Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh

Theo dõi VGT trên

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; t.ử v.ong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà đều tăng số ca mắc.

Mùa hè đã đến, nhu cầu đi lại, giao lưu nhiều, nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao trong khi vẫn còn khoảng trống miễn dịch do thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng vào thời điểm trước. Làm thế nào để giảm ca mắc, giảm t.ử v.ong, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch bệnh trong mùa hè, phóng viên Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) xung quanh vấn đề này.

Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh - Hình 1
PGS.TS Trần Đắc Phu.

Phóng viên (PV): Ông đ.ánh giá thế nào về dịch bệnh mùa hè năm nay, liệu có diễn biến bất thường hay không?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Dịch bệnh phát sinh, phát triển dựa vào một số yếu tố chính là tự nhiên (mùa) và xã hội. Mùa hè thường xảy ra các bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá; yếu tố xã hội là người dân giao lưu đi lại nhiều, ăn uống tập trung đông người và miễn dịch cộng đồng thấp (nếu tỷ lệ cộng đồng đó được tiêm vaccine phòng các bệnh thấp) là nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm. Mùa hè thức ăn khó bảo quản hơn, có thể xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc…

Trong thời gian đại dịch COVID-19, một số người không tiêm chủng, do phong toả để phòng bệnh, do thiếu vaccine cục bộ trong tiêm chủng mở rộng, thiếu vaccine 5 trong 1, sởi, rubella… dẫn đến một số bà mẹ không được tiêm vaccine, không có miễn dịch. Trẻ sinh ra không có miễn dịch vì không có kháng thể của mẹ truyền cho con, vì vậy có thể mắc bệnh trước khi đến t.uổi tiêm chủng.

Có thể nhận thấy, một số dịch bệnh có chiều hướng gia tăng hoặc xuất hiện trở lại như: Bệnh bạch hầu đã vắng bóng vài chục năm nhưng thời gian qua ở các tỉnh phía Bắc đã xuất hiện như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, đây là hiện tượng khác thường; bệnh ho gà xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt tăng tại Hà Nội; bệnh sởi gia tăng cục bộ; ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra ở Khánh Hoà, Tây Ninh, Quảng Nam…; bệnh dại cũng có chiều hướng gia tăng… Dịch bệnh có thể bất thường so với mọi năm, nguyên nhân do các yếu tố như tôi nói ở trên, nhưng đều nằm trong dự báo được. Vì thế, người dân không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng.

PV: Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận số ca mắc sởi tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, liệu đây có phải là chu kỳ 4-5 năm bùng phát của dịch sởi? Làm thế nào để không lặp lại hậu quả dịch sởi vào năm 2014 khiến hơn 100 t.rẻ e.m t.ử v.ong?

Video đang HOT

PGS.TS Trần Đắc Phu: Bệnh sởi đã được khống chế bằng vaccine, thời gian qua có sự gia tăng do dịch COVID-19, nhiều trẻ không được tiêm chủng, vì thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nên không có miễn dịch. Sởi có chu kỳ 4-5 năm sẽ bùng một đợt dịch lớn. Dù tỷ lệ tiêm vaccine sởi cao (90-95%) thì vẫn còn 5-10% trẻ không được tiêm vaccine. Tích lũy 5 năm sẽ có 50% trẻ sinh ra trong 1 năm có nguy cơ mắc sởi và như vậy con số mắc tuyệt đối rất cao vì khả năng lây lan của sởi là rất mạnh, có thể nói những ai chưa được tiêm chủng mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi đều có thể bị lây bệnh.

Bên cạnh đó, trong 2 năm đại dịch COVID-19, do bị phong toả nên các bà mẹ đã không tiêm vaccine phòng bệnh nên không có miễn dịch truyền cho con, trẻ sinh ra có thể sẽ mắc sởi trước 9 tháng (t.uổi tiêm vaccine). Số trẻ không được bảo vệ bởi vaccine tăng dần qua các năm và thành một số lượng lớn, nên khi dịch xảy ra nguy cơ bùng phát là rất cao. Đây cũng là lý do vì sao giới chuyên môn thường nói tới chu kỳ dịch sởi 4-5 năm/lần.

Như chúng ta đã biết, năm 2014 và 2019 là hai chu kỳ dịch sởi bùng phát mạnh, đặc biệt năm 2014 đã có hơn 100 trẻ t.ử v.ong vì căn bệnh này. Năm 2024 theo chu kỳ 5 năm, có thể bùng phát dịch. Để phòng bệnh, bên cạnh nhóm tiêm đúng lịch (mũi 1 lúc 9 tháng t.uổi và mũi nhắc lại lúc 18 tháng t.uổi), ngành Y tế cần có kế hoạch tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

PV: Không chỉ sởi, mà một số bệnh truyền nhiễm cũng đang gia tăng như ho gà, thuỷ đậu, tay chân miệng, rubella… xin ông cho biết nguyên nhân của sự gia tăng này và cách phòng ngừa? Có nhiều trường hợp đã tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh nhưng vì sao vẫn mắc?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Nguyên nhân dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm tăng như đã nói ở trên là do vấn đề tiêm vaccine còn khoảng trống, miễn dịch cộng đồng giảm, dịch bệnh gia tăng. Ngành Y tế cần khuyến cáo tuyên truyền cho người dân hiểu biết các biện pháp phòng bệnh, bệnh nào có công thức để phòng bệnh đó. Bệnh hô hấp phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng; bệnh tiêu hoá thì ăn chín uống chín, rửa tay xà phòng; bệnh do tiếp xúc trực tiếp phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, cách ly với người bị nhiễm bệnh, trẻ nhỏ cho nghỉ học khi bị bệnh; người nhiễm bệnh không nên tiếp xúc với người khác, nếu người lành tiếp xúc với người nghi ngờ thì phải dự phòng đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng. Bệnh chân tay miệng lây theo đường tiêu hoá, nên phải rửa dụng cụ để không lây cho trẻ qua đường ăn uống.

Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh - Hình 2
Trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm phòng vaccine đầy đủ.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tiêm vaccine đầy đủ những mũi cơ bản và tuân thủ tiêm nhắc lại. Thời gian qua do thiếu vaccine vì dịch COVID-19 thì nay phải tiêm vét, tiêm bù. Được biết, trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tiêm vaccine phòng bạch hầu cho một số địa phương. Ví dụ năm 2015 chúng ta triển khai tiêm chiến dịch vaccine sởi – rubella cho toàn bộ trẻ từ 1-14 t.uổi để khống chế dịch sởi

Về việc nhiều trẻ đã tiêm đủ mũi vaccine nhưng vẫn mắc bệnh đây là chuyện bình thường vì vaccine đạt hiệu quả ở mức độ nhất định. Tác dụng của vaccine cao nhất chỉ đạt hiệu quả 90%, còn 10% vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, chưa kể có vaccine chỉ đạt hiệu quả 70-80%. Nhưng người đã tiêm vaccine phòng bệnh, khi mắc bệnh sẽ nhẹ hơn.

PV: Ông dự báo năm nay dịch sốt xuất huyết sẽ diễn biến thế nào khi số ca mắc tại Hà Nội từ đầu năm đến nay đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái? Dịch sốt xuất huyết có còn theo chu kỳ 4-5 năm bùng phát một lần nữa hay không? Ngành Y tế cần chuẩn bị những gì khi mùa hè đã đến, là thời điểm sốt xuất huyết gia tăng mạnh?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Sốt xuất huyết giờ không còn theo chu kỳ 4-5 năm một lần nữa mà thành bệnh lưu hành hằng năm. Nguyên nhân sốt xuất huyết gia tăng do đô thị hoá, giao lưu đi lại tăng lên, dịch bệnh có thể xảy ra từ Bắc đến Nam. Đô thị hoá phát sinh rất nhiều dụng cụ phế thải, vật dụng chúa nước, chậu hoa, cây cảnh, trong miền Nam có thói quen trữ nước ngọt, đặc biệt người dân đi du lịch vào Nam mắc sốt xuất huyết lây nhiễm ra ngoài Bắc và ngược lại.

Với các nguyên nhân như trên, nếu ý thức người dân chưa cao, năm 2024 ca mắc sốt xuất huyết khả năng vẫn đạt đỉnh dịch. Để phòng bệnh ngay từ thời điểm bước vào hè, ngành Y tế tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được các biện pháp phòng bệnh như: Loại bỏ dụng cụ chứa nước, đồ phế thải, lốp xe ôtô; lật ngược úp các dụng cụ chứa nước, che đậy để muỗi không bay vào đẻ trứng; thả cá, thay nước hằng ngày ở các lọ hoa để không cho muỗi bay vào đẻ trứng…

PV: Vào tháng 4 Việt Nam đã ghi nhận trường hợp t.ử v.ong do cúm A(H5N1), đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2). Nhiều người cho rằng, bệnh cúm gia cầm khó lây lan trong mùa hè, điều này có đúng không? Ông có khuyến cáo gì cho người dân để phòng bệnh?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người, lưu hành ở chim hoang dã, lây sang gia cầm và lây sang người. Hiện cúm gia cầm vẫn xuất hiện rải rác, xét nghiệm trên đàn gia cầm vẫn có virus cúm A/H5N1, A/H9N2 và chủng cúm khác như cúm A/H3N8… Không phải mùa hè thì không lây lan virus cúm gia cầm, nếu gia cầm mắc cúm, người dân không đảm bảo phòng bệnh như vệ sinh g.iết mổ, ăn gia cầm sống… đều có thể lây bệnh.

Để phòng bệnh, người dân cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, trong g.iết mổ để không lây sang người; ăn chín uống chín, sử dụng gia cầm có nguồn gốc, không ăn gia cầm ốm, c.hết và phải rửa tay bằng xà phòng sau khi g.iết mổ, làm thịt gia cầm…

PV: Để phòng, chống dịch bệnh mùa hè, đặc biệt các bệnh mới nổi, ngành Y tế và người dân cần chuẩn bị điều gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Ngành Y tế cần chuẩn bị đầy đủ vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm đủ mũi, đúng lịch cho t.rẻ e.m. Phải tiêm vét, tiêm bù với những trẻ thiếu mũi, bỏ mũi. Bệnh dại gia tăng từ đầu năm đến nay nên phải tuyên truyền để người dân tiêm vaccine phòng dại khi bị chó cắn và phải tiêm phòng bệnh cho chó. Tiêm chủng suốt đời theo lịch tiêm, t.rẻ e.m tiêm miễn phí, người lớn tiêm chủng dịch vụ phải tiêm suốt đời, như vaccine cúm người già phải tiêm hằng năm,…

Đặc biệt, với vaccine phải tiêm nhắc lại, người dân chớ được quên để có miễn dịch. Năm 2024, Việt Nam đủ vaccine tiêm chủng mở rộng, vaccine 5 trong 1 cũng đã được nhập về, vaccine sởi- rubella cũng đã mua xong… Người dân không lo thiếu vaccine, nên cần đưa trẻ đủ t.uổi đi tiêm để phòng bệnh. Y tế các địa phương cần rà soát danh sách trẻ nào chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi thì vận động để phụ huynh đưa con đi tiêm vét.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bệnh sởi, ho gà bùng phát, có phải do khoảng trống miễn dịch?

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Thủ đô ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh. Số ca mắc tăng dần trong những tuần gần đây, cụ thể tuần từ ngày 19-26/4 ghi nhận 15 ca mắc, tăng 14 ca so với tuần trước đó. Đối tượng mắc chủ yếu là t.rẻ e.m dưới 2 tháng t.uổi (chiếm 60%); trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (72%).

Bệnh sởi, ho gà bùng phát, có phải do khoảng trống miễn dịch? - Hình 1
T.rẻ e.m cần được tiêm đủ mũi, đúng lịch với những bệnh đã có vaccine dự phòng.

Bên cạnh đó, bệnh sởi cũng bùng phát, đặc biệt ở thời điểm giao mùa. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước ghi nhận 203 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Hà Nội cũng ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024 khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận. Theo CDC Hà Nội, ca mắc sởi là b.é g.ái 10 t.uổi, trú tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng sởi. Các chuyên gia cảnh báo, năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần, cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vaccine. Hai chu kỳ gần nhất là 2019 và 2014, cả nước đều ghi nhận số ca mắc sởi tăng cao, riêng năm 2014 có hơn 110 trẻ t.ử v.ong.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, nguy cơ dịch sởi bùng phát tại nước ta là rất cao bởi 3 lý do: Trong thời gian dịch COVID-19, nhiều trẻ không được tiêm vaccine sởi; năm trước, có những lúc thiếu vaccine sởi cục bộ; dù tỷ lệ tiêm vaccine sởi cao (90-95%) thì vẫn còn 5-10% trẻ không được tiêm vaccine. Tích lũy 5 năm sẽ có 50% trẻ sinh ra trong 1 năm mắc sởi và như vậy con số mắc tuyệt đối rất cao.

Ông Phu cho rằng, số trẻ không được bảo vệ bởi vaccine tăng dần qua các năm và thành một số lượng lớn, nên khi dịch xảy ra nguy cơ bùng phát là rất cao. Đây cũng là lý do vì sao giới chuyên môn thường nói tới chu kỳ dịch 4-5 năm/lần. Để phòng dịch, bên cạnh nhóm tiêm đúng lịch (mũi 1 lúc 9 tháng t.uổi và mũi nhắc lại lúc 18 tháng t.uổi), ngành y tế cần có kế hoạch tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng. Tương tự, ho gà cũng vậy, cần tiêm vét, tiêm bù cho trẻ để trẻ có đủ miễn dịch.

Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho rằng, tỷ lệ tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm trong giai đoạn dịch COVID-19, trong khi sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao - trên 95% trong cộng đồng.

Theo CDC Hà Nội, hiện nay TP bảo đảm có đủ vaccine ho gà để tiêm phòng cho trẻ. Người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ liều. Ho gà là bệnh không có miễn dịch trọn đời, nên cần duy trì tiêm mũi nhắc lại với các mốc thời gian được Bộ Y tế khuyến cáo. Để lấp đầy khoảng trống miễn dịch của trẻ, cần nhất vẫn phải đủ vaccine đối với các bệnh có vaccine dự phòng để triển khai tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; đồng thời tập trung đẩy mạnh điều tra tỷ lệ tiêm chủng qua phần mềm báo cáo tiêm chủng và điều tra dịch tễ nhằm tập trung tiêm bù, tiêm vét để trẻ được tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
14:51:17 31/05/2024
7 loại trái cây không nên ăn khi đói
15:56:54 31/05/2024
Cực kỳ hiếm gặp thai làm 'tổ' ở gan
09:05:30 31/05/2024
Cứu sống bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp biến chứng sốc tim
07:28:07 01/06/2024
Hạt điều, siêu thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu và giảm cholesterol
09:19:25 01/06/2024
Dấu hiệu điển hình của ung thư thận
15:45:25 31/05/2024
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng
11:35:23 31/05/2024
Càphê ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào sau hơn 60 phút?
11:39:53 31/05/2024

Tin đang nóng

Sao nữ rời showbiz để kết hôn: Gần 10 năm đi "tìm con", thẳng thắn đáp trả tin đồn về chồng
21:48:59 01/06/2024
B.é t.rai bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình: Bất ngờ về chiếc xe chở học sinh
20:51:27 01/06/2024
Người vợ thứ 3 của "Vua cải lương" Kim Tử Long: Gia thế không vừa, sinh 2 con trai vẫn chưa có đám cưới
21:06:39 01/06/2024
'Biểu tượng gợi cảm' Y Phụng diện b.ikini ở t.uổi U50, vợ Công Lý đăng ảnh đẹp
21:40:06 01/06/2024
Kim Soo Hyun, Byeon Woo Seok và dàn sao Hàn đến ủng hộ phim 'Wonderland'
22:07:46 01/06/2024
Người đẹp được gọi là 'ngọc nữ' trong làng nhạc bolero có cuộc sống ra sao ở t.uổi 33?
22:20:10 01/06/2024
'7 năm chưa cưới sẽ chia tay' công bố poster nhân vật, lộ dàn cast khủng
20:49:18 01/06/2024
Hôn nhân hạnh phúc của 'ca sĩ - nhạc sĩ trăm triệu view' và vợ DJ n.óng b.ỏng
21:34:08 01/06/2024

Tin mới nhất

Hà Nội ghi nhận 98 trường hợp mắc bệnh ho gà tại 25 quận huyện

06:12:05 02/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhận định, thời tiết hiện nay tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng chống sốt x...

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách phòng chống thiếu Vitamin A

06:08:00 02/06/2024
Thiếu vitamin A gây nên bệnh khô mắt thậm chí gây mù dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ n.hiễm t.rùng và t.ử v.ong, chậm phát triển ở t.rẻ e.m, làm tăng tỷ lệ trẻ thấp còi và nhẹ cân.

Phát hiện bệnh nguy hiểm từ dấu hiệu nuốt nghẹn

06:02:23 02/06/2024
Thông thường người bệnh chỉ mắc một trong hai bệnh này. Trường hợp ông Thanh phát hiện hai bệnh cùng lúc, được bác sĩ phẫu thuật nội soi trong một cuộc mổ thuận lợi.

Đi bộ vào lúc nào là tốt nhất?

05:59:34 02/06/2024
Đi bộ vừa giúp cơ thể tăng cường sức lực lại có thể giúp giảm bớt cảm giác thèm ăn. Có nhiều thời điểm thích hợp để đi bộ, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng là thời điểm thích hợp để đi bộ.

Ăn trái cây có thực sự giúp bạn ngủ ngon hơn?

05:55:08 02/06/2024
Một giấc ngủ ngon là rất quan trọng để duy trì hoạt động của cơ thể và tâm trí của bạn. Ngủ ngon sẽ giúp bạn nạp năng lượng để duy trì hoạt động suốt cả ngày.

Dấu hiệu nhận biết viêm gan B, bệnh có chữa khỏi được không?

05:51:15 02/06/2024
Việc uống thuốc kháng vi rút sẽ kéo dài rất lâu, rất nhiều năm, thậm chí cả đời với những người đã bị xơ gan. Người bệnh không nên tự ý ngừng uống thuốc kháng vi rút khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Lợi ích của phương pháp giảm cân 30-30-30

05:47:54 02/06/2024
Chất lượng thực phẩm cũng rất quan trọng. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh. Ngoài protein, hãy bổ sung nhiều rau xanh để nạp 30 gam chất xơ mỗi ngày.

4 chất bổ sung tiềm ẩn rủi ro cho gan

14:05:16 01/06/2024
Các chất bổ sung giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho chế độ ăn uống, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động bình thường.

Ăn khoai tây luộc và nướng, kiểu nào tốt cho sức khỏe?

14:00:47 01/06/2024
Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Hơn nữa, khoai tây nướng chứa nhiều kali trong mỗi khẩu phần ăn khoai tây luộc, rất có lợi cho việc duy trì mức huyết áp khỏe mạnh.

Hoa đu đủ đực và loạt công dụng bất ngờ cho sức khỏe

13:43:32 01/06/2024
Bạn có thể chế biến hoa đu đủ đực thành nhiều cách như hãm trà, làm món xào tỏi hay nộm để dễ dàng hấp thu được các chất dinh dưỡng từ loại thực phẩm này.

Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho 6 triệu trẻ

12:48:22 01/06/2024
Chiến dịch sẽ được tổ chức trên toàn quốc, trong đó bổ sung vitamin A cho t.rẻ e.m từ 6 tháng đến 59 tháng t.uổi tại 31 tỉnh, thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng t.rẻ e.m vẫn còn ở mức cao;

Hầu hết người Việt đều đang lãng phí 'một vị thuốc quý' khi ăn vải

12:40:01 01/06/2024
Hàm lượng polyphenol cao có trong hạt vải thiều có thể góp phần cải thiện độ đàn hồi, thúc đẩy quá hydrat hóa (quá trình bổ sung độ ẩm) cho làn da, đồng thời làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trai Hoa hậu Ý Nhi bị "thánh soi" phát hiện 1 chi tiết đặc biệt, hoá ra đây là thái độ trong 1 năm yêu xa?

Sao việt

06:19:21 02/06/2024
Theo đó, bạn trai của Hoa hậu Ý Nhi đã dùng ký hiệu 1806 tương đồng với sinh nhật 18/6 của người yêu để đặt tên cho tài khoản này.

Son Ye Jin khoe loạt khoảnh khắc cười hết cỡ dưới ống kính của ông xã, netizen lập tức dành lời khen này cho Hyun Bin

Sao châu á

06:14:59 02/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Son Ye Jin vừa chia sẻ loạt hình ảnh chụp chân dung được cho là do đích thân ông xã nữ diễn viên là Hyun Bin thực hiện.

Mỹ nhân "cởi hết" ở phim điện ảnh đầu tay gây sốt, sau 10 năm thành minh tinh hàng đầu

Phim âu mỹ

06:11:37 02/06/2024
Nữ diễn viên xinh đẹp này sẵn sàng đóng những c.ảnh n.óng táo bạo. Tuy nhiên, đó không phải trải nghiệm dễ dàng với cô.

Mỹ nam xứng danh đỉnh cao nhan sắc Cbiz, gần 50 t.uổi vẫn đẹp và đầy khí chất

Hậu trường phim

06:07:49 02/06/2024
Với đoạn video leak trên phim trường Tàng Hải truyện , Chung Hán Lương được khen vẫn rất đẹp trai, còn có khí chất cực ấn tượng.

4 loại kem chống nắng cần có để bảo vệ da, ngừa lão hóa hiệu quả

Làm đẹp

06:01:45 02/06/2024
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời ngày càng trở nên quan trọng.

Cách làm thịt chưng mắm tép thơm ngon đậm đà, bảo quản được lâu không lo bị hỏng

Ẩm thực

05:57:20 02/06/2024
Món thịt chưng mắm tép là một đặc sản đến từ miền Bắc, với hương vị mặn mặn, đậm đà và mùi thơm đặc trưng. Không gì tuyệt vời hơn một bữa cơm ấm áp cùng món thịt chưng mắm tép thơm phức.

Phần 2 phim mới của Lee Min Ho ấn định ngày lên sóng nhưng không ai biết!

Phim châu á

05:51:41 02/06/2024
Pachinko, bộ phim truyền hình ăn khách với sự góp mặt của Lee Min Ho, lẳng lặng ấn định ngày lên sóng phần 2 được mong chờ từ lâu.

Bắt nhóm buôn bán phế liệu ở Đắk Lắk trộm 50 bình ắc quy trong nghĩa trang

Pháp luật

05:29:30 02/06/2024
Ngày 1/6, Công an TP. Buôn Ma Thuột cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ nhóm đối tượng đột nhập vào nghĩa trang TP. Buôn Ma Thuột trộm cắp hơn 50 bình ắc quy tại các ngôi mộ.

Kỷ lục: Vật thể hơn 13,5 tỉ năm t.uổi "xuyên không" đến Trái Đất

Lạ vui

23:40:10 01/06/2024
Theo Science Alert, siêu kính viễn vọng James Webb vừa lập được kỷ lục mới khi bắt được hình ảnh của vật thể mang tên JADES-GS-z14-0, là một thiên hà tồn tại khi vũ trụ mới chỉ 290 triệu t.uổi.

HLV Kim Sang-sik dùng chiêu của thầy Park Hang Seo để thu phục học trò

Sao thể thao

22:54:39 01/06/2024
HLV Kim Sang-sik kết nối với học trò mới bằng cách tham gia trò chơi đá bóng ma cùng các học trò ở buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam.

3.172 nhà trọ của quận Cầu Giấy không có lối tiếp cận cho xe chữa cháy

Tin nổi bật

21:28:35 01/06/2024
Trên địa bàn quận Cầu Giấy có 1.812 cơ sở chỉ cho thuê trọ, 1.513 cơ sở là nhà ở kết hợp kinh doanh thuê trọ; 3 cơ sở là nhà ở riêng lẻ cho một hộ gia đình thuê và sử dụng cả nhà.