tin trên báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính).

Cơ quan này cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2020 đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg.

Tính lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là trên 443.500 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn nhà nước là trên 207.100 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 5 tháng còn lại năm 2020 là 91
doanh nghiệp.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 được cơ quan quản lý đ.ánh giá có tác động tiêu cực đến việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn và thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, đối tượng cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.

Tuy nhiên, sức cầu ngoại đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn sản xuất lớn vẫn rất dồi dào. Nếu các nguyên nhân chủ quan được khắc phục, không hẳn việc bán cổ phần khó khăn.

Chưa kể thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu đang diễn biến tích cực hơn so với dự đoán của nhiều cơ quan quản lý và thành viên thị trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cổ phần hóa, thoái vốn.

Trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp mới đây có nêu rõ: đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024
Hùng Didu bị kênh TikTok tố "kiếm like" vụ Phanh nè mất tích, tiết lộ chiêu trò
09:40:01 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Hà Thanh Xuân hậu chia tay "Vua cá Koi": Chăm đi du lịch, mua sắm hàng hiệu, thường kề cạnh bên một sao nam đình đám

Sao việt

15:05:52 29/06/2024
Gần 1 năm hậu công bố chia tay Vua cá Koi , ca sĩ Hà Thanh Xuân vẫn vướng vào những ồn ào liên quan đến người cũ.

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

Tin nổi bật

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

Thế giới

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Mark Lee nhân tố đáng gờm của giải trí Hàn Quốc, SM khen ngợi hết lời

Sao châu á

14:55:56 29/06/2024
Trước khi chính thức ra mắt, Mark Lee đã được SM Entertainment ưu ái cho tham gia vào nhiều dự án như SM Rookies hay đóng MV cùng đàn anh EXO để tăng độ nhận diện, điều này đã trờ thành bàn đạp để anh thành công

Thế nào là ngôi nhà chuẩn phong thủy? Chuyên gia chỉ ra những quan niệm sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Trắc nghiệm

14:52:20 29/06/2024
Một ngôi nhà chuẩn phong thủy cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng chuyên gia phong thủy giải đáp những thắc mắc trên.

"Trạm cứu hộ trái tim": Không thể ngờ cuối phim lại có nhân vật "hèn hạ" hơn cả An Nhiên, kết buồn là xứng đáng!

Hậu trường phim

14:41:48 29/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim đang đi tới những tập cuối với nhiều tình tiết kịch tính, những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào, những nút thắt dần được gỡ.

Isaac thể hiện ra sao tại 'Anh trai say hi'?

Tv show

14:32:57 29/06/2024
Sau 2 tập Anh trai say hi lên sóng, Isaac đang nhận được chú ý bởi hình ảnh một người trưởng nhóm lĩnh hội đủ yếu tố.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.

Thanh Hương nhan sắc ngọt ngào không tì vết dù U40, thở thôi cũng thấy đẹp

Đẹp

14:16:28 29/06/2024
Kể từ sau đổ vỡ hôn nhân, Thanh Hương đã có màn thay đổi ngoạn mục từ công việc cho đến nhan sắc. Trên trang cá nhân, bà mẹ hai con chăm chỉ cập nhật những khoảnh khắc khoe nhan sắc n.óng b.ỏng và nhận về rất nhiều lượt thả tim

"Thần dược" bổ thận cho nam giới, ăn 2 lần mỗi tuần để cải thiện và tràn đầy sinh lực

Kiến thức giới tính

13:45:00 29/06/2024
Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo gợi ý 10 cách mặc đồ sáng màu, áp dụng đi du lịch càng đẹp

Phong cách sao

13:26:02 29/06/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo được mệnh danh là thần tiên tỷ tỷ bởi nhan sắc nhẹ nhàng, tao nhã. Phong cách thời trang của cô cũng rất phù hợp với vẻ đẹp dịu dàng.