Vụ thẩm phán nhận hối lộ 500 triệu đồng: Hoãn phiên tòa do mới thay thẩm phán
Do thẩm phán mới cần thời gian để nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên TAND Tỉnh Gia Lai thông báo hoãn phiên xử.
Ngày 15-8, trao đổi PLO, đại điện Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (BQLRPH Bắc Biển Hồ, bị đơn trong vụ kiện tranh chấp đất với nguyên đơn là ông PAT – người đưa hối lộ 500 triệu đồng cho thẩm phán của vụ án), cho biết phiên tòa xét xử sơ thẩm đã hoãn trong sáng nay 15-8.
Khu vực đất xảy ra tranh chấp trên đường Lê Văn Sỹ có giá rất cao. Ảnh: LK
Theo đó, lý do hoãn phiên tòa được thư ký thông báo là do TAND tỉnh mới thay đổi thẩm phán giải quyết vụ việc (thẩm phán Võ Đình Sớm, người được giao làm chủ tọa xét xử vụ án này đã bị bắt do nhận hối lộ 500 triệu đồng từ nguyên đơn). Do đó, thẩm phán mới cần thời gian để nghiên cứu kỹ hồ sơ.
Dự kiến, vụ án sẽ được đưa ra xét xử trong tháng 9-2023.
Về chỗ đất xảy ra tranh chấp, BQLRPH Bắc Biển Hồ, cho rằng nguồn gốc đất này là của Ban được UBND tỉnh Gia Lai giao quản lý, trồng thông ba lá từ năm 1996. Hiện tại, đất này là đất rừng phòng hộ, trồng thông đang phát triển tốt, đến nay đã 27 năm tuổi.
Video đang HOT
“Theo số liệu đo đạc, diện tích đất có xảy ra tranh chấp này có diện tích hơn 3,5 sào. Trong đó, có khoảng 132 m 2 đất mặt đường Lê Văn Sỹ, phường Yên Thế. So với giá thị trường, mỗi mét ngang đất nơi đây có giá rất cao, vài trăm triệu đồng/m”, đại diện BQLRPH Bắc Biển Hồ nói.
Trước đây, ông PAT (nguyên đơn, ngụ phường Yên Thế, TP Pleiku) kiện BQLRPH Bắc Biển Hồ ra tòa tranh chấp 1,5 ha đất. Sau đó, ông T sửa nội dung khởi kiện xuống còn 3.585 m 2 do hơn 1ha đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho BQLRPH Bắc Biển Hồ.
Như PLO đã thông tin, trong quá trình giải quyết vụ án trên, thẩm phán Võ Đình Sớm yêu cầu ông T đưa trước 500 triệu đồng để xử cho ông này thắng kiện. Ông T sau đó đã tố giác đến cơ quan chức năng.
Thẩm phán Võ Đình Sớm yêu cầu ông T đưa trước 500 triệu đồng để được xử thắng kiện.
Ngày 4-8, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao bắt khẩn cấp ông Sớm ngay tại phòng làm việc ở TAND tỉnh Gia Lai. Tang vật là túi nilông màu đen chứa 500 triệu đồng.
Mới đây, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Võ Đình Sớm để điều tra về tội nhận hối lộ.
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Khách mua vé máy bay có quyền khởi kiện
Tại phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu", trong phần tuyên án, HĐXX nhắc đến quyền lợi của khách mua vé chuyến bay giải cứu và chuyến bay combo.
Chiều 28/7, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 54 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu". HĐXX cũng đưa ra nhận định về hành vi phạm tội của các nhóm bị cáo.
Đối với hành vi phạm tội của các bị cáo đưa hối lộ và môi giới hối lộ, theo HĐXX, hành vi của đại diện các doanh nghiệp đưa tiền để được tạo điều kiện cấp phép chuyến bay là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến hoạt động công vụ.
Việc đưa hối lộ xảy ra trên diện rộng, làm giảm sút uy tín của các cơ quan Nhà nước, cơ quan đại diện Bộ ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Một số doanh nghiệp còn bán giấy phép chuyến bay, môi giới hối lộ để trục lợi cá nhân, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. Ảnh: CTV
Nhận định của HĐXX cũng cho rằng, hành vi của các bị cáo này cũng xuất phát từ việc một số phần tử gây khó khăn cho doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay, tạo quy chế xin cho nên buộc họ phải đưa tiền hối lộ. Về việc này, HĐXX cân nhắc, đánh giá đúng nguyên nhân.
Đối với quyền lợi của khách hàng đã mua vé máy bay của các doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu, HĐXX cho rằng, hồ sơ vụ án không có thông tin về những người mua vé.
Bên cạnh đó cũng không có thông tin về chi phí của các khách hàng đã mua vé. Trong đó, chi phí đưa công dân về nước bao gồm vé máy bay, cách ly y tế và các chi phí khác.
HĐXX, khẳng định, không có cơ sở giải quyết nội dung trên. HĐXX dành quyền khởi kiện cho các cá nhân tổ chức yêu cầu doanh nghiệp bán vé chuyến bay giải quyết quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với nhóm bị cáo phạm tội đưa hối lộ, HĐXX cho rằng, các bị cáo này do mong muốn được tạo điều kiện cấp phép chuyến bay nên đã trực tiếp hoặc thông qua trung gian đề nghị những người có chức trách hỗ trợ giúp đỡ để được cấp phép chuyến bay.
Một số bị cáo đưa tiền trước cho các bị cáo công tác tại Bộ Y tế và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, cũng có bị cáo đưa tiền sau. Khi đưa tiền với danh nghĩa cám ơn, nhưng mục đích là để chia sẻ lợi nhuận, đưa tiền nhiều lần, số lượng lớn.
Sau khi đưa tiền, các bị cáo là đại diện doanh nghiệp được ưu ái tổ chức nhiều chuyến bay hơn, được tạo điều kiện nhanh chóng, thuận lợi hơn trong việc cấp phép chuyến bay. Thậm chí có bị cáo còn đề xuất cấp phép trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay.
Theo HĐXX, hành vi phạm tội của nhóm bị cáo đưa hối lộ nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhằm chia sẻ lợi ích, để được tạo điều kiện cho các chuyến bay sau.
"Số tiến đưa hối lộ là lớn hoặc đặc biệt lớn. Hành vi của các bị cáo là đưa hối lộ, nói rằng đó là tiền cám ơn theo hướng phong tục tập quán của người Việt Nam là không đúng", lời vị chủ tọa phiên tòa.
Mức án cho 54 bị cáo trong vụ 'chuyến bay giải cứu': 4 án chung thân HĐXX đã tuyên mức án cho 54 bị cáo, trong đó cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên lĩnh chung thân, nhẹ hơn mức án Viện Kiểm sát đề nghị trước đó. Hội đồng xét xử tuyên án 54 bị cáo vụ 'Chuyến bay giải cứu". Chiều 28/7, sau gần 1 tuần nghị án, TAND TP Hà Nội đã...