Xử lý nhóm đối tượng khai thác trái phép gỗ nằm trong sách đỏ
Sáng 30/7, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, đã chuyển hồ sơ nhóm đối tượng khai thác lâm sản trái phép tại Tiểu khu 52 rừng đặc dụng (thuộc ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm) đến Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc để tiếp tục điều tra, xử lý.
Trước đó, vào tối 23/3, trong quá trình tuần tra tại Tiểu khu 52, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng thuộc ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, lực lượng chức năng đã phát hiện các đối tượng gồm: Đỗ Tiến Đạt, Thái Hoàng Huynh, Cao Quốc Cường, Đặng Văn Khanh và 3 người nam giới (chưa rõ nhân thân) đang khai thác gỗ trái phép.
Các đối tượng khai thác gỗ trái phép.
Các đối tượng khai thác gỗ trái phép.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã xác định cây rừng các đối tượng này đang khai thác là cây kiền kiền nằm trong danh mục cấm khai thác và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Bước đầu xác định khối lượng gỗ mà các đối tượng khai thác trái phép là 2,119 m3 gỗ tròn (trong đó: 38 lóng gỗ có khối lượng là 1,921 m3 là cây kiền kiền, 3 lóng gỗ loại thông thường có khối lượng là 0,198 m3 là gỗ trâm và gỗ công). Làm việc với cơ quan chức năng, các đối tượng thừa nhận số gỗ trên do các đối tượng cưa hạ.
Video đang HOT
Hiện, 4 đối tượng: Đỗ Tiến Đạt, Thái Hoàng Huynh, Cao Quốc Cường, Đặng Văn Khanh đang bị tạm giữ hình sự, phục vụ công tác điều tra.
Điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng
Ngày 18/4, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) đã tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông) để làm rõ tính chất, mức độ vi phạm theo đúng thực tế để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Xác định 8 đối tượng liên quan đến vụ chặt phá rừng ở Thừa Thiên-Huế
Thành phần tham gia khám nghiệm gồm: Hạt Kiểm lâm huyện, VKSND huyện, Công an huyện, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ huyện Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng, các cộng đồng và cá nhân có liên quan.
Liên quan đến vụ phá rừng này, sau khi triệu tập 12 người làm việc, đã có 8 đối tượng khai nhận các hành vi của mình. Trong đó, có 4 đối tượng cưa xẻ và vác gỗ từ trong rừng ra gồm: Hoàng Văn Q., Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C., cùng trú xã Thượng Quảng và Trần Văn Đ. trú xã Hương Hữu (huyện Nam Đông).
Lực lượng chức năng huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng.
Cụ thể, ông Hoàng Văn Q. khai nhận có cưa xẻ gỗ và nhờ 3 đối tượng còn lại là Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C. và Trần Văn Đ. vác về để làm nhà ở. Ông Trần Văn Đ. khai giúp đưa gỗ về để tại nhà ông Hoàng Văn Q., xong việc chỉ ăn nhậu, không lấy tiền công. Còn ông Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C. cũng khai nhận là đi vác gỗ do ông Q. nhờ và chỉ đi 1 lần và việc cưa xẻ do ông Q. thực hiện ở khu vực khe La Ma. Hiện, UBND huyện Nam Đông đã thành lập Ban chỉ đạo 342 để điều tra, xử lý vụ phá rừng.
Hiện, lực lượng chức năng đang tổ chức chốt chặn 24/24h tại khu vực yết hầu để ngăn chặn khai thác, vận chuyển gỗ bằng trâu kéo, lên kế hoạch truy quét, bảo vệ rừng đến ngày 30/4. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo 342 tham mưu UBND huyện Nam Đông thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra giấy phép hành nghề, hoạt động của 32 xưởng cưa, xưởng mộc trên địa bàn nhằm để tuyên truyền các quy định về quản lý lâm sản, nếu phát hiện vi phạm đề xuất thu hồi giấy phép, cho ngừng hoạt động...
Ban chỉ đạo 342 yêu cầu lực lượng chức năng tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng không vi phạm pháp luật lâm nghiệp đối với các đối tượng nghi vấn tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, chủ trâu kéo, các xưởng cưa trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền đến các thành viên trong cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, cung cấp thông tin đối tượng vi phạm để điều tra xử lý...
Trước đó, Báo CAND đã đưa tin, nhận được phản ánh nhiều cây rừng ở huyện Nam Đông bị cưa hạ để lấy gỗ; lực lượng Kiểm lâm huyện phối hợp với Công an, lực lượng chức năng và chính quyền huyện Nam Đông vào hiện trường kiểm tra. UBND huyện Nam Đông cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo 342 (đại diện UBND huyện, Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng...) để điều tra xử lý.
Qua kiểm tra thực địa hiện trường, số cây bị chặt hạ là 24 cây, trong đó số cây mới bị cưa hạ là 17cây, chủng loại gỗ là: đào, trâm đỏ, chò; có 7 gốc cũ đã chặt hạ từ lâu. Khu vực rừng bị phá thuộc phạm vi quản lý của 4 chủ rừng gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông; Cộng đồng thôn 2; Nhóm 1, thôn 4 xã Thượng Quảng và UBND xã Thượng Quảng.
Làm rõ vụ hủy hoại rừng đặc dụng tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 18/4, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc và Hạt Kiểm lâm huyện Xuyên Mộc tiến hành khám nghiệm hiện trường một vụ ken gốc, bóc vỏ cây rừng mới phát hiện xảy ra tại khoảnh 4 khoảnh 5, tiểu khu 23, rừng đặc dụng Bình Châu - Phước Bửu.
Thực hiện kế hoạchkiểm tra, truy quét bảo vệ rừng tháng 4/2023, Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc đã phát hiện vụ ken gốc, bóc vỏ cây rừng này. Kết quả khám nghiệm hiện trường xác định, tổng số cây bị ken gốc, bóc vỏ gồm 290 cây trên phần diện tích 8.019m2 rừng đặc dụng (276 cây tràm nước, 14 cây dầu, chu vi D1,3 từ 30 đến 113cm, HTB từ 4 đến 8m).
Theo cơ quan chức năng huyện Xuyên Mộc, đây là một vụ hủy hoại rừng có tính chất rất nghiêm trọng, tuy nhiên công tác tuần tra bảo vệ rừng đã không phát hiện sớm vụ việc. Viện KSND huyện Xuyên Mộc đã yêu cầu Hạt Kiểm lâm khẩn trương thu thập chứng cứ để chuyển Cơ quan Công an kịp thời khởi tố vụ án, truy tìm đối tượng và làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan.
Đáng nói, vào giữa tháng 3 vừa qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu cũng đã thông tin về một vụ việc khác tương tự. Theo đó, 59 cây gỗ quý là gỗ sao, gõ, dầu, sến cũng được phát hiện đã bị đục thân, bóc vỏ tại lô 2, khoảnh 13, tiểu khu 22 thuộc rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn quản lý. Mỗi cây có đường kính gốc khoảng từ 15 - 50cm, chiều cao từ 4,5 - 6m, tuổi đời hơn 20 năm. Tại thời điểm kiểm tra, không xác định được đối tượng vi phạm.
Phần diện tích rừng bị xâm hại này đã giao khoán cho một hộ dân ký hợp đồng nhận khoán từ năm 2016. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Ban Quản lý Khu bảo tồn đã mời hộ khoán này lên làm việc và người này cũng cho biết chưa xác định được đối tượng đã cắt hạ, đục thân, bóc vỏ cây rừng trồng.
Ban Quản lý Khu bảo tồn đã yêu cầu hộ trồng khoán này bố trí lực lượng phối hợp với Trạm Quản lý bảo vệ rừng số 7 tăng cường tuần tra quản lý bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trên toàn bộ diện tích nhận khoán. Riêng các cây rừng trồng bị đục thân, bóc vỏ, hộ dân này đã thuê người mua thuốc đắp, xử lý để cứu cây...
Theo nhận định ban đầu của lực lượng kiểm lâm, đây có thể là trường hợp người dân đầu độc cây rừng chết (theo các hình thức đục cây, đẽo hết vỏ cây sau đó chích thuốc hoặc đổ dầu nhớt vào chỗ đục để cây chết từ từ) để chiếm đất làm rẫy.
Khởi tố vụ khai thác gỗ trái phép trong rừng đặc dụng Lâm tặc vào rừng đặc dụng cưa hạ gỗ trái phép và mang một số ra ngoài, hiện trường vẫn còn 4 lóng hộp lâm tặc chưa kịp mang đi. Ngày 6/9, Công an huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" xảy ra...