Vụ ông Vương Tấn Việt không dự thi tốt nghiệp cấp 3: Bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ có bị thu hồi?
Ông Vương Tấn Việt chưa tốt nghiệp THPT nên chưa đủ điều kiện đào tạo trình độ đại học và các văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ và đại học sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Như PLO đã đưa tin, Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hoá của ông Vương Tấn Việt (thượng toạ Thích Chân Quang) gửi Ban Tôn giáo Chính phủ – Bộ nội vụ.
Theo đó, sau khi xác minh xác định được kết quả rà soát hồ sơ thi tốt nghiệp THPT của ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959 như sau:
- Không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở GD&ĐT TP.HCM.
- Không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6-6-1989 của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Như vậy, với kết quả nêu trên đã thể hiện ông Vương Tấn Việt không có văn bằng tốt nghiệp cấp ba.
Ngay sau kết quả trên được công bố Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết chưa nhận được bất kỳ văn bản, thông tin chính thức nào liên quan đến bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá của ông Vương Tấn Việt. Đại diện trường cũng cho biết khi nhận được chỉ đạo của cơ quan quản lý hoặc thông tin từ những nguồn chính thức, trường sẽ thực hiện các quy trình theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Thượng tọa Thích Chân Quang (Vương Tấn Việt) nhận bằng tiến sĩ tháng 4-2022. Ảnh: Website GHPG Việt Nam.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Giới, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: Hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành những thông tư riêng để quy định về quy chế đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Theo đó, khoản 3 Điều 20 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021 của Bộ GD&ĐT quy định người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ.
Khoản 1, Điều 5 Thông tư 08/2022 của Bộ GD&ĐT cũng đã nêu rõ điều kiện dự tuyển khi tuyển sinh đại học bắt buộc đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT.
Tương tự đối với quy chế tuyển sinh và đạo tạo trình độ thạc sĩ, điểm a khoản 3 Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 23/2021 quy định: “Học viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ: Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ.
Trường hợp học tiến sĩ, điểm b khoản 5 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 18/2021 cũng nêu rõ nếu nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ, việc thu hồi bằng được thực hiện trong những trường hợp: Hồ sơ quá trình đào tạo được xác nhận có vi phạm, sai sót nghiêm trọng dẫn đến người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển, công nhận nghiên cứu sinh và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.
Căn cứ vào các thông tư trên có thể thấy theo quy chế hiện nay thì một cá nhân phải tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện dự tuyển học đại học, phải có văn bằng tốt nghiệp đại học mới đủ điều kiện học thạc sĩ và phải có văn bằng tốt nghiệp thạc sĩ mới đủ điều kiện tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ.
Do vậy, ngay từ đầu không có văn bằng tốt nghiệp THPT/sử dụng văn bằng giả để dự tuyển đã không đủ điều kiện học trình độ đại học và văn bằng đại học sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ. Điều này kéo theo văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ sau đó cũng sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Theo Luật sư Trần Văn Giới, đó, tại chương IX củ Quy chế Ban tăng sự trung ương Giao hộ phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 quy định về tiêu chuẩn Giới được tuyển chọn thụ Giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni bắt buộc phải có trình độ văn hoá phổ thông trung học hoặc tương đương.
Trao đổi với PLO, Thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin – Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, thông tin về bằng cấp của Thượng tọa Thích Chân Quang đã được Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT TP.HCM trả lời.
Ông Quang đề nghị phóng viên liên hệ với Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để tìm hiểu thêm vì vấn đề này thuộc bộ phận này phụ trách. Chúng tôi đã liên hệ với Trưởng ban Giáo dục Phật giáo, Hoà thượng Thích Thanh Quyết, nhưng chưa nhận được phản hồi của ông. Ngay sau khi có phản hồi, chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc.
Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn hoả tốc gửi Trường Đại học (ĐH) Luật Hà N.ội yêu cầu báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang đang gây xôn xao dư luận.
Trong chiều tối ngày 25/6, Trường ĐH Luật Hà Nội cũng đã có thông tin ban đầu gửi cơ quan báo chí về vấn đề này.
Công văn hoả tốc gửi Trường ĐH Luật Hà Nội của Bộ GD&ĐT nêu rõ: Hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Để có thông tin đầy đủ, Bộ GD&ĐT đề nghị Trường ĐH Luật Hà Nội khẩn trương báo cáo cụ thể về quá trình tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (bao gồm cả việc nộp hồ sơ phản biện, bảo vệ luận án...) và có minh chứng kèm theo đối với hồ sơ của ông Vương Tấn Việt, đồng thời gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT trong ngày 26/6.
Thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ năm 2022. (Ảnh: Website Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Trước đó, thông tin ông Thích Chân Quang, tên thật Vương Tấn Việt tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019, nhưng năm 2021 nhận bằng tiến sĩ luật, cũng tại Trường ĐH Luật Hà Nội khiến dư luận thắc mắc và đặt câu hỏi: Vì sao ông Thích Chân Quang lấy được bằng tiến sĩ chỉ sau 2 năm tốt nghiệp đại học?
Cuối giờ chiều ngày 25/6, Trường ĐH Luật Hà Nội đã gửi thông cáo báo chí tới các cơ quan truyền thông, thông báo về quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang. Theo thông cáo, ông Vương Tấn Việt sinh năm 1959, tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ ngành tiếng Anh (nay là Trường ĐH Hà Nội) năm 2001; tốt nghiệp ngành Luật (văn bằng 2- hệ vừa làm vừa học) tại Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2019.
Năm 2017, học viên Vương Tấn Việt trúng tuyển văn bằng 2 khóa I, trình độ ĐH Luật, hình thức vừa làm vừa học của trường mở tại Trường CĐ Bách Việt (TPHCM). Tháng 1/2019, ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành Luật, xếp loại giỏi. Ngày 26/11/2019, ông Việt trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019 -2023) và tháng 12/2019 ông được công nhận nghiên cứu sinh ngành Luật hiến pháp -hành chính. Tháng 12/2021, ông Việt bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp trường và ngày 17/3/2022, ông được Trường ĐH Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ.
Theo lí giải của Trường ĐH Luật Hà Nội, Luật Giáo dục 2018 và các văn bản quy định hiện hành cho phép sinh viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi được học thẳng lên tiến sĩ, không cần tốt nghiệp thạc sĩ. Ông Việt còn có 1 bài báo khoa học in trong kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017 và có năng lực ngoại ngữ (cử nhân tiếng Anh) nên có đủ điều kiện làm nghiên cứu sinh. Trong quá trình làm nghiên cứu sinh, ông Việt đã hoàn thành bổ sung các học phần của chương trình thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định. Ông Việt cũng có 2 báo cáo khoa học bằng tiếng nước ngoài trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.
Tháng 10/2021, ông Việt có đơn xin rút ngắn thời gian đào tạo và đầu tháng 12/2021 ông Việt bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường. Trường ĐH Luật Hà Nội khẳng định tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh đến khi có quyết định công nhận học vị tiến sĩ là 2 năm 3 tháng
Bình Dương bổ nhiệm nữ giám đốc sở 8X thành thạo 2 ngoại ngữ Nhiều giám đốc sở ở Bình Dương đã được trao trọng trách khi t.uổi còn trẻ và được đào tạo bài bản, từng đi du học, sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ. Bà Hà Thanh (ngoài cùng bên phải) - tân giám đốc 38 t.uổi của Sở Ngoại vụ - cùng các lãnh đạo sở, ngành nhận hoa chúc mừng từ lãnh...