Xe khách bị ném đá, 1 chuyên gia nước ngoài trọng thương
Chiều ngày 25/9, anh Lê Phạm Anh Tuấn (33 tuổi), tài xế xe khách Cô Hai có trụ sở tại TPHCM cho biết, một hành khách người nước ngoài đã bị đá văng vào mắt khi xe khách bị kẻ xấu ném đá trong đêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, khoảng 20h ngày 24/9, anh Tuấn điều khiển xe khách giường nằm hướng từ huyện Ayun Pa (Gia Lai) đi TP Hồ Chí Minh. Đến tại km 95 thuộc huyện Ea H’leo, Đắk Lắk, bất ngờ bị xe kẻ xấu ném đá, gây vỡ kính xe, đá văng trúng vào mắt 1 hành khách nước ngoài.
Xe khách bị kẻ xấu ném đá vỡ kính
“Đoạn qua khu vực này khá vắng vẻ và đường khá xấu nên tôi điều khiển xe chậm lại. Lúc này bất ngờ xe bị ném đá, làm vỡ kính xe, đá bay thẳng vào mặt 1 hành khách người Trung Quốc đang làm việc cho 1 công ty mía đường tại huyện Ayun Pa khiến máu chảy rất nhiều. Hành khách bị thương nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk”, anh Tuấn kể.
Theo anh Tuấn, đây không phải là lần đầu xe anh điều khiển bị ném đá; rất nhiều hãng xe khác cũng bị tương tự. “Tháng nào tôi lái xe trên QL 14 cũng bị ném đá, nhẹ thì nứt kiếng, nặng thì vỡ kiếng đá bay thẳng vào tài xế hoặc hành khách trên xe. Tụi ném đá toàn tập trung ở khu vực vắng vẻ, núp trong lùm cây rồi nhanh tay ném, xong rồi tẩu thoát. Nhà xe chúng tôi chịu rất nhiều thiệt hại vì tình trạng này”, anh Tuấn bức xúc.
Nhà xe dùng băng keo dán tạm kính bị vỡ
Được biết, cùng thời điểm xe của hãng xe Cô Hai bị ném đá còn có 2 xe của hãng xe khách Việt Tân Phát và 1 xe của hãng xe khách Tân Niên cũng bị ném đá tại khu vực này, nhưng may mắn không có hàng khách bị thương. Sau vụ việc, tài xế của 4 chiếc xe khách đều đã đến công an huyện Ea H’leo trình báo vụ việc.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Thanh Tuấn (25 tuổi), tài xế của hãng xe kháchTân Niên, cho biết thêm, cách đây vài tháng, xe của anh bị ném đá bất ngờ khiến anh bị lạc tay lái, lao xe xuống mương bên đường nhưng rất may không có thiệt hại về người.
Anh Tuấn cho biết đa phần các xe bị ném đá nhiều nhất là vào các ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần; phía nhà xe cũng đã nhiều lần đã bắt được kẻ ném đá.
Nhiều tài xế của các hãng xe khách cũng phản ánh việc lưu thông trên QL 14 thường xuyên bị kẻ xấu ném đá, nhiều nhất tại các khu vực Km 92, Km 95 (huyện Ea H’leo, Đắk Lắk), cầu 10 (nối liền Đắk Lăk và Gia Lai); huyện Cư Just, Đắk Mil, Đắk Song (Đắk Nông)…
Các tài xế kiến nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết triệt để vấn nạn hết sức nguy hiểm trên.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
Xe "dù", bến "cóc" lộng hành trước ngày sĩ tử "lai kinh ứng thí"
Một lượng lớn thí sinh đổ về Thủ đô chuẩn bị cho hành trình "vượt vũ môn" khiến các bến xe nội thành luôn ở trong trạng thái "căng như dây đàn". Chớp lấy thời cơ có một không hai này, nhiều nhà xe hoạt động theo phong cách "dù" đã tỏa đi khắp các cung đường, cắm sâu vào từng con phố để bắt khách vãng lai.
Không ít bến "cóc" cũng ngang nhiên mọc lên tại một số điểm, thách thức các cơ quan chức năng. Thiết nghĩ, nếu không có sự ra quân thường xuyên, vấn nạn xe "dù" bến "cóc" sẽ mãi là nỗi nhức nhối của giao thông Thủ đô.
Bến "cóc" mọc sát trạm cảnh sát giao thông!
Đó là thực tế được PV ghi nhận tại khu vực ngã tư Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến. Chỉ cách trạm cảnh sát giao thông chưa đầy 300m, một bến "cóc" mọc lên ngay trước khu đô thị Thăng Long (đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội). Thế nhưng, có một điều lạ, không khó để nhận thấy là xe "dù" thường chạy chậm chậm rồi dừng hẳn trước khu đô thị để bắt khách nhưng lực lượng cảnh sát giao thông vẫn "làm ngơ", thanh tra giao thông thì không hề thấy bóng dáng(?!).
Theo quan sát của PV, bến "cóc" có quy mô khoảng vài chục mét, được dựng lên ngay trước cổng vào khu đô thị Thăng Long (Viglacera Khuất Duy Tiến). Đều đặn cứ khoảng 10 - 15 phút lại xuất hiện một chuyến xe từ từ dạt vào khu vực đã định, công khai đón khách. Phía trên vỉa hè, hàng chục hành khách tay xách nách mang, đứng ngồi nhấp nhổm, mắt không ngừng dõi về phía đường Phạm Hùng chờ đợi.
Để qua mặt lực lượng chức năng, "bến xe lưu động" tại khu vực này được ngụy trang dưới vỏ bọc những quán nước chè. Phần đông hành khách đều ngồi uống nước, khi đến gần nhà xe sẽ tự động nháy xi nhan và bấm còi để ra hiệu cho hành khách lên xe. Cảnh đón khách diễn ra ngang nhiên ngay dưới lòng đường gây mất an toàn giao thông. Có thể dễ dàng điểm mặt chỉ tên những nhà xe thường xuyên lai vãng tại bến "cóc" này, trong đó có nhà xe Anh Huy Đất Cảng chạy tuyến Hải Phòng; nhà xe Hải Hậu - Mỹ Đình và Cổ Lễ - Lạc Quần - Mỹ Đình chạy tuyến Nam Định; Hà Nội - Thái Bình... Phần lớn các xe chạy tuyến Nam Định bắt khách tại bến "cóc" này đều là loại 16 chỗ, không có phù hiệu "xe chạy tuyến cố định", cũng chẳng có hãng xe lẫn số điện thoại liên lạc... Hiện tượng đó đã xuất hiện nhiều tuần nay, thế nhưng cơ quan chức năng dường như vẫn..."làm ngơ"?
Để phát hiện ra các bến xe "dù" ở khu vực nội thành Hà Nội là điều rất dễ dàng. Chỉ cần bất cứ ai, đi qua một số điểm trên đường Nguyễn Trãi đoạn qua khu vực chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân), ngã tư đường Nguyễn Xiển mà tay xách nách mang thì đều bị giật mình bởi những tiếng mời: "Nam Định không em"; "Đi Thái Bình không em?". Và tất nhiên, trong khi người đi đường còn đang ngơ ngác, một vài " cò xe" đã chạy đến đon đả giới thiệu, thậm chí "bốc" cả hành khách lên xe.
Cũng theo tìm hiểu của PV, ngay gần khu vực bến xe Mỹ Đình, tại khu đất số 18 Phạm Hùng cũng mọc lên một bến "cóc" khổng lồ, ngang nhiên đón, trả khách gây mất an toàn giao thông và trật tự xã hội. Theo tìm hiểu, thực chất đây chỉ là một khu đất dự án đang "đắp chiếu" được thành phố cho phép khai thác làm điểm trông giữ xe chống ùn tắc cho khu vực nội thành. Thế nhưng, trên thực tế, nó đã âm thầm chuyển đổi công năng thành bến xe ngầm, trở thành điểm đến của hàng trăm xe "dù". Những nhà xe không có "lốt" bên trong bến Mỹ Đình đã chấp nhận bỏ ra từ 2 đến 4 triệu đồng để được hoạt động trong bến này. Việc đón trả khách được tiến hành ngay trong và phía ngoài khu đất.
Cận cảnh xe "dù" chạy tuyến Mỹ Đình - Nam Định bắt khách giữa đường.
Bao giờ dẹp sạch xe "dù"?
Đó có lẽ là câu hỏi khiến những người làm giao thông phải đau đầu. Thành phố Hà Nội, sở Giao thông Vận tải (GTVT) từng có rất nhiều văn bản chỉ đạo, các lực lượng liên ngành cũng đang ráo riết để "dẹp loạn", thế nhưng việc xóa xe "dù", bến "cóc" dường như vẫn là một tương lai khá xa.
Theo tiết lộ của một cán bộ bến xe Nước Ngầm, "xe dù" là những chiếc xe không thuộc danh sách đăng ký hoạt động trong bến, không bán vé và cũng không được cấp phép chạy tuyến cố định. Nhưng bằng cách nào đó họ vẫn hoạt động, vẫn đón trả khách mà không hề bị cơ quan chức năng xử lý. Điển hình là nhà xe M.H., chạy tuyến Quảng Bình. Theo đúng tuyến lẽ ra xe này phải chạy đường trên cao, qua cầu Thanh Trì xuống Pháp Vân nhưng lại lòng vòng bên dưới để bắt khách. Đến đúng vị trí này, nhà xe đã được đội ngũ "cò" đóng tại đây bắt khách hộ và rê lên xe.
Không riêng nhà xe M.H., nhiều nhà xe khác cũng hoạt động "dù" theo kiểu này. Điển hình là nhà xe T.T., K.H... Lái xe cho xe chạy lượn qua, lượn lại quanh bến xe buýt ngay trước nhà chờ bến xe Nước Ngầm, ngang nhiên đón khách. Với cách làm "đi tắt, đón đầu" của xe dù, của "cò", hành khách nhiều khi khốn khổ vì bị "chặt chém", thậm chí bị hành hung nếu không lên xe của chúng.
Lý giải cho hiện tượng xe "dù", bến "cóc" lộng hành thời gian gần đây, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc sở GTVT Hà Nội cho biết, vài năm trở lại đây, lực lượng chức năng đã quyết liệt dẹp bỏ nạn xe "dù", bến "cóc". So với thời điểm 5 - 6 năm về trước, hiện tượng này đã được dẹp bỏ tới 80%, hiện chỉ còn khoảng 20% loại hình này tồn tại. "Tuy nhiên, một số đơn vị, chủ phương tiện làm giả hợp đồng chạy tua, gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý", ông Linh cho biết thêm.
Cũng theo lý giải, trước đây, xe "dù", bến "cóc" diễn ra chủ yếu dưới dạng xe vận tải hành khách liên tỉnh. Dạng xe này thường đón khách tại bất kỳ chỗ nào trên đường nếu có khách, thậm chí có xe đang chạy dừng giữa đường để đón khách và chỉ hoạt động rầm rộ vào dịp lễ, tết. Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng loạt đơn vị lợi dụng kẽ hở của pháp luật, tự tổ chức bán vé, đón trả khách tại các địa điểm riêng ngoài bến xe liên tỉnh hoặc kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh dưới hình thức "open tour", hợp đồng. Việc này đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình xử lý.
Kỳ thi đại học, cao đẳng 2014 đang đến gần, một lượng lớn sỹ tử đang đổ về Thủ đô chuẩn bị cho hành trình "vượt vũ môn". Hoạt động của đội ngũ xe "dù", bến "cóc" sẽ gây khó khăn và rối loạn cho giao thông nội đô. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra để xử lý những "điểm nóng" này.
Mánh khóe qua mặt của xe đội lốt "open tour"
Thanh tra sở GTVT Hà Nội cho biết, tình trạng xe hợp đồng, xe "open tour" lập bến cóc, bán vé chạy tuyến cố định diễn ra rất ngang nhiên trên nhiều tuyến phố như Trần Khát Chân, Trần Đại Nghĩa, Giải Phóng... Tuy nhiên, khi bị thanh tra kiểm tra nhà xe luôn chuẩn bị sẵn hợp đồng và phiếu đặt chỗ để đối phó nên rất khó đủ chứng cứ để xử lý. Trao đổi với PV, đại diện các bến xe lớn của Hà Nội cũng thừa nhận, các doanh nghiệp vận tải cũng nhiều lần than phiền rằng họ không thể cạnh tranh nổi với xe ngoài bến, mà thực chất là xe dù dưới danh nghĩa xe hợp đồng, xe chở khách du lịch "open tour".
Theo Đời sống & Pháp luật
Rộ "mốt" xe giường nằm Xe khách giường nằm trong những năm gần đây đã trở thành "mốt". Nhiều đoạn tuyến cự ly ngắn cũng chuyển sang kinh doanh xe khách giường nằm. Nhiều xe ô tô qua kiểm tra của cơ quan chức năng và trên thực tế đang vi phạm các điều kiện về an toàn. Hàng loạt xe khách giường nằm được kiểm tra không...