Vụ hỗn chiến trên sông Yên: Hàng trăm người đến UBND tỉnh kêu oan
Hàng trăm người dân xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại tập trung ngay trước trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa để kêu oan cho các bị cáo liên quan đến vụ hỗn chiến do tranh chấp nuôi ngao trên sông Yên khiến 3 người chết, 9 người bị thương hồi tháng 7/2013.
Như Dân trí đã thông tin, vào ngày 7/7/2013, trên sông Yên, đoạn giáp ranh giữa hai xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) và xã Hải Châu (huyện Tĩnh Gia) đã xảy ra vụ hỗn chiến với sự tham gia của khoảng 60 người dân xã Quảng Nham và 15 công dân xã Hải Châu, do những tranh chấp bãi nuôi ngao trên sông Yên.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và đại diện các ban, ngành tiếp và đối thoại với công dân xã Quảng Nham.
Vụ hỗn chiến đã khiến 3 người tử vong, 9 người bị thương. Sau khi vụ án xảy ra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ một số nghi can ở xã Quảng Nham để điều tra. Tiếp đó, trong các ngày từ 2 – 3/4/2014, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án nêu trên, quyết định trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân điều tra bổ sung.
Sáng ngày 22/9, hàng trăm người dân xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, trong đó hầu hết là thân nhân các bị cáo trong vụ án tranh chấp bãi nuôi ngao trên sông Yên, địa bàn giáp ranh giữa hai xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) và xã Hải Châu (huyện Tĩnh Gia) đã tụ tập trước cổng UBND tỉnh kêu oan.
Được biết, vụ án nêu trên đang được các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Thanh Hóa xử lý theo trình tự của Luật tố tụng hình sự.
Video đang HOT
Trước sự việc người dân tụ tập đông người trước cổng UBND tỉnh, ông Nguyễn Ngọc Hồi – Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng với lãnh đạo Công an tỉnh, Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo huyện Quảng Xương mời toàn bộ số công dân nói trên về trụ sở phòng tiếp dân của UBND tỉnh để nghe, đối thoại và giải thích.
Tại cuộc đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Hồi – Phó chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ngành chức năng đã trả lời, giải thích các vấn đề có liên quan đến vụ án và trình tự giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, ông Nguyễn Ngọc Hồi khẳng định vụ án sẽ được xét xử lại trong thời gian sớm nhất. Các cơ quan tố tụng sẽ xét xử một cách công bằng, đúng người, đúng tội, bảo đảm không để xảy ra oan sai và việc cho các bị cáo tại ngoại cũng phải thực hiện đúng các trình tự của pháp luật…
Sau khi được đối thoại, giải thích, các công dân của xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương đã trở về địa phương trong ổn định, trật tự.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào biên giới, hải đảo
Căn cứ Quyết định số 1611/QĐ - UBND ngày 28/5/ 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Đề án &'Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng biên giới hải đảo'.
Ý thức chấp hành pháp luật của người dân xuất phát từ tri thức và hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, đối với đồng bào ở vùng biên giới và hải đảo, trình độ dân trí thấp, mức độ tiếp cận với thông tin về pháp luật và kiến thức về pháp luật còn hạn chế.
Từ thực tế trên, chính quyền tỉnh Thanh Hóa xác định, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để người dân tự giác trong thực hiện bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện đề án: &'Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân vùng biên giới hải đảo giai đoạn 2013 - 2016'.
Các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Bát Mọt và đồng bào biên giới tham dự Hội nghị
Theo chỉ thị của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 22/8/2014, UBND huyện Thường Xuân chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức Hội nghị tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các cán bộ và đồng bào vùng biên giới.
Thực hiện đề án
Đồn Biên phòng Bát Mọt được chọn là nơi tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Bát Mọt là một xã vùng cao của huyện Thường Xuân, giáp ranh với huyện Hủa Phăn (Sầm Tớ) của nước bạn Lào và huyện Quế Phong (Nghệ An).
Phó chủ tịch huyện Thường Xuân, Cầm Bá Đứng tham gia công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và đồng bào biên giới
Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định và điều luật về biển đảo, luật biên giới quốc gia. Đồng thời, nêu cao vai trò của công tác phổ biến giáo dục bằng hình thức xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị vùng biên giới nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật. Hội nghị tập huấn có hơn 100 người tham gia là các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Bát Mọt và đồng bào biên giới. Bên cạnh việc tuyên truyền miệng trong hội nghị, các học viên còn được cấp phát tài liệu để tìm hiểu thêm.
Đồng chí Cầm Bá Huyến, Trưởng phòng văn hóa huyện chia sẻ: &'Đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa, không những thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ và nhân dân biên giới. Mà thông qua đó, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật cho cán bộ công tác trên địa bàn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi biên giới xa xôi này'.
Trong công tác giáo dục và phổ biến pháp luật, cán bộ cấp xã, thôn là &'cầu nối' quan trọng để pháp luật đến được với người dân.Vì vậy, mỗi cán bộ xã cần nêu cao trách nhiệm trong việc tham gia tuyên truyền các chủ trương, chính sách, điều luật thiết thực đến với bà con bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ; kịp thời giải quyết những kiến nghị, đáp ứng những băn khoăn của nhân dân. Có được như vậy, đề án phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân biên giới hải đảo mới đạt được thành công như mong đợi.
Lương Diễn
Theo_Người Đưa Tin
Công khai danh tính cán bộ nộp tiền tỷ "chống trượt" cao học Liên quan đến vụ việc 40 học viên nộp tiền "chống trượt" thi đầu vào cao học tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (TTGDTX) tỉnh Thanh Hóa với số tiền lên đến 1,08 tỷ đồng, Sở GD&ĐT Thanh Hoá vừa có kết luận thanh tra về vụ việc này. TTGDTX tỉnh Thanh Hóa nơi xảy ra vụ việc nghiêm trọng. Trước vụ...