Xét nghiệm nguồn thực phẩm nhập khẩu đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19
GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh thành phố phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế xây dựng phương án thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu; phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm các thực phẩm từ nguồn nhập khẩu trên địa bàn để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng khi có yêu cầu về phòng chống dịch
Ngày 24-11, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, không để ảnh hưởng sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế – xã hội .
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 24-9-2020 về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19; tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng chống dịch và trực tiếp chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các địa phương tăng cường phòng chống dịch Covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch tại đơn vị và phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 ; quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần gương mẫu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng dịch nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người, các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối với các bệnh viện duy trì tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; tiếp tục đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường…
Đồng thời tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng và nhân viên y tế; tăng cường tập huấn về công tác xét nghiệm, điều trị, sử dụng trang thiết bị máy thở, máy lọc máu và các thiết bị khác phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh xét nghiệm Covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu. Yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
Ngoài ra, cần rà soát, kiểm tra chặt chẽ giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 đối với tất các các trường hợp là chuyên gia nhập cảnh từ nước ngoài; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly; chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng khi có yêu cầu về phòng chống dịch.
Đáng chú ý, trong Chỉ thị, GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh thành phố phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế xây dựng phương án thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu; phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm các thực phẩm từ nguồn nhập khẩu trên địa bàn để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Dịch bệnh đã bùng phát trở lại trong mùa đông xuân tại nhiều nơi trên thế giới . Nhiều quốc gia đặc biệt tại khu vực châu Âu đã phải tái thiết lập việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội .
Trong nước, tình dịch bệnh vẫn đang tiếp tục được kiểm soát. Cả nước đã trải qua hơn 80 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Mặc dù vậy, các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài dương tính với virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục được ghi nhận nên nguy cơ dịch bệnh xuất hiện vẫn luôn thường trực nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Hơn nữa, trong thời gian tới, cả nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng, công tác phòng chống dịch được yêu cầu đặt trong tình trạng nghiêm ngặt với mức độ an toàn cao nhất.
2 trong 3 trường hợp nghi mắc Covid-19 tại Sơn La có kết quả âm tính
2 trong 3 trường hợp nghi mắc Covid-19 tại Sơn La có kết quả âm tính
Trên mạng xã hội ngày 30/7 xuất hiện thông tin Sơn La có một số trường hợp từ vùng dịch trở về địa phương nghi mắc COVID-19, khiến người dân hoang mang
Ông Nguyễn Hữu Hùng- Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Sơn La cho biết: có 3 trường hợp là công dân của tỉnh Sơn La đi từ vùng dịch về địa phương; trong đó 1 trường hợp trú ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu đi từ TP Đà Nẵng về, 2 trường hợp còn lại (một ở huyện Thuận Châu, một ở TP Sơn La) đi từ tỉnh Quảng Nam về chưa qua 14 ngày có biểu hiện sốt nhẹ.
Ngay sau đó, cả 3 trường hợp này đã được đưa đi điều trị cách ly tại Bệnh viện các địa phương nơi họ cư trú và được lấy mẫu xét nghiệm. Đến chiều tối nay 30/7, 2 trường hợp ở Mộc Châu và TP Sơn La đã có kết quả âm tính với SARS - COV- 2. Riêng trường hợp ở huyện Thuận Châu dự kiến đêm nay sẽ có kết quả xét nghiệm.
Theo Phó Giám đốc sở Y tế Nguyễn Hữu Hùng, sốt là một triệu chứng thường gặp của rất nhiều bệnh. Người dân không nên quá lo lắng khi thấy có biểu hiện này. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước, khuyến cáo người dân cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình hình dịch bệnh trên các kênh thông tin chính thống, không nên hoang mang trước những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính thống. Đồng thời, mỗi người cần tự áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, như khai báo y tế, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang tại nơi đông người, và nếu không có việc thực sự cần thiết thì cũng không nên đi đến vùng dịch để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Theo thống kê, Sơn La có tổng cộng 701 người đi từ Đà Nẵng về địa phương. Số này ở hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh; nhưng nhiều nhất là thành phố Sơn La, với hơn 200 trường hợp. Đến nay, trừ 3 trường hợp sốt nhẹ như vừa nêu, tất cả các trường hợp còn lại đều có sức khỏe ổn định./.
Nguy cơ cao bùng phát lại dịch COVID-19 Ngày 18/6, tại cuộc họp triển khai công tác phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo đánh giá, ở trong nước cơ bản đã khống chế được dịch bệnh, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới hết sức phức tạp. Điều trị bệnh nhân COVID-19 Ảnh: PV GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ...