Xúc động và tự hào với chương trình “Bản hùng ca bất diệt”
Chương trình nghệ thuật “ Bản hùng ca bất diệt” được tổ chức tại tại Vũng Tàu và Điện Biên nhằm tri ân công lao to lớn của các thế hệ cha anh và giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng.
Tối 19/7, nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023), tại hai điểm cầu Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Nghĩa trang Liệt sỹ A1 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt với chủ đề Bản hùng ca bất diệt.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo; lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình tại điểm cầu Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) (Ảnh: Thế Công).
Đến dự chương trình tại điểm cầu nghĩa trang Hàng Dương có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài. Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có: Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Tạ Quang Đông.
Dự điểm cầu Nghĩa trang liệt sĩ A1 có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương.
Chương trình còn có sự tham dự của các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các cựu tù chính trị Côn Đảo và các tầng lớp nhân dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại chương trình (Ảnh: Nam Nguyễn).
Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc đã viết nên bản anh hùng ca bất hủ về lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc với khát vọng tự do, hòa bình và hạnh phúc.
Mỗi người Việt Nam hôm nay khắc ghi trong tim rằng, mỗi phút giây đang sống trong bình yên, hạnh phúc đã được đổi bằng sự hy sinh, xương máu của các thế hệ cha ông. Chỉ riêng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, 1,2 triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống để thân thể thành đất đai Tổ quốc; hồn bay lên hóa linh khí quốc gia.
Phó Thủ tướng cho biết thêm, chỉ riêng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại đã có 1,2 triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Đến nay vẫn còn gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, gần 300.000 ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được danh tính.
Phó Thủ tướng cho biết 76 năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội rất quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công. Nhiều chính sách được thực hiện đồng bộ, nâng cao mức sống của người có công, thân nhân của người có công với cách mạng.
Video đang HOT
Cả hệ thống chính trị đã chung tay xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ. Công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin cũng được đẩy mạnh.
Phó Thủ tướng xúc động khi nhắc lại những ký ức hào hùng của “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn” để có “9 năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.
“Chúng ta trân trọng, khắc ghi và đời đời nhớ ơn những cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công” – Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Tiết mục “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” do ca sĩ Phạm Thu Hà biểu diễn (Ảnh: Thế Công).
Ông Tạ Quang Đông – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổng đạo diễn chương trình cho biết, điểm khác biệt ở cầu truyền hình Bản hùng ca bất diệt là ý tưởng không phục dựng nỗi đau chiến tranh bằng tiếng đạn bom, cảnh thương vong nơi trận mạc mà bằng diện mạo khác.
Đó chính là vẻ đẹp và sự cao quý của lòng yêu nước thiêng liêng, của lý tưởng sống cao đẹp, của sức trẻ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tình yêu ban sơ mà son sắt, tình đồng chí, đồng bào chân chất mà đậm sâu. Chương trình cũng không kể lại lịch sử theo mạch tuyến tính các sự kiện, con số từ quá khứ đến hiện tại, mà theo một góc nhìn nhân văn, lãng mạn.
Ca sĩ Tùng Dương hát Vết chân tròn trên cát giữa những hàng mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng Dương (Ảnh: Thế Công).
Theo đó, chương trình sẽ diễn ra 90 phút gồm phần lễ: Tiếng chuông tưởng niệm, thắp nến tri ân; Phần nghệ thuật gồm ba chương: Tiếng gọi non sông; Những cánh hoa bất tử; Khúc tráng ca hòa bình.
Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Hoài Bắc, NSƯT Phạm Phương Thảo, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, ca sĩ Tùng Dương, Phạm Thu Hà, Trọng Tấn, Võ Hạ Trâm, Trương Quý Hải, Vương Long, Hữu Hiệp; các nghệ sĩ Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Dàn nhạc Dây sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Thiếu nhi Nhạc viện Hà Nội, Nhóm Thăng Long, Vũ đoàn Lavender cùng tập thể cựu chiến binh.
Cùng với những ca khúc đi cùng năm tháng, chương trình đã mang đến nhiều cảm xúc với những lát cắt như các phóng sự Câu hát xuyên tường thép, Trường học giữa biển khơi. Năm tháng qua đi, ký ức bi tráng vẫn luôn nhắc nhớ thế hệ hôm nay thông điệp “sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh”.
Liên khúc Bác đang cùng chúng cháu hành quân và Tiến bước dưới quân kỳ đã kết thúc chương trình nghệ thuật đặc sắc “Bản hùng ca bất diệt” (Ảnh: Thế Công).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên sân khấu tại điểm cầu Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) (Ảnh: Thế Công).
Võ Hạ Trâm, Quang Linh hội ngộ trên cùng một sân khấu
Các nghệ sĩ cùng tham gia chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề 'Việt Nam vang khúc khải hoàn ca' dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc diễn ra tối 28/4 tại TP.HCM.
Chương trình "Việt Nam vang khúc khải hoàn ca" diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP.HCM) nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023); 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2023) và kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam" (1943 - 2023).
Chương trình nghệ thuật với 3 chương: "Miền Nam trong tim Tổ quốc", "Lửa sáng thành đồng" và "Thành phố ngời sáng tương lai". Ê-kíp dàn dựng đa dạng các thể loại trình diễn, kết hợp đầu tư âm thanh, ánh sáng chỉn chu.
Đào Mác và Duyên Huyền thể hiện ca khúc 'Vững bền một cõi non sông' mở màn chương trình.
Nguyễn Phi Hùng và Lưu Hiền Trinh trình bày 'Thành phố mãi trong lòng ta' với tinh thần trẻ trung.
Hiền Thục với 'Ơi cuộc sống mến thương' mang đậm hơi thở thời đại.
Ca sĩ Quang Linh, Vân Khánh song ca 'Đất nước - Người mẹ của tôi"'. Hai giọng ca nổi tiếng với dòng nhạc Huế hòa quyện ăn ý trong từng lời ca.
Hồ Trung Dũng và Võ Hạ Trâm có màn kết hợp với 'Bức thư viết vội', kể câu chuyện tình của những đôi trai gái.
Võ Hạ Trâm hóa cô gái Ấn Độ, tiếp tục thể hiện loạt ca khúc với bản phối hiện đại: Chợt như giấc mơ, Girl on fire và Về với em. Nữ ca sĩ gửi lời tri ân khán giả trong chặng đường 16 năm ca hát và mong nhận được tình yêu thương trong thời gian tới.
Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức, Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố thực hiện. NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy chỉ đạo nghệ thuật, Dương Thảo làm đạo diễn.
Ngọt band và giới nhạc Indie biểu diễn ở Công viên Tao Đàn Ngọt band cùng các tên tuổi của dòng nhạc Indie: BOF, Bút Chì Màu Band,... với màu sắc âm nhạc tươi mới, gần gũi với giới trẻ cùng góp mặt trong chương trình nghệ thuật cộng đồng tối 30/9. Chương trình nghệ thuật kết nối cộng đồng Thành phố Tình yêu - Lively SaiGon được chỉ đạo bởi Sở VH-TT TP.HCM, do Trung...