Xôn xao công ty thời trang thu cọc nhân viên bán hàng 5 triệu đồng mới cho đi làm và sự thật thức tỉnh những bạn trẻ “chưa gì đã lên MXH lu loa”
Liệu việc thu tiền cọc của nhân viên bán hàng là hợp lý hay vi phạm pháp luật ?
Với mỗi công ty khác nhau thì hình thức làm việc, cách ứng tuyển, quy trình sẽ có nhiều điểm chẳng giống nhau. Ở những nơi có chế độ cho nhân viên tốt, bạn thường chỉ cần qua hai tháng thử việc và trở thành nhân sự chính thức. Tuy nhiên, cũng có nơi yêu cầu nhân viên qua đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia. Khi ấy, rất có thể chị em phải trả một khoản phí đào tạo tùy vào thỏa thuận đôi bên. Nhưng nhìn chung, những số tiền này minh bạch và xứng đáng nếu bạn thu lại được nhiều hiệu quả.
Vậy còn hình thức nhân viên cọc tiền cho công ty không rõ nguyên nhân thì sao ? Hẳn sẽ khiến nhiều chị em nghi ngờ đúng không nào? Đây chính là trường hợp đang gây tranh cãi trên MXH vài giờ trước.
Cô gái bức xúc vì doanh nghiệp mình ứng tuyển yêu cầu cọc 5 triệu đồng, nhận lại giấy gửi tiết kiệm mới cho đi làm?
Theo đó, trên nhóm Facebook review về công ty, một cô nàng ẩn danh đã lên tiếng tố cáo hãng thời trang S bởi hành vi không minh bạch trong tuyển dụng. Cụ thể, P.H kể khi ứng tuyển vào cửa hàng thời trang phải đặt cọc cho người sáng lập khoản tiền 5 triệu – đồng thời nhận về giấy gửi tiết kiệm .
Tuy không có bằng chứng cụ thể về sự việc nhưng ở dưới bài đăng, không ít bình luận cho rằng họ cũng từng gặp trường hợp tương tự khi ứng tuyển vào cửa hàng thời trang S. Đặc biệt, công ty S thậm chí còn bị tố bắt nhân viên đi tỉnh khác đào tạo nhưng tất tần tật chi phí phải tự lo.
Song tranh cãi của bài tố cáo kể trên không dừng lại ở những bình luận “ném đá” về phía hãng S. Một vài người từng làm HR của hãng thời trang khác hoặc nhân viên bán hàng đã lên tiếng về hình thức cọc tiền nhiều người coi là khó hiểu.
Nhân viên bán hàng nói về chuyện cọc tiền trước khi làm công việc bán hàng: Như một khoản đảm bảo trách nhiệm, chuyện thường thôi!
Một tài khoản tên T.C chia sẻ: “Bán hàng thời trang thì cọc là đúng rồi, toàn đồ đắt mà không cọc rồi nhân viên mới đến bỏ làm hoặc làm mất không chịu đền thì sao ? Các bạn không làm thì thôi chứ? Từ hồi 2010 mình đi xin việc cũng có nghe về quy định này. Thấy cũng không vấn đề gì bởi như thế thì nhân viên sẽ có trách nhiệm hơn. Nói chung bạn nào thấy ổn thì làm mà không thì thôi, vì kì thực lương kèm doanh số bán ở mấy hãng thường khá cao.”
Ảnh minh họa.
N.H, từng làm bán hàng quần áo ở hãng K còn cho biết bản thân đã phải cọc tiền lớn hơn mức lương tháng nhận được nhưng vì cần việc đã nhắm mắt chấp nhận: “Hồi đó lương tháng 2 triệu đồng, kèm doanh số chắc được 4-5 triệu gì đó, vậy mà phải cọc tận 6 triệu. Mình tiếc đứt ruột nhưng nghe nói hãng lớn, doanh thu cao nên vẫn chấp nhận. Đúng là trong quá trình làm việc, đặc biệt ở hãng thời trang thì có nhiều thứ phát sinh mà chỉ người làm chủ mới hiểu hết.
Đại ý thì đợt đó cũng có một bạn làm cùng với mình nhưng khác ca. Cửa hàng tuy trang bị đủ camera theo dõi nhưng cô bạn này rất tinh quái, đã có hành vi lấy đồ tuồn ra ngoài để bán ăn tiền riêng. Mà cô ấy lấy ở góc khuất nên không bị phát giác. Mãi sau này kiểm kê số lượng thiếu, điều tra kỹ hơn mới rõ chân tướng. Số tiền cọc 6 triệu ấy sẽ phải bớt lại một phần tổn thất của công ty, khi bị đuổi việc, bạn nhân viên nhận được có vài trăm ngàn. Rồi thi thoảng cũng có nhân viên ủi đồ nhưng không cẩn thận làm cháy áo phải đền bù thì cứ trừ dần vào tiền cọc. Khi nào nghỉ việc thì mới nhận lại con số sau khi đã trừ khoản nọ kia.
Cọc cũng là một hình thức để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên song phải rõ ràng và minh bạch. Tức là đôi bên phải thỏa thuận thống nhất dựa trên cơ sở của hợp đồng lao động. Chứ không thể có cái kiểu nói mồm, như vậy dễ bị lừa lắm!”
Quả thực, khi đi ứng tuyển ở bất cứ vị trí nào, chúng ta nên giữ một thái độ khách quan nhìn nhận sự việc nhiều chiều để không vội vã phán xét. Tùy vào cách quản lý nhân viên và điều hành công ty mà các sếp sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau. Nhưng bạn nên so sánh cái được và mất của mỗi sự lựa chọn để tìm thấy công việc ưng ý.
Dẫu vậy vẫn hãy đảm bảo mọi nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên phải được đảm bảo bằng tính pháp lý của hợp đồng lao động nhé!
Nhân chứng phác họa chân dung tên trộm khiến người dẫn bản tin "đứng hình", dân mạng được phen cười vỡ bụng vì quá đỗi "cute phô mai que"
Những nét vẽ thô sơ và hài hước khiến bức tranh lan truyền trên mạng xã hội và thu hút nhiều bình luận.
Vào cuối tháng 1 năm 2018, có một vụ trộm tiền mặt xảy ra tại khu chợ Central Market ở Lancaster, bang Pennsylvania (Mỹ). Một gã đàn ông đã đóng giả làm nhân viên tại một quầy hàng bên trong chợ để lén ăn cắp tiền mặt rồi chuồn ra ngoài. Hắn không đi xe và số tiền bị trộm không được tiết lộ.
Ở một nơi nhộn nhịp như vậy, tên trộm có tinh vi đến cỡ nào cũng khó qua mắt hết được tất cả mọi người.
Và quả thực, có một nhân chứng là nhân viên bán hàng ở khu chợ đã nhớ được mặt hắn và tất nhiên, người này được dịp "trổ tài hội họa" để vẽ phác họa chân dung tên trộm đó giúp cảnh sát nhanh chóng xác định danh tính và tóm gọn hắn.
Cảnh sát công bố bức phác họa chân dung kẻ bị tình nghi là kẻ trộm ở Central Market. Bức phác họa hài hước khiến nhiều người tưởng là trò đùa.
Nhưng có ai ngờ, nhân chứng này lại sở hữu năng khiếu vẽ tệ hơn cả học sinh lớp 5. Nhưng nét vẽ đậm khiến mặt tên nghi phạm trông giống như miếng phô mai hình tam giác ngược phủ thêm tóc, hoặc một quả dâu tây được đội mũ. Đôi mắt đơn giản là 2 chấm tròn, không có lông mày, thậm chí chỉ có 1 tai. Bức vẽ chân dung một tên tội phạm mà lại gây cười vì quá hài hước và có phần "đáng yêu" như nhân vật hoạt hình của các cháu thiếu nhi.
Những nét vẽ thô sơ và hài hước khiến bức tranh lan truyền trên mạng xã hội và thu hút nhiều bình luận.
Một người nói rằng bức chân dung khiến anh liên tưởng tới ca sĩ nổi tiếng Jason Mraz. Một người khác đùa rằng "trông anh chàng này giống bạn cùng phòng với tôi".
Thậm chí, một biên tập viên truyền hình khi đưa tin về vụ việc cũng bị "đứng hình" vài giây rồi mô tả rằng tên trộm này "có một cái mũi, tóc tai trông như thế này và đội nón".
Ấy thế mà, chỉ nhờ bức họa gây cười này, cảnh sát bang Pennsylvania vẫn xác định được danh tính tên trộm. "Cùng các mô tả về ngoại hình, bức vẽ nghiệp dư và như phim hoạt hình do nhân chứng cung cấp đã giúp một điều tra viên nhớ ra tên nghi phạm", cảnh sát Lancaster cho biết.
Dung mạo thật của nghi phạm Hung Phuoc Nguyen (bên trái).
Họ xác định người này là Hung Phuoc Nguyen, 44 tuổi, một người vô gia cư. Nhân chứng cũng xác nhận Nguyen khi được xem ảnh trong hồ sơ lưu trữ của cảnh sát. Lệnh truy nã Nguyen đã được công bố hôm 7/2 với hai tội danh về trộm tiền. Không rõ sau đó người đàn ông này phải chịu mức phạt ra sao với 2 tội danh cảnh sát đưa ra.
Tấm biển tuyển nhân viên gây lú vì chi tiết bất thường, để ý kỹ mới thấy điều sai trái Treo bảng thông báo tuyển nhân viên, chủ quán làm nhiều người băn khoăn vì nội dung trên tờ thông báo. Để tìm được nhân viên phục vụ cho quán mình, các chủ quán thường chọn cách in thông báo tuyển dụng và treo lên bên ngoài cửa hàng. Nhiều người cần tìm việc nhờ các thông báo như vậy cũng sẽ dễ...