Xã ở Sóc Sơn bị cô lập, ngập kỷ lục từ ngoài đường vào trong nhà
Nhiều thôn của xã Trung Giã ( Sóc Sơn, Hà Nội) bị ngập sâu và cô lập do nước lũ dâng cao.
Đến sáng 12/9, nhiều tài sản của người dân đã bị nhấn chìm.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Cầu và sông Cà Lồ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lên nhanh. Một số khu dân cư ven sông, ngoài bờ bãi đã bị ngập lụt nhiều ngày nay.
Đường vào thôn Hoà Bình nước ngập sâu gần 2m, hơn 700 hộ dân bị cô lập hoàn toàn.
Nhà văn hoá thôn Hoà Bình chìm trong biển nước.
Con đường liên xã Trung Giã biến thành “sông”. Các chuyến xe của các lực lượng chức năng liên tục tiếp cận để đưa người dân tới nơi an toàn.
Nước dâng cao khắp xóm làng, nhiều căn nhà chìm nghỉm.
Phương tiện di chuyển duy nhất là bằng thuyền, phao. Nhiều người dân vẫn liên tục dùng thuyền cá nhân để vào hỗ trợ di chuyển và tiếp tế cho những người còn kẹt lại.
Chị Mến đứng tại cầu thang ngổn ngang đồ đạc mà chị cùng chồng kịp dọn lên khi nước dâng cao đột ngột từ ngày 8/9. “Hôm nay không mưa nên tôi chuẩn bị ra ngoài xóm khác để tắm rửa gội đầu nhờ, mấy ngày lo nước lên, phải gắng giữ tài sản, không dám rời khỏi nhà”, chị Mến kể.
|
Nhà chị Mến có 4 chiếc xe máy thì chỉ kịp kê 2 chiếc lên cao, còn lại thì ngập nước.
Một người dân giăng lưới câu cá ngay trong sân nhà mình. Phía trước là bờ tường cao gần 2m chỉ còn nhô lên chừng 30cm.
Nhiều đồ đạc của người dân trôi lềnh bềnh khắp xóm làng.
Một con chó còn ở lại căn nhà khi cả gia đình đã chuyển ra bên ngoài di tản.
Nhiều tài sản, vật nuôi trong các nhà dân được kê cao.
9h hôm nay, mưa ngưng, anh Nguyễn Văn Kết (48 tuổ.i) dùng bè chuối tự chế vào nhà gia cố, kiểm tra đồ đạc. Đây là lần thứ 3 anh phải nâng độ cao giá đỡ đồ lên theo mực nước tăng.
Nhà có chiếc thuyền thường ngày dùng để ra ao đán.h bắt cá, nay anh Cao Văn Hành phải dùng để đi khắp xóm, hỗ trợ những người dân không có phương tiện di chuyển.
Theo người dân ở thôn Hoà Bình, đây đã lần ngập thứ 4 trong năm 2024 và là lần ngập cao nhất mà người dân ở đây từng trải qua.
Theo đó, mực nước sông Cầu, Cà Lồ đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 và tiếp tục có xu hướng dâng cao.
Lương thực thực phẩm, nước uống cũng đã được đưa vào để hỗ trợ cho công tác cứu trợ và cứu hộ người dân nhất là các hộ bị ngập sâu bên trong.
Trước đó, theo báo cáo nhanh của UBND huyện Sóc Sơn, đến trưa 11/9, nước sông Cầu tại Lương Phúc (xã Việt Long) đạt mức 9,3m, vượt báo động 3 là 1,3m, vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 là 0,1m và tiếp tục có xu hướng dâng lên. Sông Cà Lồ là 8,75m, vượt báo động 3 là 0,75m, tiếp tục lên chậm. Việc nước lũ trên các sông vượt báo động 3 đã gây ngập lụt 3.311 hộ dân, 15.673 nhân khẩu các xã ven đê.
Vào thôn lũ ngập trắng ở Hiệp Hòa, nghẹn lòng cảnh chèo thuyền đưa cơm từng nhà
Mực nước sông Cầu đã ở mức trên báo động 3, ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), một số tuyến đê có sự cố nhỏ.
Lực Lượng chức năng đang tập trung cao khắc phục, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, vào chiều ngày 11/9, tại huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang), do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nước sông Cầu dâng cao trên mức báo động 3 đã khiến cho 35 thôn của 12/14 xã ven sông bị ảnh hưởng.
Hiện nay nước lũ đã tràn qua đê bối ở thôn Đa Hội (xã Hợp Thịnh) khiến toàn bộ thôn chìm trong biển nước.
Trong những ngày qua, cùng với việc bảo đảm an toàn các tuyến đê, huyện tập trung di dời nhân dân ra khỏi vùng lũ. Toàn huyện đã huy động hơn 1 nghìn người của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, dân quân tự vệ; lực lượng cán bộ, công chức, công an của các xã tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3.
Trao đổi với với PV VietNamNet, ông Phạm Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết, tính đến chiều ngày 11/9, lực lượng chức năng đã di dời được hơn 300 người dân ở thôn Đa Hội.
"Trước tiên chúng tôi ưu tiên sơ tán người già, phụ nữ và tr.ẻ e.m ở những nhà thấp tầng... Đối với những hộ gia đình có nhà cao tầng, người dân vẫn ở bên trong", ông Nghị cho biết.
Theo ông Nghị, mực nước hiện tại ở thôn Đa Hội là hơn 7m33 (vượt với báo động 3).
Nhiều nhà dân đã ngập đến tầng 1 của ngôi nhà.
Ông Nghị cho rằng, hiện nay một đoạn đê ở thôn Hương Linh (xã Hợp Thịnh) đang yếu, lực lượng chức năng đang cùng người dân gia cố.
"Chúng tôi tập trung huy động người và phương tiện mang đất, cát đến gia cố, phấn đấu trong ngày 11/9 hoàn thành", ông Nghị thông tin.
Trung tá Nguyễn Thành Giang, Phó tham mưu trưởng Lữ đoàn 675 (Binh chủng Pháo binh) cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã cử 50 cán bộ, chiến sĩ có mặt để ứng phó với sự cố đê ở thôn Hương Linh.
"Đến thời điểm 18h30 ngày 11/9, tuyến đê này đã được đảm bảo an toàn", Trung tá Nguyễn Thành Giang thông tin.
Lực lượng chức năng cùng người dân đang gia cố chân đê tại thôn Hương Linh, xã Hợp Thịnh.
Hiện nay, tại thôn Đa Hội, Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) vẫn đang nỗ lực đưa người dân ra khỏi vùng lũ.
Đại tá Nguyễn Văn Chiêu, Thủy đoàn trưởng Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
"Ngay trong đêm hôm qua, chúng tôi đã bố trí người và phương tiện đến xã Hợp Thịnh để đưa người ở trong thôn ra ngoài an toàn", Đại tá Nguyễn Văn Chiêu nói.
Lực lượng chức năng dùng thuyền nhỏ để đi vào các ngõ đưa người dân ra ngoài.
Người già, phụ nữ và tr.ẻ e.m được ưu tiên đưa ra trước.
Nhiều ngôi nhà 1 tầng ở thôn Đa Hội ngập đến tận nóc.
Các em nhỏ được lực lượng chức năng cẩn thận đưa ra ngoài khu vực nguy hiểm.
Người dân tham gia cùng Thủy đoàn 1 trong công tác cứu hộ.
Tại khu vực nhà văn hoá thôn Đa Hội, mực nước ngập cao hơn 1m.
Dù trời mưa, lực lượng chức năng vẫn đưa nhu yếu phẩm vào cho người dân.
Trong làng, nhiều người dùng thuyền nhỏ đưa cơm vào cho từng hộ gia đình. Được biết, thôn Đa Hội có khoảng 500 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại huyện Hiệp Hòa.
Tại đây, ông Nguyễn Văn Gấu ghi nhận sự chủ động tích cực của huyện trong triển khai các giải pháp cấp bách trong phòng, chống lụt bão, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhấn mạnh, dự báo những ngày tới thời tiết còn diễn biến phức tạp, nước từ thượng dồn về sẽ gây áp lực lớn đến sông Cầu, đo đó yêu cầu lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, ứng trực thường xuyên, bảo đảm an toàn cho người dân.
Đã có 324 người chế.t và mất tích vì bão, lũ Theo báo cáo của các địa phương, cập nhật đến 17 giờ 30 ngày 11.9, cơn bão số 3 và các vụ sạt lở, lũ quét đã khiến 179 người chế.t, 145 người mất tích. Trong đó, Lào Cai chịu thiệt hại nặng nề nhất, với 72 người chế.t và 111 người mất tích. Chỉ tính riêng vụ lũ quét, sạt lở đất...