Xã đảo hoang sơ, yên bình bên bờ sóng
Từ trên cao, xã đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trông như một bán đảo với cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát trắng mịn.
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, chinh phục trái tim của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Theo UBND thị xã Nghi Sơn, xã đảo Nghi Sơn được hình thành từ thế kỷ XI, thời vua Lê Đại Hành. Ban đầu, nơi này có tên là Biện Sơn, hay còn gọi là đảo Biện, cù lao Biện. Ngày nay, xã đảo có hình dáng của một doi đất nhỏ vươn dài ra biển khơi gồm 4 thôn Bắc Sơn, Trung Sơn, Thanh Sơn, và Nam Sơn. Ảnh: Đình Minh.
Xã đảo Nghi Sơn được tạo thành bởi 2 ngọn núi chính: Ngọc Sơn ở phía Bắc và Nghi Sơn ở phía Nam. Phía Đông Bắc của xã gọi là khu bãi Đông, địa hình bằng phẳng với những bãi cát dài, bãi tắm đẹp, được quy hoạch thành khu dịch vụ du lịch với những khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp. Vùng biển nơi đây có nhiều thuận lợi trong khai thác cảng biển và phát triển du lịch biển. Ảnh: Đình Minh.
Xã đảo hiện nay có diện tích đất tự nhiên là 327,18 ha, trong đó, đất thổ cư 21,45ha, còn lại là đồi núi trồng cây lâm nghiệp. Ảnh: Đình Minh.
Hiện nay, toàn xã có gần 10.000 nhân khẩu với 34 dòng họ, một giáo xứ, số người theo đạo chiếm khoảng 25% dân số toàn xã. Do không có đất sản xuất nông nghiệp nên công việc chính của người dân là vươn khơi đán.h bắt thủy hải sản và hậu cần nghề cá. Ảnh: Đình Minh.
Hàng ngày, khi trời còn tờ mờ sáng, xã đảo Nghi Sơn lại nhộn nhịp chứng kiến cảnh những đoàn tàu đán.h bắt hải sản biển trở về với đủ loại cá tôm tươi roi rói. Hải sản tươi ngon được thương lái nhiều nơi về thu mua đem đi phân phối khắp các địa bàn trên tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh lân cận. Ảnh: Đình Minh.
Video đang HOT
Đến với xã đảo Nghi Sơn, du khách có dịp trải nghiệm những con ngõ vừa nhỏ, vừa dài và sâu như nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Ảnh: Đình Minh.
Nguyên nhân hình thành những con ngõ này là diện tích đất hạn hẹp, dân số lại đông đúc nên mật độ xây dựng lớn, dẫn đến việc không gian sinh hoạt, đường sá bị bó hẹp. Ảnh: Đình Minh.
Những năm gần đây, với sự đầu tư mạnh mẽ của chính quyền địa phương, kết hợp với sự thúc đẩy từ ngành du lịch, vùng đất này đã nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua với sự gia tăng đáng kể lượng du khách đổ về, trong đó có cả du khách quốc tế. Ảnh: Đình Minh.
Về với nơi đây, du khách có thể tránh xa sự ồn ào và náo nhiệt của thành phố, hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ và biển cả êm đềm. Ảnh: Đình Minh.
Cùng sống và sinh hoạt giữa cộng đồng dân cư làng chài thân thiện, hiền lành, gần gũi là một điểm đặc biệt mà không phải địa điểm du lịch trải nghiệm nào cũng có. Ảnh: Đình Minh.
Chèo kayak vãn cảnh Vung Viêng
Vung Viêng với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình là một trong những điểm đến 'hút' khách trong hành trình tham quan vịnh Hạ Long.
Làng chài Vung Viêng nằm trong vùng lõi Di sản vịnh Hạ Long, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, làn nước trong xanh tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, yên bình nhưng cũng đầy tươi đẹp và mộng mơ.
Vung Viêng từng là một trong những khu vực có cộng đồng ngư dân sinh sống lâu đời trên vịnh Hạ Long. Từ năm 2014, ngư dân tại các làng chài trên vịnh Hạ Long đã được UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm di dời lên đất liền sinh sống để đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội. Hiện nay, Ban Quản lý vịnh Hạ Long là đơn vị trực tiếp quản lý làng chài Vung Viêng. Hợp tác xã dịch vụ du lịch Vạn Chài Hạ Long là đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng để tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch tại khu vực này.
Theo thống kê của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, trong 8 tháng đầu năm 2024, làng chài Vung Viêng đã đón 43.515 lượt khách, trong đó có đến 41.407 lượt khách quốc tế, chiếm đến hơn 95%. Tham quan làng chài Vung Viêng, du khách có cơ hội được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của ngư dân Hạ Long thông qua các hoạt động: Chèo thuyền, thăm khu nuôi trồng thủy sản, thưởng thức hải sản tươi sống... Đặc biệt, đa số khách quốc tế đến đây đều thích tự chèo thuyền kayak để có thể thưởng thức trọn vẹn cảnh sắc hoang sơ, yên bình nhưng cũng đầy tươi đẹp và mộng mơ của Vung Viêng.
Một du khách "nhí" đang cố gắng chinh phục bộ môn chèo kayak.
Đa số du khách quốc tế đều thích tự chèo thuyền kayak để có thể thưởng thức trọn vẹn cảnh sắc của Vung Viêng.
Ngoài chèo thuyền kayak, du khách cũng có thể ngồi thuyền nan để đi tham quan làng chài Vung Viêng.
Những hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày của ngư dân khiến du khách thích thú.
Hình ảnh làng chài được thể hiện rõ nét qua những ngôi nhà "nổi" vẫn đang được bảo tồn của ngư dân. Ban ngày, một số ngư dân vẫn sinh hoạt tại đây, đến chiều tối họ lại về bờ.
Biến rừng ngập mặn giữa lòng khu kinh tế thành nơi du lịch hấp dẫn Với sự yên bình và vẻ đẹp hoang sơ hiếm có, Bàu Cá Cái trở thành địa điểm du Xuân thú vị ở Quảng Ngãi. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bàu Cá Cái (thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành điểm du lịch "hút" nhiều người dân và du khách. Phong cảnh hữu tình,...