Xảy ra chặt phá rừng phòng hộ trái phép tại Đôn Phong (Bắc Kạn)
Theo thông tin từ người dân tại xã Đôn Phong ( huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), từ khoảng tháng 5, tháng 6/2025 đã có nhiều đối tượng đến phá, múc đất và xây dựng lán trại xâm hại rừng tại khu vực Khuổi Lò, thôn Bản Đán và Khuổi Kẹn, thôn Nà Đán, xã Đôn Phong.
Hiện trường khu vực được cho là rừng phòng hộ bị chặt, phá. Ảnh: TTXVN phát
Tại hiện trường thuộc khu vực Khuổi Lò, thôn Bản Đán có dấu vết đào bới làm lán trại, phát phá rừng, bắc cầu qua khe cạn. Bên cạnh đó có một lô rừng bị đào bới, 1 lán trại có diện tích hơn 12 m2 được dựng lên. Nhiều cây rừng bị chặt hạ, thân cây nằm rải rác trên toàn bộ tuyến đường. Còn tại khu vực Khuổi Kẹn thuộc thôn Nà Đán, xã Đôn Phong xuất hiện việc san ủi, mở đường và phát phá rừng, chiều dài tuyến đường là 550 m, chiều rộng 3m.
Toàn bộ tuyến đường được san ủi bằng máy xúc để mở đường. Người dân thôn Nà Đán, Bản Đán rất bức xúc bởi toàn bộ diện tích bị phát phá ở Khuổi Lò và Khuổi Kẹn này đã được giao cho cộng đồng thôn quản lý và bảo vệ.
Bà Bùi Thị Xuân, Trưởng thôn Nà Đán cho biết: Khoảng hơn 1 tháng trước, người dân đã phát hiện việc phá rừng và báo cáo chính quyền địa phương nhưng trong khoảng 20 ngày trở lại đây, khi người dân trong thôn đi tuần, tiếp tục phát hiện rừng bị xâm phạm. Bà con mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm vào cuộc điều tra, ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Lực lượng chức năng cùng người dân thống kê chi tiết những diện tích rừng bị đào bới làm đường. Ảnh: TTXVN phát
Ông Triệu Phúc Tỵ, Chủ tịch UBND xã Đôn Phong cho biết: Ngay sau khi biết sự việc, UBND xã Đôn Phong chỉ đạo trưởng 2 thôn quản lý có rừng bị xâm phạm cùng với lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự xã đến kiểm tra hiện trường; đồng thời điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm.
Sau khi kiểm tra hiện trường, UBND xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông ra báo cáo số 132/BC-UBND ký ngày 26/6 về việc phát phá rừng trên địa bàn xã, căn cứ theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tại Quyết định 1794/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn, hiện trường có 3 vị trí có tình trạng đào bới, san ủi, phát phá gồm:
Vị trí thứ nhất: San, ủi tuyến đường thuộc lô 5, 6, 11, khoảnh 5, tiểu khu 361 (thửa đất số: 156, 160, 191), chức năng rừng phòng hộ; trạng thái rừng hỗn giao núi đất. Hiện trường san ủi mở đường sử dụng phương tiện máy xúc. Diện tích san ủi đo đếm được có chiều dài 550m, rộng 3m, tổng là 1.650m2.
Video đang HOT
Vị trí thứ hai là hiện trường chặt phát thuộc lô 12, khoảnh 5, tiểu khu 361 (thửa đất số 195), chức năng rừng phòng hộ; trạng thái rừng hỗn giao núi đất. Diện tích phát phá đo được là 1.220m2; tại hiện trường có cây vầu đường kính trung bình từ 6 – 8cm bị chặt hạ.
Vị trí thứ ba là hiện trường đào bới tuyến đường vào thác nước thuộc lô 10, 12, 13, 15, 16, 18, khoảnh 3, 4, 5, tiểu khu 361 (thửa đất số: 195, 188, 171, 164, 163), chức năng là rừng phòng hộ; trạng thái rừng hỗn giao núi đất. Hiện trường tuyến đường là mở đường mòn đi bộ, bắc cầu qua khe, làm sàn; công cụ sử dụng bằng cuốc, xẻng, dao. Diện tích rừng bị đào, bới làm đường có tổng chiều dài 676m, chiều rộng 0,6m, diện tích 405,6m2.
Diện tích đào bới, dựng lán này được cho là làm trên diện tích rừng phòng hộ. Ảnh: TTXVN phát
Diện tích rừng bị chặt phát tại 3 khu vực trên chủ yếu là rừng nghèo kiệt, là cây vầu, không có cây gỗ bị chặt, mức độ thiệt hại về tài sản lâm sản không lớn, giá trị thấp. Tuy nhiên, các vị trí này đều là rừng phòng hộ, việc chặt phá rừng phòng hộ là bị cấm theo Luật Lâm nghiệp.
Ông Hà Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông cho biết: Để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, UBND huyện Bạch Thông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện là Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, UBND xã Đôn Phong, Phòng Tài nguyên và Môi trường… phối hợp kiểm tra, rà soát thực hiện đồng bộ các biện pháp, trước mắt là ngăn chặn các hành vi vi phạm, tháo dỡ các công trình cầu, lán trại dựng trái phép; xác minh tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, từ đó xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hiện trường khu vực được cho là rừng phòng hộ bị chặt, phá. Ảnh: TTXVN phát
Hành động phá rừng ở Đôn Phong là rất rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, nơi đầu nguồn của suối Đôn Phong chảy ra Sông Cầu. Dư luận và người dân mong muốn sự việc này được cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm.
Gia Lai: Cục Kiểm lâm chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng tại huyện Chư Prông
Cục Kiểm lâm vừa có văn bản hỏa tốc chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh, phối hợp với lực lượng Cục này làm rõ vụ phá rừng tại xã biên giới Ia Mơr.
Sáng 19/12, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, liên quan đến vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra tại địa bàn xã biên giới xã Ia Mơr, huyện Chư Prông mà báo chí phản ánh, Cục Kiểm lâm vừa có văn bản hỏa tốc chỉ đạo làm rõ.
Cụ thể ngày 18/12, Cục Kiểm lâm có văn bản hỏa tốc (số 1048/KL-ĐN) yêu cầu Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cử lực lượng phối hợp với lực lượng của Cục làm rõ thông tin phá rừng tại huyện Chư Prông mà báo chí phản ánh.
Theo nội dung văn bản, thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải loạt bài phản ánh tại huyện Chư Prông xảy ra nhiều vụ phá rừng, khoan gốc, để hóa chất khiến cây chết khô nhằm mục đích lần chiếm đất lâm nghiệp.
Cục Kiểm lâm tổ chức Đoàn công tác làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, kiểm tra làm rõ tình trạng phá rừng, khoan gốc, đổ hóa chất khiến cây chết khô nhằm mục đích lấn chiếm đất lầm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông.
Kiểm tra hiện trường một số khu vục trọng điểm phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật tại huyện Chư Prông.
Đoàn công tác gồm: Đại diện lãnh đạo Cục Kiểm lâm, đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, các chủ rừng và các bên có liên quan, thời gian từ ngày 19/12 đến ngày 21/12.
Trước đó, lực lượng chức năng huyện Chư Prông xác định có gần 400 cây gỗ bị triệt hạ, trong vụ phá rừng tại tiểu khu 1001, xã biên giới Ia Mơr.
Sau quá trình kiểm tra, xác minh, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông đã có báo cáo cụ thể gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai.
Theo đó, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng trên địa bàn huyện Chư Prông có 4 vụ phá rừng, trong đó 3 vụ ở xã Ia Mơ và một vụ thuộc xã Ia Puch. Tổng số cây gỗ bị triệt hạ 386 gốc thuộc 4 tiểu khu.
Vụ phá rừng tại xã biên giới.
Vụ phá rừng thứ nhất xảy ra tại tiểu khu 932 (địa giới hành chính xã Ia Púch) thuộc rừng sản xuất, lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch.
Tại hiện trường, có 76 cây rừng, chủng loại Cà Chít, Dầu và SP bị thiệt hại trong đó có 74 cây bị khoan gốc, đổ hóa chất và 2 cây bị ken vào thân cây. Tại thời điểm kiểm tra, đa số cây bị khoan đổ hóa chất cành lá đã khô, một số cây chảy nhựa ra bên ngoài thân cây.
Tiếp đó là vụ phá rừng quy mô lớn tại khoảnh 4 và khoảnh 5, tiểu khu 1001, thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ la Meur quản lý, địa giới hành chính xã Ia Mơ. Tổng số cây rừng bị khai thác lên đến 204 cây, chủng loại căm xe, cà chít, dầu. Tại thời điểm kiểm tra chưa xác định được đối tượng vi phạm.
Trong khi đang xác minh, làm rõ các đối tượng phá rừng ở 2 tiểu khu trên thì tại lô 8 khoảnh 4 tiểu khu 1012, thuộc lâm phần do UBND xã Ia Mơ quản lý tiếp tục xảy ra vụ chặt phá cây rừng.
Diện tích rừng bị "phá trắng" khoảng 2.800m; tổng số cây bị chặt hạ 53 cây chủng loại: Bình linh, Bằng lăng, Thành ngạnh, Trâm, Konia... Tại hiện trường, xác định đối tượng dùng cưa máy để cắt hạ cây rừng với mục đích phá để lấy đất canh tác nông nghiệp.
Cuối cùng là vụ phá rừng mới nhất xảy ra tại tiểu khu 1008, lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur quản lý, thuộc rừng tự nhiên ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
Theo đó, diện tích bị chặt phá là 3.105m, tổng số cây rừng bị chặt hạ là 53 cây. Toàn bộ số gỗ bị triệt hạ đều nằm tại hiện trường.
52 cây gỗ bị cưa hạ trơ gốc trong rừng phòng hộ Cơ quan chức năng phát hiện 52 cây gỗ bị cưa hạ trái phép, tổng khối lượng gỗ thiệt hại gần 50m3. Ngày 9/6, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Gia Lai) đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ khai thác gỗ trái phép vừa xảy ra trên địa bàn. Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh...