Xem cảnh sát biển vây ráp băng nhóm cướp tàu
Tàu chở dầu Zafirah xuất phát từ cảng Pasir Guadang (Malaysia) đến một cảng khác trong nước đã bị băng nhóm 11 đối tượng có vũ trang đánh cướp. Phi vụ có thể đã trót lọt nếu cảnh sát biển Việt Nam không can thiệp kịp thời.
Vào lúc 19h20 ngày 19/11, tại vị trí 07-22′520 N, 109- 10′410 E, tàu chở dầu Zafirah dài 59m, rộng 10m, với 5 thuỷ thủ người Myanmar và 4 thuỷ thủ người Indonesia bị mất liên lạc. Bằng nhiều biện pháp khác nhau (liên lạc với các cơ quan trong và ngoài nước), Vietnam MRCC đã xác minh tàu Zafirah đã bị cướp biển tấn công, tàu bị khống chế, toàn bộ 9 thuyền viên đã bị đẩy xuống bè cứu sinh.
Cùng với nỗ lực giải cứu thuyền viên, Cảnh sát biển vùng 3 (Cục Cảnh sát biển Việt Nam) đã nhanh chóng truy lùng con tàu bị đánh cướp đang trốn trong hải phận Việt Nam. Dưới đây là những hình ảnh vây ráp, khống chế hải tặc:
Tàu chở dầu Zafirah sau khi bị hải tặc đánh cướp đã trốn vào hải phận Việt Nam cách mũi Vũng Tàu hơn 60 hải lý.
Bọn cướp đã nhanh chóng sơn lại tàu và thay tên tàu mới thành MTSEAHORSE.
Sau nhiều giờ phát loa vận động yêu cầu đầu hàng nhưng hải tặc ngoan cố, cảnh sát biển đã triển khai biên đội tàu vây ráp kết hợp cùng các ca nô bao vây từ nhiều phía.
Video đang HOT
Một tên cướp ngoan cố chống trả bị quật ngã.
Các đối tượng trốn vào cabin hay có ý đồ nhảy xuống biển tẩu thoát cũng bị bắt giữ.
Biết không thể chống cự lâu, một nhóm cướp biển lao ra phía mũi tàu ra hiệu đầu hàng.
11 tên cướp tàu bị dẫn giải vào bờ phục vụ điều tra.
Đại tá Lê Xuân Thanh chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 3 chúc mừng cán bộ chiến sỹ hoàn thành suất sắc vụ bắt giữ hải tặc.
Theo Dantri
Cảnh sát biển Việt Nam vây ráp hải tặc
11 tên cướp biển trang bị dao và súng ngắn đã bị cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ sau nhiều giờ cố thủ trong lãnh hải Việt Nam (cách mũi Vũng Tàu hơn 60 hải lý).
Khoảng 20h50' ngày 22/11, Vùng Cảnh sát biển 3 đã đưa 11 nghi can được cho là tổ chức đánh cướp tàu chở dầu Zafirah vào bờ phục vụ công tác điều tra. Trước đó, lúc 19h20 ngày 19/11, con tàu chở dầu này bị mất liên lạc tại vị trí 07-22'520 N, 109- 10'410 E. Trên tàu có 5 thuỷ thủ người Myanmar và 4 thuỷ thủ người Indonesia.
Cướp biển cố thủ
Trước khi tàu Sar 413 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa được 9 thuyền viên tàu bị cướp biển cập bến an toàn, Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã lệnh cho Vùng Cảnh sát biển 3 triển khai truy lùng con tàu bị cướp.
Theo đó, 2 biên đội tàu 6007, 9001, 4034 và 4031, 2011 đã được huy động tìm kiếm. Đến rạng sáng ngày 22/11, một biên đội tàu của cảnh sát biển đã phát hiện tàu Zafirah trong lãnh hải Việt Nam (cách mũi Vũng Tàu hơn 60 hải lý) nên lập tức triển khai khống chế, yêu cầu tàu thả neo.
Tàu chở dầu Zafirah bị cướp
Trưa cùng ngày, tàu CSB 2011 xuất bến từ TP.Vũng Tàu chở theo thuyền trưởng và thuyền phó tàu tàu Zafirah ra vị trí tàu neo đậu để nhận dạng tàu. Ngay sau khi xác định đúng tàu bị cướp, lực lượng Cảnh sát biển đã phát loa yêu cầu các đối tượng trên tàu hạ vũ khí đầu hàng nhưng bọn chúng cố thủ.
Sau nhiều giờ vận động bất thành, khoảng 16 giờ cùng ngày, biên đội tàu 4031, 2011 của cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức tấn công. Bọn cướp trên tàu được trang bị vũ khí gồm dao dài và súng ngắn sau gần một giờ chống trả đã phải tra tay vào còng.
11 đối tượng quốc tịch Indonesia bị bắt giữ được cho là đã sử dụng phương thức "ngụy trạng" tàu vừa cướp được để tránh bị cảnh sát biển truy lùng, phát hiện. Vào thời điểm Vùng Cảnh sát biển 3 tìm thấy, con tàu chở dầu bị cướp đã bị bọn chúng sơn lớp sơn mới và tên mới.
Lời kể của những người bị cướp
Anh Sann Winnaung (37 tuổi, quốc tịch Myanmar), thuyền trưởng tàu Zafirah, cho biết tàu xuất phát từ cảng Pasir Guadang (Malaysia) đến một cảng khác trong nước. Vào khoảng 3h ngày 18/11, khi đi ngang hải phận Indonesia thì bọn cướp tấn công.
Các đối tượng cướp tàu chở dầu đã bị bắt giữ
"Những tên cướp này nói tiếng Indonesia. Bọn chúng cầm theo dao dài và súng ngắn rút ra từ túi quần. Sau khi khống chế chúng tôi xong, bọn chúng nhốt chúng tôi vào cabin và để lại một ít thức ăn", ông Sann nói, mặt còn lấm tấm mồ hôi.
La Ode Muhamamad Yasrin (23 tuổi, quốc tịch Indonesia), Phó 2 tàu Zafirah kể tiếp: "Lúc đó tôi sợ lắm vì bọn chúng nói chống cự sẽ giết hết. Chúng tôi còn chắp tay vái lạy cơ mà. Giờ thoát rồi nhưng tôi vẫn còn sợ".
Theo 9 thành viên trên tàu chở dầu bị cướp kể lại, hơn một ngày sau khi bị giam giữ trên chính tàu của mình, họ bị bọn cướp ép rời tàu xuống một xuồng cứu sinh. Chiếc xuồng trôi dạt vào vùng biển Việt Nam trong lúc bọn cướp cũng lái tàu vào hải phận Việt Nam tránh sự truy lùng của cảnh sát biển Indonesia và Malaysia.
May mắn cho nhóm thủy thủ trên xuồng cứu sinh, họ đã được 2 tàu cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là BV 91592 TS và BV 92350 TS cứu vớt khi cách cách mũi Vũng Tàu khoảng 120 hải lý về phía Đông Đông Nam và cách Côn Đảo 140 hải lý. Từ đó, hai tàu cá này đã báo cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khoảng 12h 45' ngày 21/11, Vungtau MRCC đã điều tàu SAR 413 từ Côn Đảo đến vị trí các tàu cá để tiếp nhận các thuyền viên bị nạn. Đến 24h cùng ngày toàn bộ 9 thuyền viên tàu ZAFIRAH được chuyển sang tàu SAR 413 an toàn. Ngay sau khi tiếp nhận các thuyền viên bị nạn, tàu SAR 413 đã tổ chức chăm sóc y tế ban đầu cho các thuyền viên và tổ chức đưa vào bờ bàn giao cho các cơ quan chức năng để lấy lời khai.
Theo 24h
18 thuyền viên Saigon Queen sắp về nước Sáng nay, các thủy thủ Việt Nam được cứu sau vụ chìm tàu hôm 30/10 đã cập cảng Mongla (Bangladesh). Trong khi đó, việc tìm kiếm thuyền trưởng Luân và 3 thuyền viên khác vẫn chưa có kết quả. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Vietnam...