Ý nghĩa thực sự đứng sau ‘Dò Mìn’ và ‘Xếp Bài’ huyền thoại trên Windows
Và không chỉ Dò Mìn (Minesweeper) mà Solitaire ( Xếp bài), Hearts hay FreeCell – những sản phẩm đã gắn chặt với Windows và tuổi thơ nhiều triệu game thủ trên toàn cầu được làm ra không phải chỉ với một mục đích để giải trí mà thực chất là một lời hướng dẫn, một tutorial cho người dùng Windows.
Trước khi có sự xuất hiện của “khủng long và xương rồng”, minigame xuất hiện trên Google Chrome mỗi khi bạn không thể kết nối với mạng với mục đích chơi giải trí thì Dò Mìn hay game bài mặc định trên Windows là những game giết thời gian tốt nhất cho không chỉ dân văn phòng mà còn nhiều người dùng khác. Tuy nhiên, bản chất của các sản phẩm này không chỉ dừng lại ở một tựa game mà nó còn là cách Microsoft âm thầm dạy người chơi sử dụng chuột, thao tác nhấp kéo thả hoặc test các ứng dụng 32 bit trong thời buổi bình minh của công nghệ số cho máy tính.
Bản chất của game bài Solitaire là giúp cho người chơi làm quen với các bước bấm giữ và kéo thả chuột. Việc làm này tuy rất đơn giản nhưng không hề dễ dàng với người mới bắt đầu. Trải qua khoảng 100 ván bài, những người không biết cũng sẽ trở thành biết thậm chí là thông thạo luôn mà không hề nhận ra điều này.
Dò Mìn có nguồn gốc từ một game có tên gọi là Cube do Jerimac Ratliff phát triển vào những năm 1960-1970. 22 năm sau, phiên bản kĩ thuật số của sản phẩm ra đời với tên gọi Minesweeper cho người dùng làm quen và phân biệt 2 bên trái phải của chuột, đồng thời thúc đẩy tốc độ và độ chính xác trong quá trình click của người dùng bằng các giới hạn nhất định về thời gian.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn cả là Hearts, ra mắt trên Windows Workgroups 3.1, phiên bản đầu tiên hỗ trợ hệ thống mạng sử dụng công nghệ NetDDE. Đây cũng là vào quãng bình minh của thời buổi kết nối số. Microsoft đã chế ra Hearts với mục đích cho người chơi có thể chơi mạng Local với nhau và nó không còn đơn thuần là một tựa game. Hearts giúp người dùng hình dung ra thế nào là kết nối, thế nào là sự tương tác với nhau trên môi trường ảo trong một khoảng cách nhất định, từ đó tăng cường nhận thức cho người dùng về tương lai của kết nối.
Trước Windows 32-bit (và giờ đã không còn thực sự phổ biến trên toàn cầu) là Windows 16-bit có từ thời phiên bản 3.1. Microsoft đã tạo ra một sản phẩm game có tên là FreeCell không đơn thuần để chơi game. Nó được mã hóa dưới dạng 32 bit đi kèm một gói Win32s, cho phép các ứng dụng 32-bit tương tự FreeCell có thể chạy trên nền Windows 16-bit của bản 3.1. Nói cách khác FreeCell thực tế là một bản thử nghiệm ứng dụng 32-bit chạy trên 16-bit thì đúng nghĩa hơn là một tựa game riêng.
Đó chính là ý nghĩa thực sự đứng đằng sau các tựa game mà Microsoft đa đưa vào Windows. Tuy nhiên ngay thời điểm hiện tại, các sản phẩm này vẫn chưa hề có dấu hiệu chết đi cho dù ý nghĩa về dạy người dùng làm quen với máy tính bằng các cách như thế này đã hoàn toàn lỗi thời. Có thể nó đã gắn bó quá nhiều với vô số người dùng toàn cầu tới mức cứ cho dù người dùng có không động vào nó thì vẫn luôn cảm thấy bực mình nếu không có chúng trên Windows. Windows 8 là một ví dụ điển hình khi người dùng rất bực mình vì những sản phẩm huyền thoại không còn xuất hiện trên hệ điều hành này. May mắn là dường như MS đã nghĩ lại về những giá trị tinh thần mà nó mang lại thay vì cứ cố tối giản, tối ưu các thứ.
Theo Game4V
Những tựa game "tuổi thơ dữ dội" từng du nhập vào Việt Nam
Các tựa game "tuổi thơ dữ dội" cho nhiều người, mà còn đặt những nền móng cơ bản nhất cho những thế hệ game thủ đầu tiên trong nước.
Từ thưở mới hội nhập (cách đây hơn 20 năm), khi thị trường game trong nước vẫn chưa bị tràn ngập những webgame rác và các game mobile rẻ tiền, thế hệ game thủ đầu tiên của Việt Nam là những người tiên phong trong việc khám phá những tựa game mới lạ trên thế giới. Những trò chơi đầu tiên dù được nhập về qua những con đường tiểu ngạch, nhưng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tuổi thơ của một bộ phận không hề nhỏ ở nước ta. Dưới đây sẽ là một số tựa game tiêu biểu đại diện cho những ký ức mà các game thủ thế hệ 8x, 9x không thể nào quên.
1. Color Lines/Lines 98
Không chỉ giới game thủ mà cả dân văn phòng đều nhớ đến tựa game huyền thoại này. Khi hệ điều hành Windows 98 lan truyền khắp mọi miền những năm 2000, Lines 98 là một thứ không thể thiếu mỗi khi mua một chiếc máy tính mới. Game được thiết kế hết sức đơn giản với việc người chơi chỉ cần lựa chọn bóng để sắp xếp sao cho thẳng hàng với nhau theo quy luật 1 đường chứa 5 quả bóng. Tuy nhiên, ít người biết rằng Lines đã từng thâm nhập vào Việt Nam trong thời kỳ MS-DOS thông qua trò chơi đầu tiên là Color Lines. Trò chơi này được phát triển và phát hành tại Nga vào năm 1992 bởi nhà phát minh và kỹ sư máy tính Oleg Demin. Vài năm sau đó, game được thâm nhập vào Việt Nam thông qua những chiếc đĩa mềm xách tay và lan tỏa đến khắp dàn máy tính ở mọi văn phòng.
2. Bomberman/Dyna Blaster
Cũng trong thời kỳ MS-DOS/Windows 98 ở nước ta, trò chơi đặt bom lừng danh Bomberman đã phổ biến trong một khoảng thời gian dài và thu hút nhiều người chơi. Dưới một cái tên khác là Dyna Blaster, game khiến không ít người say mê bởi cơ chế chiến đấu hấp dẫn. Những trận đánh gay cấn giữa hiệp sĩ áo trắng với những loài quái vật hung dữ trở thành một cuộc đấu trí khi người chơi phải tính toán vị trí đặt bom và thời gian bom phát nổ để tấn công quân địch. Dyna Blaster cũng được thâm nhập thông qua đĩa mềm từ nhiều người đi du lịch ở các nước lân cận và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Cũng từ nền tảng danh tiếng của Bomberman mà tựa game cùng thể loại đến từ Hàn Quốc là Boom Online có cơ hội bá chủ thị trường game Việt Nam trong một khoảng thời gian tương đối dài.
3. Tây Du Ký
Khi danh tiếng của series phim truyền hình Tây Du Ký tiếp tục được lan rộng, một tựa game cùng tên với nội dung tương tự đã xuất hiện trên nhiều máy tính chạy MS-DOS. Game gần như không có tiếng Anh mà người chơi phải tự mày mò để chọn level và tìm phím điều khiển. Bù lại, Tây Du Ký phiên bản game khắc họa gần như chi tiết các nhân vật trong bộ truyện với sự xuất hiện của 3 nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Người chơi phải đi qua những màn chơi có chi tiết đồ họa đẹp mắt lúc bấy giờ và một số lượng quân địch rất đa dạng, cũng như những con boss máu trâu với pha đánh hiểm hóc. Một điểm đáng lưu ý là game Tây Du Ký này gần như không có liên kết nào với phim Tây Du Ký thường xem do trò chơi được làm bởi một công ty phần mềm ở Đài Loan có tên Panda Entertainment phát triển và phát hành vào năm 1994. Cũng như những game MS-DOS khác, game được cài lậu thông qua đĩa mềm và có tốc độ lan truyền khá nhanh.
4. Twisted Metal 2
Tựa game này được dân trong nước thường gọi là game đua xe bắn súng và cũng có thời gian thịnh trị trong cộng đồng game Việt Nam những năm đầu của thập niên 2000. Là một trong số ít nhữnggame 3D được du nhập qua đường tiểu ngạch, Twisted Metal 2 đã tạo nên cơn sốt mới với phong cách lái xe kết hợp với hành động. Những loại xe khác nhau đã được cải biên bằng cách lắp các loại vũ khí tối tân với mục đích chống lại lẫn nhau trong những đấu trường có quy mô rộng lớn. Cùng với đó, Twisted Metal 2 sở hữu nền đồ họa 3D đẹp mắt với những hiệu ứng cháy nổ gây ấn tượng mạnh vào thời điểm bấy giờ. Một điều đáng tiếc là tựa game này là phiên bản duy nhất của series Twisted Metal được phát hành trên hệ máy PC.
5. Need for Speed II Special Edition
Tựa game này đã giúp thiết lập nên những danh tiếng đầu tiên của series game đua xe của Electronic Arts là Need for Speed trên khắp mảnh đất dải chữ S. Game hầu như luôn được thợ sửa máy tính cài đặt mỗi khi mua một chiếc PC mới những năm 2005 đổ lại. Với tổng cộng 8 đường đua và một dàn các loại siêu xe được coi là hiện đại nhất năm 1997, Need for Speed 2 làm hút hồn không biết bao thế hệ trẻ với những cuộc đua gay cấn trên những đường đua có bối cảnh đẹp mắt. Một điều thú vị cần được nhắc đến khi nói về game này là mặc dù Need for Speed 2 được coi là chạy trên đồ họa 3D, song thực tế game lại chạy trên 3D giả do thiếu các file 3DFX để dựng hình ảnh chất lượng cao. Điều này được xuất phát từ việc game khi được cài lậu đã bị bỏ sót lại không ít tệp tin dung lượng cao, cũng như các nội dung đặc biệt khác như nhạc và video.
Để tiếp tục thực hiện chuyên mục này, người viết mời các độc giả của Game4V gợi ý những tựa game sẽ được đề cập trong các bài viết sắp tới. Các độc giả có thể comment tên của game hoặc miêu tả tựa game mình đã từng chơi trong khoảng thời gian từ 2005 trở về trước. Thể loại cũng như hệ máy của game sẽ không bị giới hạn, kể cả việc nhắc đến các loại game thùng và game chạy băng. Người viết không thể đảm bảo việc tìm kiếm có thể đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của độc giả, nhưng sẽ cố gắng tìm kiếm để có thể gợi lại ký ức đẹp đẽ của game thủ thế hệ đầu.
Theo Game4V
5 cú lừa Cá tháng Tư bá đạo và láo nháo nhất 2016 Cứ mỗi độ xuân tàn, hè sang khi mà những chú cá bắt đầu loi nhoi bò từ mặt nước lên bờ cũng là dịp các nhà phát triển, đơn vị phát hành thế giới nghĩ ra đủ thứ trò dị hợm với mục tiêu troll các game thủ tới chết. Mọi thứ đều diễn ra thật tới mức, dù biết là ngày...