Vượt mọi khó khăn, CĐV Việt ở xứ Hàn cháy hết mình cùng Olympic Việt Nam
Đội bóng của chúng ta nhiều lần tham dự môn bóng đá nam tạiAsiad nhưng chưa bao giờ gây được tiếng vang lớn như ở thời điểm hiện tại. Để có được tấm vé vào vòng 1/8 gặp Olympic UAE, ngoài sự nỗ lực của các cầu thủ, họ còn được tiếp thêm tinh thần từ các cổ động viên, những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.
Trong chuyến hành trình của Olympic Việt Nam ở giải đấu lần này. Thầy trò HLV Toshiya Miura lần lượt vượt qua hai đối thủ mạnh là Olympic Iran và Olympic Kyrgyzstan để giành chiếc vé vào vòng 1/8.
Gần đây đội U19 Việt Nam thi đấu rất hay và giành được sự ủng hộ của người hâm mộ bóng đá nước nhà. Nhưng không vì thế mà sự quan tâm dành cho đội Olympic Việt Nam giảm đi, nhất là khi họ đang chứng tỏ được năng lực của mình ở sân chơi Asiad.
Kiều bào Việt Nam ở Hàn Quốc theo dõi rất sát sao lịch thi đấu của các cầu thủ Olympic. Cứ trận đấu sau khán giả lại đến sân đông hơn trận trước. Theo lời những CĐV thì lượng khán giả người Việt đến sân cổ vũ đội nhà lên đến hơn 2000 người, một con số rất ấn tượng.
Các CĐV Việt Nam đến sân khá đông
Video đang HOT
Vượt qua mọi khó khăn, từ đường xa đến chuyện phải xin nghỉ làm. Những CĐV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để cổ vũ đội nhà. Nào là áo thun có in quốc kỳ Việt Nam, di ảnh Bác Hồ và cờ trống… Tất cả đã tạo nên khí thế hừng hực trong mỗi trận đấu và biến sân vận động gần như trở thành sân nhà của Olympic Việt Nam.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc trao đổi ngắn với một CĐV tên Vũ Ngọc Thạnh để có cái nhìn toàn cảnh về tình yêu bóng đá của người Việt xa xứ. Anh Thạnh đang làm việc tại thành phố Bucheon tỉnh Gyeonggi Doo. Mỗi lần, anh và bạn bè mất từ 2 đến 3 giờ để đi tàu và xe buýt đến sân vận động xem Olympic Việt Nam thi đấu.
Kiều bào cổ vũ rất nhiệt tình cho đội tuyển Olympic Việt Nam
Theo anh, trở ngại không đến ở việc mua vé bởi chỉ cần đến sân là có thể mua được và không có vé chợ đen như ở Việt Nam. Giá vé các trận đấu ở vòng bảng là 200 nghìn đồng, còn giá vé xem trận đấu sắp tới vào khoảng 300 nghìn đồng. Anh Thạnh cho biết mức giá vé này khá vừa túi tiền so với một ngày lương.
Anh kể lại trong quá trình diễn ra trận đấu, người hâm mộ rất cuồng nhiệt và bày tỏ hết mình tinh thần yêu bóng đá của người Việt. Họ hát những bài hát quen thuộc như bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Nối vòng tay lớn, Lên đàng…”. Và mỗi khi các cầu thủ bị đối phương phạm lỗi thì các CĐV cảm thấy rất lo lắng.
Dù đi đến đâu thì tinh tần dân tộc luôn được thắp sáng
Anh Thạnh nói thêm, ở Hàn Quốc người ta cũng mê bóng đá những không bằng Việt Nam bởi họ là nước công nghiệp và không có thời gian đến sân xem bóng đá thường xuyên. Hình ảnh CĐV Việt Nam khiến bạn bè xứ Hàn ấn tượng bởi vẻ ngoài thân thiện và cháy hết mình cùng đội bóng. Sau trận đấu với Olympic Kyrgyzstan, anh Thạnh cùng bạn bè ở lại dọn rác trên khán đài. Đó là cử chỉ đẹp nhất mà nhiều CĐV ở Việt Nam nên học tập.
Anh Vũ Ngọc Thạnh
Anh Thạnh cũng khẳng định anh và bạn bè sẽ tiếp tục đến sân cổ vũ Olympic Việt Nam trong trận đấu sắp tới với Olympic UAE. Không chỉ vì tình yêu với bóng đá mà đó là lòng yêu nước. Các CĐV cảm thấy các cầu thủ U23 đã chơi rất tiến bộ và nể phục tài cầm quân của HLV Miura. Chỉ cần Olympic Việt Nam còn ở Hàn Quốc thì CĐV luôn dành cho họ một tình yêu đặc biệt.
Theo TTVN
Cầu thủ Olympic Việt Nam vật vã vì wifi, điện thoại
Giá sim điện thoại cao, cách nạp tiền khó nên không cầu thủ nào của Olympic Việt Nam dám sử dụng. Họ chọn cách thuê bộ phát wifi để dùng ở Làng vận động viên.
Olympic Việt Nam khá thoải mái tinh thần sau khi đã chắc chắn có vé vào vòng 1/8 ASIAD 17. Ảnh: Ngọc Dung
Tới Incheon (Hàn Quốc), muốn mua sim các tuyển thủ sẽ phải trả khoảng 55 đôla. Trong khi đó muốn thuê phải đặt cọc 250 đôla và phí sử dụng 100 đôla một tháng. Tuy nhiên, để nạp tiền là chuyện không đơn giản bởi đất nước kim chi không có thẻ cào như Việt Nam. Chính vì vậy, ngoại trừ ban huấn luyện, các cầu thủ của Olympic Việt Nam không ai dùng sim điện thoại Hàn Quốc.
Tại làng vận động viên có wifi miễn phí. Tuy nhiên, thầy trò HLV Toshiya Miura ở tầng 16, trong khi phòng được bố trí wifi miễn phí cho các vận động viên nằm ở tầng hai, luôn đông người. Các cầu thủ Olympic Việt Nam vì vậy phải chọn cách mỗi phòng góp tiền thuê một bộ phát wifi. Các cầu thủ phải đặt cọc 200 đôla và trả phí 65 đôla cho 10 ngày sử dụng.
Ngoài chuyện điện thoại, wifi, các cơ sở vật chất khác tại Làng vận động viên đều hoàn hảo. Trong làng có hẳn một khu tập luyện hoành tráng với hàng trăm máy tập, bể bơi, phòng xông hơi và khu massage. Đặc biệt, ban tổ chức cũng bố trí rất nhiều xe đạp để các vận động viên có thể vừa ngắm cảnh, vừa rèn thể lực. Đồ ăn uống cũng rất sạch sẽ, ngon miệng, khiến thầy trò HLV Miura hài lòng.
Theo VNE
HLV Miura chữa 'bệnh tự mãn' của cầu thủ Việt Gây sốc trước Olympic Iran, hạ tiếp Kyrgyzstan để đứng đầu bảng nhưng các học trò của ông Miura không bay trên mây. 14h chiều nay (26/9), Olympic Việt Nam gặp Olympic UAE ở vòng 16 đội tại Asiad 17. HLV Miura đang giúp các cầu thủ có được sự hưng phấn cao trước trận đấu bằng bài tập đầu tiên: rèn tinh...