Bảo vệ nền tảng của sự sống

Theo dõi VGT trên

Nằm giữa những sa mạc khô cằn ở châu Phi, đồng bằng Okavango màu mỡ ở phía Bắc Botswana, một trong những vùng đồng bằng châu thổ nội địa lớn nhất của “Lục địa Đen”, là ngôi nhà chung của hơn 1.000 loài thực vật, hơn 480 loài chim, khoảng 130 loài động vật có vú, cùng nhiều loài bò sát và cá.

Bảo vệ nền tảng của sự sống - Hình 1
Đồng bằng Okavango ở phía Bắc Botswana. Ảnh: whc.unesco.org

Từ năm 2015, nhà thám hiểm của National Geographic, ông Steve Boyes, đã khởi động Dự án Okavango Hoang dã, nhằm khám phá và bảo vệ vùng đất nguyên sơ ít được biết đến tại cao nguyên Angola, nơi cung cấp hơn 95% lượng nước duy trì đồng bằng Okavango và sự đa dạng sinh học tại đây. Dự án đã và đang khảo sát, thu thập dữ liệu khoa học về các hệ thống sông và kênh có tổng chiều dài hơn 12.000 km, giúp đưa ra giải pháp cho các mối đe dọa đang nổi lên đối với đa dạng sinh học ở lưu vực sông Okavango. Dành trọn cuộc đời cho những nỗ lực bảo tồn ở Okavango, ông Boyes luôn kêu gọi nâng cao nhận thức về sự mất đa dạng sinh học toàn cầu, bởi theo ông, “không thể phục hồi hay tái tạo các vùng hoang dã. Nếu chúng bị phá hủy, chúng ta sẽ mất đi những dấu tích cuối cùng của một giai đoạn lịch sử.”

Thực tế, đa dạng sinh học rất quan trọng vì tất cả các sinh vật trong hệ sinh thái đều có mối liên hệ và kết nối với nhau. Tài nguyên đa dạng sinh học cũng chính là trụ cột để nhân loại xây dựng nền văn minh. Chẳng hạn, cá cung cấp 20% protein động vật cho khoảng 3 tỷ người; hơn 80% khẩu phần ăn của con người tới từ thực vật; khoảng 80% người dân sống ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển dựa vào các loại thảo dược truyền thống để chăm sóc sức khỏe cơ bản. Ngoài ra, đất và đại dương hấp thụ hơn một nửa tổng lượng khí thải carbon. Hơn 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu phụ thuộc vào thiên nhiên, với hơn 1 tỷ người dựa vào các khu rừng để sinh nhai.

Trong hàng nghìn năm qua, con người đã cùng tồn tại với các hệ sinh thái trên Trái Đất. Tuy nhiên, khi dân số ngày càng tăng, con người bắt đầu xâm lấn các hệ sinh thái. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hằng năm, các chính phủ và các công ty tư nhân chi tới 7.000 tỷ USD cho các hoạt động gây hại thiên nhiên, khiến đa dạng sinh học suy giảm nhanh chóng. Có tới 1 triệu trong 8 triệu loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng và tốc độ tuyệt chủng đang diễn ra gấp 100 lần tốc độ tự nhiên. Các hệ sinh thái không thể thay thế như rừng nhiệt đới Amazon đang chuyển trạng thái từ bể chứa carbon thành nguồn phát thải carbon do nạn phá rừng. 85% vùng đất ngập nước, như đầm lầy muối và đầm lầy ngập mặn hấp thụ lượng lớn carbon, đã biến mất.

Video đang HOT

Có thể thấy, đa dạng sinh học hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ mất môi trường sống, khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường, các loài ngoại lai xâm lấn cho đến biến đổi khí hậu và sự thiếu nhận thức.

Như phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, “mạng lưới đa dạng sinh học phức tạp của thế giới duy trì mọi sự sống trên Trái Đất, nhưng sự đa dạng sinh học đang bị phân rã với tốc độ đáng báo động và nguyên nhân chính là do con người. Chúng ta đang làm ô nhiễm đất đai, đại dương, nước ngọt, tàn phá cảnh quan và hệ sinh thái, phá vỡ bầu khí quyển quý giá bằng phát thải nhà kính. Suy giảm đa dạng sinh học gây tổn hại đến sự phát triển bền vững hiện tại, đồng thời tạo ra một tương lai nguy hiểm và không chắc chắn.”

Để ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học, ngày 19/12/2022, Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước LHQ về đa dạng sinh học (COP15) ở thành phố Montreal, Canada, đã thông qua một thỏa thuận lịch sử, mang tên Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Côn Minh-Montreal, còn được gọi là Kế hoạch đa dạng sinh học, vạch ra 4 mục tiêu dài hạn đến năm 2050 và 23 mục tiêu cấp bách cần đạt được vào năm 2030. Văn kiện này là một kế hoạch đầy tham vọng thúc đẩy hành động trên diện rộng để mang lại sự chuyển đổi trong quan hệ của xã hội loài người với đa dạng sinh học vào năm 2030 và đảm bảo rằng đến năm 2050, tầm nhìn chung về cuộc sống hài hòa với thiên nhiên sẽ được thực hiện.

Năm nay, chủ đề của Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học (22/5) là “Hãy là một phần của Kế hoạch”. Đây là lời kêu gọi hành động nhằm khuyến khích các chính phủ, người dân bản địa và cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các nhà lập pháp, các doanh nghiệp và cá nhân nêu bật những cách thức mà họ đang hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Đa dạng Sinh học. Nhân dịp này, Tổng Thư ký Guterres đã khẳng định rằng: “Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal đưa ra lộ trình nhằm đảo ngược tình trạng mất mát và khôi phục đa dạng sinh học, đồng thời tạo việc làm, xây dựng khả năng phục hồi và thúc đẩy phát triển bền vững. Để làm được điều này cần tới sự lãnh đạo của các chính phủ. Tuy nhiên, Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học năm nay cũng nhắc nhở chúng ta rằng, tất cả mọi người đều có một vai trò và có thể là một phần của kế hoạch. Người bản địa, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, chính quyền địa phương và khu vực, tổ chức xã hội, phụ nữ, thanh niên và giới học thuật phải cùng nhau hợp tác để trân trọng, bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học theo cách mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.”

Về phần mình, Giám đốc Điều hành UNEP, bà Inger Andersen, cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác toàn cầu để tăng cường đa dạng sinh học. Theo bà, cần có sự tiếp cận của toàn thể các chính phủ, các xã hội để đưa Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal đến thành công. “Để cách tiếp cận đó trở thành hiện thực, mọi quốc gia phải được tiếp cận với khoa học, công nghệ và kỹ năng phù hợp, để tổng hợp dữ liệu và đ.ánh giá tiến độ ở cấp độ toàn cầu.”

Bên cạnh đó, Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học năm nay được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho Hội nghị COP 16 được tổ chức tại thành phố Cali, Colombia, từ ngày 21/10 đến ngày 1/11 tới. Như lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ, “chúng ta hãy cam kết tham gia Kế hoạch Đa dạng Sinh học. Hãy hành động khẩn cấp để đưa đa dạng sinh học vào con đường phục hồi. Hãy xây dựng tham vọng hướng tới hội nghị COP16 để bảo vệ hành tinh và tạo ra một tương lai bền vững hơn cho tất cả chúng ta.”

Đa dạng sinh học là nền tảng của sự sống. Khi một loài bị xóa sổ do biến đổi khí hậu, ô nhiễm, mất môi trường sống hoặc một số yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo khác, hiệu ứng domino có thể xảy ra và có tác động lớn đến toàn bộ hệ sinh thái. Mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức, hành động có trách nhiệm, chung sống hài hòa với các loài khác trong hệ sinh thái, góp phần bảo vệ một hành tinh khỏe mạnh cho các thế hệ mai sau.

Liên hợp quốc bổ nhiệm Thư ký điều hành tiếp theo của Công ước đa dạng sinh học

Ngày 3/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bổ nhiệm bà Astrid Schomaker, người Đức, làm Thư ký điều hành tiếp theo của Công ước đa dạng sinh học (CBD).

Liên hợp quốc bổ nhiệm Thư ký điều hành tiếp theo của Công ước đa dạng sinh học - Hình 1
Bà Astrid Schomaker. Ảnh: enb.iisd.org

Thông cáo báo chí của CBD nêu rõ với tư cách người lãnh đạo Ban thư ký thỏa thuận môi trường đa phương quan trọng nhất thế giới về đa dạng sinh học, bà Schomaker sẽ nỗ lực biến Khuôn khổ Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal, được thông qua hồi tháng 12/2022, thành hành động ở tất cả các cấp. Thông cáo nhấn mạnh 4 mục tiêu của Kế hoạch đa dạng sinh học sẽ định hình các ưu tiên của bà Schomaker trong thời gian tới, gồm bảo vệ và phục hồi thiên nhiên; cùng phát triển thịnh vượng với thiên nhiên; chia sẻ lợi ích công bằng; đầu tư và hợp tác.

CBD cho biết Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) sẽ diễn ra từ ngày 21/10 đến 1/11/2024 tại Cali, Colombia.

Tại đây, các bên tham gia công ước dự kiến đệ trình các Kế hoạch hành động và Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia (NBSAP) sửa đổi phù hợp với Kế hoạch đa dạng sinh học.

CBD lưu ý để chuẩn bị cho COP 16, các bên dự kiến sẽ tiến tới thu hẹp khoảng cách tài chính cho đa dạng sinh học với cột mốc đầu tiên là tăng tổng nguồn tài chính quốc tế dành cho vấn đề đa dạng sinh học từ các nước phát triển lên ít nhất 20 tỷ USD/năm vào năm 2025. Do các bên tham gia chỉ còn vài năm để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch Đa dạng sinh học (đến năm 2030), CBD nhấn mạnh cần có thêm nguồn tài chính ngoài những nguồn đã được huy động thông qua Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF).

Ngày 22/5/1992 các quốc gia trên thế giới đã thông qua Công ước toàn cầu về đa dạng sinh học (Công ước CBD) tại Nairobi. Công ước CBD có hiệu lực từ ngày 29/12/1993 và tính đến nay đã có 196 nước tham gia Công ước này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing
09:46:23 14/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine
05:58:03 14/06/2024

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024
Nhã Phương: Sinh con gái xong, bắt Trường Giang ký cam kết đặc biệt
20:23:04 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!