Xuất khẩu vũ khí Mỹ gặp trở ngại sau vụ tạm đóng băng viện trợ Ukraine
Quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine dù được rút lại nhưng đã ảnh hưởng tới ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Bồ Đào Nha từ bỏ ý định mua F-35 của Mỹ khi căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu leo thang (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã bị tác động sau khi Bồ Đào Nha tuyên bố sẽ không mua máy bay chiến đấu F-35 từ Washington. Trong khi đó, một số quốc gia khác dường như đặt dấu hỏi về độ tin cậy của Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine trong vài ngày, theo nhiều nguồn tin.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 10/3, khoảng 35% lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn 2020-2024 đã được chuyển đến châu Âu, với tổng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 21% so với giai đoạn 2015-2019.
Việc các nước châu Âu suy giảm niềm tin vào nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của mình có thể tác động tới ngành công nghiệp vũ khí Mỹ, đồng thời cũng làm căng thẳng giữa 2 bên có khả năng gia tăng.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn với Publico ngày 13/3, Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha Nuno Melo khẳng định nước này sẽ không mua F-35 của Mỹ để thay thế các tiêm kích F-16 đã lỗi thời.
Ông nhấn mạnh rằng các chính sách khó đoán của Washington là một trong những lý do chính khiến Lisbon tìm kiếm lựa chọn khác từ châu Âu.
Khi được hỏi liệu chính phủ Bồ Đào Nha có tiếp tục mua máy bay chiến đấu từ Mỹ hay không, ông Melo trả lời: “Các tiêm kích F-16 đã đến cuối vòng đời, và chúng tôi phải tính đến phương án thay thế.
Tuy nhiên, trong các quyết định của mình, chúng tôi không thể bỏ qua bối cảnh địa chính trị. Quan điểm gần đây của Mỹ trong khuôn khổ NATO và trên bàn cờ chiến lược quốc tế buộc chúng tôi phải suy nghĩ về các lựa chọn tốt nhất, bởi tính nhất quán và đáng tin cậy của đồng minh là yếu tố quan trọng”.
Ông cũng nói thêm rằng Bồ Đào Nha phải chắc chắn rằng các đồng minh sẽ luôn sát cánh cùng họ trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, nước này đang cân nhắc nhiều lựa chọn, đặc biệt là từ các nhà sản xuất châu Âu, đồng thời xem xét lợi ích kinh tế mà các phương án đó có thể mang lại cho đất nước.
Không chỉ Bồ Đào Nha, các nước châu Âu khác, bao gồm Ba Lan, cũng bắt đầu đặt ra câu hỏi về vũ khí Mỹ.
Ba Lan đang sử dụng hệ thống pháo phản lực HIMARS do Mỹ cung cấp. Họ giờ đây dường như đặt ra câu hỏi về tính nhất quán và tin cậy của Mỹ khi Washington từng ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, khiến HIMARS hoạt động kém hiệu quả hơn.
Tại Anh, Guardian đưa tin rằng chính phủ nước này đang lo ngại về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ hệ thống tên lửa hạt nhân Trident, vốn đã cũ kỹ.
Ủy ban châu Âu cũng đang đề xuất việc mua sắm vũ khí tập thể từ các quốc gia thành viên EU nhằm đối phó với chính sách quốc phòng của Mỹ trong thời gian qua.
Theo Newsweek, Bồ Đào Nha từ chối F-35 chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ quốc phòng Mỹ – châu Âu đã xảy ra những căng thẳng nhất định. Khi các nước EU ngày càng tìm kiếm lựa chọn thay thế từ nội khối, vị thế của Mỹ với tư cách là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho châu lục này có thể bị ảnh hưởng.
Tổng thống Trump cân nhắc rút quân đội Mỹ khỏi Đức
Ngày 8/3, tờ Telegraph dẫn nguồn tin thân cận Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét rút quân đội Mỹ khỏi Đức và tái triển khai lực lượng tại Hungary.
Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập tại Grafenwoehr, miền nam nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này được cho là xuất phát từ những bất đồng giữa chính quyền Tổng thống Trump và các đồng minh châu Âu về cách thức xử lý xung đột Ukraine.
Mỹ hiện có hơn 35.000 binh sĩ đóng quân tại hàng chục căn cứ ở Đức, đồng thời nước này cũng đang lưu trữ vũ khí hạt nhân của Washington. Theo Telegraph, Tổng thống Trump tỏ ra không hài lòng với lập trường của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt khi các nước như Anh và nhiều thành viên EU tiếp tục cam kết ủng hộ Kiev trong khi ông nhấn mạnh sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt.
Một số nguồn tin cho rằng Mỹ đang bị cuốn vào một cuộc xung đột kéo dài, trong khi châu Âu chưa đưa ra giải pháp thực sự nào. Theo nguồn tin này, Tổng thống Trump bày tỏ sự quan ngại vì EU không tìm cách chấm dứt xung đột mà dường như đang thúc đẩy chiến tranh.
Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance cũng đã gây tranh cãi khi chỉ trích luật tự do ngôn luận của Đức tại Hội nghị An ninh Munich, trong khi Elon Musk - cố vấn của Tổng thống Trump - công khai ủng hộ đảng đối lập cánh hữu Alternative for Germany (AfD) trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây.
Về phía Đức, Thủ tướng tương lai Friedrich Merz nhận định cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 28/2 đã làm gia tăng căng thẳng. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Friedrich Merz tuyên bố Berlin không thể tiếp tục dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh.
Ông Merz nhấn mạnh rằng Mỹ không còn là chỗ dựa tuyệt đối của châu Âu và cho rằng châu Âu cần chứng minh khả năng hành động độc lập.
Trong khi đó, Hungary - đồng minh thân cận của Tổng thống Trump ở châu Âu - tiếp tục duy trì lập trường phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây đã ngăn chặn một tuyên bố chung của EU về việc tăng hỗ trợ cho Kiev và công khai ủng hộ Tổng thống Trump trong căng thẳng với Tổng thống Zelensky. "Hôm nay, Tổng thống Donald Trump đã dũng cảm đứng lên vì hòa bình," ông Orban viết trên mạng xã hội X.
Italy đề xuất Mỹ và châu Âu họp thượng đỉnh về Ukraine Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Ukraine, ngày 1/3, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quy mô lớn giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu nhằm thảo luận về các thách thức hiện tại, đặc biệt là vấn đề Ukraine. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni phát biểu tại cuộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Hội đồng Bảo an châu Âu' Giải pháp mới cho khủng hoảng an ninh của EU?

Tổng thống Zelensky muốn Ukraine nhận được hỗ trợ 'kiểu Israel' từ Mỹ

Ông Trump nói Crimea thuộc về Nga

Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ

Những chiến lợi phẩm thúc đẩy bước tiến lớn về công nghệ quân sự

Triều Tiên phá bỏ những đồn đoán khi hạ thủy tàu khu trục cỡ lớn nặng 5.000 tấn

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa

Trung Quốc mạnh tay bơm tiền vào nền kinh tế, chuyện gì đang xảy ra?

Đột phá hay tính toán sai lầm với xe tăng Challenger 3 mới nhất của Anh?

Ấn Độ, Pakistan đấu súng qua lại ở lãnh thổ tranh chấp

Nỗi lo hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc

Chính quyền Trump rút lại chính sách thị thực sinh viên sau làn sóng phản đối
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 6 đối tượng trộm cát trên sông Hồng
Pháp luật
14:00:07 26/04/2025
Top 5 nghệ sĩ Vpop hot nhất 2024: Số 1 không ai phản đối, thứ hạng của HIEUTHUHAI gây bất ngờ
Nhạc việt
14:00:03 26/04/2025
Tranh cãi khán giả bỏ về tại sân khấu Coachella của Jennie, ùa đi xem sao nữ hot nhất lễ hội biểu diễn
Nhạc quốc tế
13:53:29 26/04/2025
Hot: Truyền thông khui Kim Soo Hyun hẹn hò thêm 1 nữ diễn viên, đang cố bảo vệ đối phương khỏi bão drama
Sao châu á
13:31:21 26/04/2025
Hoa hậu Phạm Hương và mẹ chồng đại gia có mối quan hệ thế nào?
Sao việt
13:26:20 26/04/2025
Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ
Tin nổi bật
13:02:27 26/04/2025
Tống Tổ Nhi ghi điểm sau khi thoát lệnh cấm
Hậu trường phim
12:55:29 26/04/2025
Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?
Sức khỏe
12:26:07 26/04/2025
Chi Pu diện đồ Gucci lên tạp chí Ý, liệu có thành "Bạn thân thương hiệu"?
Phong cách sao
12:10:03 26/04/2025
Giao 87.000 xe ở Việt Nam, VinFast bán được bao nhiêu ô tô tại nước ngoài?
Ôtô
12:04:01 26/04/2025