Áp trần lãi vay đối với giao dịch liên kết 20%: Không bất thường

Theo dõi VGT trên

Việc áp trần lãi vay 20% không chỉ tránh được việc phân biệt đối xử giữa các DN mà còn hạn chế được tình trạng chuyển giá của cả các DN nội địa.

Thêm gánh nặng cho DN trong nước?

Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ 1/5/2017. Nghị định này nhằm quản lý, chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) với các DN có quan hệ liên kết. Đối tượng áp dụng là DN cả trong và ngoài nước.

Theo đó, một trong những vấn đề mấu chốt của Nghị định 20 là quy định khống chế tỷ lệ lãi vay. Khoản 3, điều 8 Nghị định này quy định: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”. Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Áp trần lãi vay đối với giao dịch liên kết 20%: Không bất thường - Hình 1

Theo Nghị định 20, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế (Ảnh minh hoạ: KT)

Sau hơn 1 năm Nghị định có hiệu lực, nhiều DN trong nước cho rằng, quy định về trần chi phí vay nói trên không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của họ vì số thuế thu nhập DN phát sinh phải nộp rất lớn, mà còn tạo ra những khó khăn, bất cập khác.

Cụ thể, đối với các khoản vay mà công ty mẹ vay về và cho công ty con vay lại thì chi phí lãi vay phát sinh tại cả công ty mẹ và công ty con tính trên cùng một khoản vay và sẽ bị áp trần hai lần. Phần chi phí lãi vay vượt trần sẽ bị tính thuế hai lần tại hai công ty. Do đó, quy định này tạo ra rào cản đối với việc cho vay nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, làm mất đi khả năng điều tiết sức mạnh chung của một tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn. Chưa kể, nhiều DN nội địa và các công ty liên kết chỉ hoạt động ở Việt Nam và cùng chịu một mức thuế thu nhập doanh nghiệp nên không có động cơ chuyển giá.

Với những khó khăn trên, gần đây, một số DN đã đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 20 cho phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp trong nước.

Không phải là quy định bất thường

Tuy nhiên, ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, chính sách thuế Việt Nam ngày càng phục vụ việc hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Theo đó, Nghị định 20 là thực hiện trên cơ sở khuyến nghị của các nước OECD và G20 yêu cầu các nước phải tập trung chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu.

Video đang HOT

“Nước ta là nước thứ 100 gia nhập diễn đàn BEPS về chống xói mòn nguồn thu. BEPS đưa ra khuyến nghị về khống chế lãi vay từ 10-30%. Chính phủ đã cân nhắc chọn mức 20% trên cơ sở khảo sát 12.000 tập đoàn trên toàn cầu. Như vậy ta đã tính tới thực tế của Việt Nam”, ông Cao Anh Tuấn cho biết.

Áp trần lãi vay đối với giao dịch liên kết 20%: Không bất thường - Hình 2

Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đặt câu hỏi: Tại sao không có một DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào kinh doanh trên Việt Nam kêu về vấn đề trên mà chỉ có doanh nghiệp trong nước kêu về vấn đề này? Lý giải vấn đề này, theo ông Cao Anh Tuấn, vì họ biết rõ đây là cuộc chơi toàn cầu.

“Ta phải vào cuộc chơi toàn cầu, không thể đứng ngoài cuộc. DN muốn làm ăn toàn cầu nhưng mà muốn chính sách riêng thì khó. Việc khống chế như hiện tại không chỉ giúp lành mạnh tình hình tài chính của DN mà còn của nền kinh tế”, ông Cao Anh Tuấn nói.

Theo Báo cáo của Tổng cục Thuế, nếu chiếu theo mức khống chế lãi vay 20% như quy định, hiện chỉ có 423 DN là vượt trần 20%, tức là chưa tới 1% số DN đang hoạt động.

“Các DN đề xuất, chúng tôi ghi nhận đây là vấn đề khó khăn với DN nhưng nếu nói quy định không phù hợp với thực tế thì phải căn cứ vào số liệu thống kê, xem ảnh hưởng so với số đông như thế nào” ông Tuấn cho hay.

Về vấn đề vay giữa các bên liên kết và vay với bên độc lập phải xử lý như nhau, ông Cao Anh Tuấn cho biết, BEPS cũng đã khuyến nghị bài học của nước Anh. Theo đó, nếu chỉ khống chế với giao dịch liên kết thì hệ quả là toàn bộ các công ty đa quốc gia nước này đã tái cơ cấu khoản nợ qua ngân hàng trung gian, các công ty liên kết, mẹ con, thành các khoản vay giáp lưng qua các ngân hàng thương mại, hoàn toàn né tránh được quy định khống chế lãi vay của Chính phủ Anh.

“Hiện tượng này cũng đã được ghi nhận. Thực tế, chúng tôi thanh tra 1 doanh nghiệp FDI có chuỗi siêu thị rất nổi tiếng ở Việt Nam. Công ty dồn lợi nhuận về 1 công ty thuộc tập đoàn có tỷ lệ lãi vay trên 40-50% tổng chi phí. Sau khi trả lãi vay tại nước gần Việt Nam – nơi có mức thuế thấp thì đã hạch toán lỗ. Một số công ty cũng thực hiện vốn hóa các khoản vay giáp lưng để hạch toán khấu trừ chi phí lãi vay. Vì vậy, các giao dịch liên kết không chỉ khống chế với khoản vay liên kết mà cả giao dịch độc lập nhưng biến tướng dưới các khoản vay giáp lưng”, ông Tuấn thông tin thêm.

Phân tích cụ thể hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, Nghị định 20 gần như không tác động nhiều đến các DN trong nước. Nguyên nhân là do với quy định chi phí lãi vay không được vượt quá 20% (lợi nhuận trước thuế, chưa tính lãi vay và khấu hao – chỉ số Ebitda), đây là chỉ tiêu để các DN có thể so sách được với nhau về cơ cấu vốn, tài sản. Có những DN lãi trước thuế với chỉ số Ebitda rất cao, nhưng báo cáo tài chính thể hiện DN vẫn lỗ vì khấu hao quá nhiều, vay vốn quá nhiều (kết quả cuối cùng vẫn âm). Trong khi đó, có những DN lãi trước thuế, trước khấu hao, trước lãi vay ở mức vừa phải, nhưng do quản trị tài chính tốt, có vốn đầy đủ, cơ cấu tài sản hợp lý, không lãng phí tài sản thì lãi thực của họ rất cao.

Theo ông Phụng, chỉ số Ebitda trên thế giới đã sử dụng từ lâu, còn chúng ta sử dụng để so sánh giữa các DN khác nhau về ngành nghề, địa bàn, cơ cấu vốn có thể gặp nhau ở điểm chung nhất là lãi ban đầu (lãi thuần) chưa tính đến các yếu tố về vốn là bao nhiêu.

Ông Phụng cho hay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí của DN về lãi vay khấu hao quá cao là do DN đầu tư nhiều tài sản thì khấu hao cao và DN ít vốn, phải vay nhiều, trong khi vay nhiều thì phải trả lãi nhiều.

“Chắc chắn DN nào vốn ít mà đầu tư quá nhiều, quá dàn trải thì sẽ bị khó khăn. Chúng ta hiện nay đang cần các DN “khỏe mạnh”, làm ăn thực thụ. Chúng ta cần 1 triệu DN vào năm 2020, nhưng phải là DN “khỏe mạnh”, chứ chúng ta không cần DN sinh ra để trốn thuế, mang lại rủi ro cho xã hội. Quy định này không chỉ bảo đảm cho nền tài chính, mà còn bảo đảm sự bền vững cho cả thị trường”, ông Nguyễn Văn Phụng nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cũng cho rằng, việc đưa tỷ lệ khống chế 20% trong mức lãi vay chênh lệch là hoàn toàn hợp lý. Điều đó là phù hợp với thông lệ quốc tế. Thậm chí có quốc gia đưa mức này lên tới 25% – 30%.

“Việc ra đời của Nghị định 20 đã tổng kết đán.h giá được 10 năm thực hiện việc quản lý các giao dịch liên kết và chống chuyển giá. Đây là công cụ tốt để có một khung khổ pháp luật ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá và sai lệch kết quả kinh doanh, do vậy, hạn chế được việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN nước ngoài với DN Việt Nam”, bà Cúc khẳng định./.

Cẩm Tú/VOV.VN

Doanh nghiệp bức xúc bị khống chế chi phí lãi vay

Tại Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp (DN) với ngành thuế, hải quan ngày 27/11, nhiều DN bức xúc với quy định khống chế chi phí lãi vay ở mức 20%.

Doanh nghiệp bức xúc bị khống chế chi phí lãi vay - Hình 1

Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Trưởng Bộ phận thuế Vingroup kiến nghị sửa đổi quy định khống chế lãi vay 20%

Đề nghị sửa và hồi tố chính sách

Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Trưởng Bộ phận thuế của Vingroup cho biết: Vingoup đầu tư vào các lĩnh vực như: Nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, công nghiệp nặng... cần nhiều vốn. Thời gian đầu, các dự án không vay ngân hàng mà thông qua công ty mẹ nên chi phí lãi vay công ty mẹ lớn.

Trong khi đó, Nghị định 20 không tính tới yếu tố công ty mẹ đi vay về và cho công ty con vay lại. Trường hợp này không phát sinh thu nhập nên cần cân nhắc việc đán.h thuế. "Chúng tôi đề xuất không áp dụng Nghị định 20 và sửa đổi phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn chưa sửa thì chưa áp dụng Khoản 3, Điều 8 về khống chế chi phí lãi vay", đại diện Vingroup kiến nghị.

Kế toán trưởng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBSC) cũng nêu trường hợp tương tự: Vietcombank sở hữu 100% vốn tại VCBSC. Công ty chỉ phát sinh giao dịch liên kết đi thuê văn phòng với công ty mẹ, còn lại các chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ là từ đơn vị độc lập chứ không phải từ bên liên kết. "Trong khi thuế suất thuế thu nhập DN cả công ty con và công ty mẹ đều là 20% nên mục tiêu, động lực công ty có thể thực hiện hoạt động chuyển giá là không có. Quy định này hạn chế DN, gây bất bình đẳng giữa DN có liên kết và DN không có liên kết", vị đại diện này nói và đề xuất cơ quan quản lý sửa đổi đồng thời áp dụng hồi tố chính sách kể từ khi ban hành đến ngày sửa đổi.

Hội nhập toàn cầu, khó yêu cầu chính sách riêng

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế cho biết, trên thực tế đã có nhiều DN "bỏ sót" khoản thuế này. Như trường hợp một nhà máy điện nhỏ thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, qua kiểm tra, thanh tra phát hiện, yêu cầu DN nộp thuế suất 20% - tương ứng 20 tỷ đồng cho khoản chi phí lãi vay trên 100 tỷ đồng trước đó DN không kê khai.

"Hàng năm cơ quan thuế vào thanh, kiểm tra, qua đó năm 2017 đã yêu cầu DN giảm lỗ 37 nghìn tỷ đồng. Trong số này, có 423 DN thuộc diện chịu khống chế chi phí lãi vay 20%. Số DN này cũng tương đương 10% DN phải kê khai giao dịch liên kết, chiếm 1% số DN đang hoạt động".

Ông Cao Anh Tuấn
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Theo bà Cúc, Việt Nam có những tập đoàn, công ty mẹ - công ty con chịu cùng thuế suất 20% và không có ưu đãi thuế; hay những DN mới cần phải đầu tư nhưng vốn thấp và phải vay vốn để kinh doanh mà lại chịu khống lãi vay trong khi Luật Doanh nghiệp lại chưa quy định về vấn đề vốn "mỏng". Do đó, bà Cúc cũng kiến nghị xem xét lại vấn đề khống chế chi phí lãi vay 20% để phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Giải tỏa bức xúc của DN, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết: Quy định khống chế chi phí lãi vay 20% được thực hiện trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và G20 nhằm chống chuyển giá và xói mòn nguồn thu.

Ông Tuấn cũng dẫn ví dụ có tình trạng lợi dụng chính sách để "né" thuế. "Chúng tôi thanh tra chuỗi siêu thị nổi tiếng Việt Nam, công ty này đã dồn lợi nhuận về 1 công ty có tỷ lệ lãi vay trên 40-50% tổng chi phí nhưng sau khi trả lãi vay cho đơn vị liên kết nơi có thuế suất thấp thì DN trong nước bị lỗ. Hay trường hợp khác, cơ quan thuế cũng phát hiện một số công ty vốn hóa các khoản vay "giắt lưng" để hạch toán. Nên không chỉ khống chế với khoản vay giao dịch liên kết mà phải cả với các khoản vay biến tướng dưới dạng khoản vay "giắt lưng". Chúng ta phải vào cuộc chơi toàn cầu. Làm ăn toàn cầu nhưng chính sách riêng thì khó", Phó tổng trưởng Tổng cục Thuế nói.

Ông Tuấn cũng thông tin, khảo sát 37.400 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì chưa nhận được văn bản nào kêu về vấn đề khống chế lãi vay. Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết, sẽ giao Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế mời các tập đoàn trong nước tới trao đổi. Bởi vấn đề này không chỉ liên quan tới chuyển giá mà còn là lành mạnh tài chính của DN và nền kinh tế và khi áp dụng chính sách phải bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và DN trong nước.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu sửa đổi quy định cho phù hợp hơn. "Việc khống chế chi phí lãi vay này trên thế giới có quy định, tại Việt Nam thực hiện như nào phù hợp chúng tôi sẽ tiếp thu nghiên cứu", bà Mai nói.

Cao Sơn

Theo baogiaothong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam ca sĩ Việt có con với fan khiến vợ suy sụp: Cuộc sống hiện tại thay đổi 180 độ
20:01:32 06/10/2024
Cái giá phải trả của Hồ Ngọc Hà khi chia tay với Đức Trí
20:13:16 06/10/2024
Mẹ Kasim Hoàng Vũ bất lực bật khóc: "Nó nằm đó rồi, không biết tình hình sống chế.t ra sao"
19:45:48 06/10/2024
Midu đón sinh nhật bên hội bạn thân, nhưng bị ông xã Minh Đạt giật spotlight vì 1 hành động
17:31:18 06/10/2024
Quyên Qui sốc vì không được hẹn hò với Wukong
19:27:48 06/10/2024
Phản ứng trái chiều khi anh tài b.ị ch.ê EQ thấp, gây tranh cãi nhất show Chông Gai bị loại
20:52:45 06/10/2024
Con dâu tình nguyện hiến gan cứu sống bố chồng 17 năm trước, giờ ra sao?
19:11:32 06/10/2024
Jiyeon (T-ara) vỡ mộng, buồn bã tiết lộ góc khuất hôn nhân với chồng cầu thủ
17:25:39 06/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Quế Anh bị chỉ trích vì hành động kém lịch sự ở Miss Grand International 2024

Sao việt

23:45:43 06/10/2024
Ngay trên sân khấu giao lưu của Miss Grand International, Quế Anh đã giật mic của người đẹp Cambodia và mải mê nói chuyện với Miss Grand Macau mà không để ý đến biểu cảm sượng trân của người còn lại.

Nhóm thí sinh 'thất vọng' trước cách chấm điểm của giám khảo Diệp Lâm Anh

Tv show

23:22:19 06/10/2024
Trưởng nhóm Mai Thiên Quân tỏ ra thất vọng khi nhận số điểm thấp sau phần thi của nhóm SSWARRIORZ. Cô tỏ ra khó hiểu trước cách chấm điểm từ giám khảo Diệp Lâm Anh.

Những 'nhân tố bí ẩn' sắp xuất hiện trong 'Độc đạo'

Phim việt

22:52:15 06/10/2024
Phim Độc đạo đang bước vào giai đoạn cao trào với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật mới đầy bí ẩn, khiến khán giả không ngừng tò mò và gây ra nhiều tranh cãi.

Một ngày làm việc bình thường của Kylie Jenner

Sao âu mỹ

22:49:19 06/10/2024
Kylie Jenner vừa chia sẻ một video lên Instagram cho khán giả thấy cuộc sống đời thường của cô diễn ra như thế nào.

Mỹ nhân 'mặt mộc đẹp nhất làng giải trí': U40 sống hạnh phúc bên chồng diễn viên

Sao châu á

22:26:58 06/10/2024
Sở hữu cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc ở hiện tại, ít ai biết rằng mỹ nhân không tuổ.i Han Ga In từng đối diện với tuổ.i thơ bị bạ.o hàn.h, thiếu bóng dáng người cha.

Khoe lịch sử đấu, Đại Cao Thủ khét tiếng của Tốc Chiến VN khiến cộng đồng mạng "nuốt giận vào trong"

Mọt game

22:23:00 06/10/2024
Trong các trận xếp hạng quan trọng ở Tốc Chiến, việc người chơi chỉ biết dựa hơi đồng đội, chiến đấu tệ hại với các chỉ số bết bát mà vẫn dành được chiến thắng không phải chuyện hiếm.

Hồ Ngọc Hà xinh đẹp, liveshow Đức Trí nhiều điểm sáng vẫn gây tiếc nuối

Nhạc việt

22:07:59 06/10/2024
Live concert Đức Trí 2024 - Có đôi lần mắc một số điểm trừ nhưng đọng lại cho người nghe những cảm xúc đẹp, trong lành và đầy ắp hoài niệm.

Phan Mạnh Quỳnh bất ngờ đóng vai Nguyễn Nhật Ánh trên màn ảnh rộng

Hậu trường phim

21:38:43 06/10/2024
Ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh thu hút sự chú ý khi xuất hiện trong buổi giới thiệu phim Ngày xưa có một chuyện tình - tác phẩm chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Bị ba la mắng, một bệnh nhi 13 tuổ.i tại Biên Hòa uống cùng lúc 12 viên thuố.c paracetamol

Sức khỏe

21:07:36 06/10/2024
Khoảng 1 tiếng sau khi uống thuố.c, bệnh nhân kêu đau bụng, được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được rửa dạ dày, truyền dịch. Hiện, bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi.

G-Dragon khởi động chiến dịch trở lại

Nhạc quốc tế

20:44:42 06/10/2024
Thủ lĩnh BIG BANG sẽ xuất hiện trong chương trình You Quiz On The Block của tvN mở màn cho chiến dịch trở lại đang rất được mong đợi.

Lý do Văn Quyết được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:09:56 06/10/2024
Đỗ Hùng Dũng vừa giải thích một phần lý do HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại đội tuyển Việt Nam trong tháng 10/2024.