Vụ b.é t.rai Đồng Tháp: Công An thụ lý sự việc, làm rõ đơn vị chi trả kinh phí cứu hộ
Liên quan đến vụ cháu bé bị lọt vào ống cọc bê tông tại công trình cầu Kênh Rọc Sen ở xã Phú Lợi (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), sáng 4/2, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Hiện nay Công an huyện Thanh Bình đang làm chặt chẽ, điều tra để có hướng xử lý, bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm các bên. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận.
Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan
UBND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải kiểm soát lại toàn bộ các công việc để có báo cáo chặt chẽ về mặt quản lý nhà nước.
“Các công việc, nội dung đang trong quá trình hoàn chỉnh báo cáo. Bộ Xây dựng cũng đã có Đoàn kiểm tra và hiện chưa có kết luận”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin.
Ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thông tin thêm tại vị trí xảy ra sự cố đang điều chỉnh thiết kế, những công việc, hạng mục khác vẫn thi công bình thường. Về trách nhiệm các bên liên quan, Bộ Xây dựng đã có đoàn kiểm tra, còn kết luận như thế nào chủ đầu tư (Sở Giao thông Vận tải) không có thẩm quyền.
Về kinh phí trong quá trình giải cứu đơn vị nào sẽ chi trả, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: “Cái này trên cơ sở pháp luật nhưng trước mắt thì đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm. Câu chuyện này là hy hữu, người dân quan tâm”.
Ngày 4/2, trao đổi với VietNamNet, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu cho biết, liên quan đến vụ b.é t.rai 10 t.uổi rơi xuống lòng ống trụ bê tông tại công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi), Công an huyện Thanh Bình đang thụ lý để hoàn tất các bước theo đúng quy định pháp luật.
“Khi có tai nạn lao động mất người xảy ra, công an địa phương sẽ làm tất cả các bước, củng cố hồ sơ theo đúng quy định pháp luật”, ông Đoàn Tấn Bửu nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, về phần kinh phí trong quá trình cứu hộ, cứu nạn b.é t.rai thì tỉnh đang tập hợp lại. “Nhưng về nguyên tắc, đơn vị nào để xảy ra hậu quả thì có trách nhiệm khắc phục, chi trả”, ông Đoàn Tấn Bửu nói.
Chưa khởi tố vụ án
Luật sư Nguyễn Văn Đức, Văn phòng Luật sư Vạn Lý (TP Cần Thơ) phân tích: Trong vụ việc này cần làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn giám sát và bảo vệ công trường, xử lý theo quy định pháp luật, do để xảy ra hậu quả làm mất người trong quá trình xây dựng mà dư luận đặc biệt quan tâm.
Mặt khác, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã huy động nhiều nhân lực và vật lực để cứu nạn nhân nhưng bất thành ngoài ý muốn.
“Đối chiếu với quy định pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng Đồng Tháp cần sớm khởi tố vụ án đối với “tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại điều 298 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, bởi có dấu hiệu vi phạm”, luật sư Nguyễn Văn Đức phân tích.
Thông tin từ Công an tỉnh Đồng Tháp, sự việc xảy ra trên địa bàn huyện Thanh Bình sẽ do Công an địa phương thụ lý.
Ngay khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Thanh Bình đã triển khai lực lượng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh tham gia công tác cứu hộ, bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự tại hiện trường.
Cơ quan Công an đã tiến hành công tác khám nghiệm, đang củng cố hồ sơ vụ việc.
Trước đó, trưa 31/12/2022, b.é t.rai Thái Lý Hạo Nam cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình để nhặt sắt.
Trong lúc đi qua công trình đang thi công, bé Hạo Nam rơi xuống ống trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Đến tối 4/1, Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu thông tin, b.é t.rai Hạo Nam đã mất, sau khi liên ngành pháp y, y tế và chính quyền địa phương hội chẩn dựa trên nhiều yếu tố liên quan.
Từ đây, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp thay đổi biện pháp từ cứu nạn sang tìm cách đưa b.é t.rai lên để gia đình lo hậu sự. Nhân lực, thiết bị, máy móc, thậm chí búa rung 180kW từ Vũng Tàu cũng được chuyển vào Đồng Tháp để phục vụ công tác cứu hộ.
Sau 21 ngày dốc toàn lực cứu hộ, cứu nạn, vào lúc 1h20 ngày 20/1, lực lượng cứu hộ đã đưa được bé Hạo Nam lên mặt đất.
Hiện tại, sau khi công tác cứu hộ, cứu nạn hoàn thành, các đơn vị liên quan đã đưa các máy móc, thiết bị phục vụ cứu hộ ra khỏi công trình cầu Rọc Sen. Đồng thời, Sở GTVT Đồng Tháp đang cho thiết kế, đề xuất phương án xử lý kỹ thuật liên quan đến mố cầu có trụ bê tông đã kéo lên. Các mố, trụ khác vẫn thi công bình thường.
'Cán bộ đăng kiểm tiếp tay cho ô tô 'hết đát' là quá nguy hiểm'
Theo đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ, việc cán bộ đăng kiểm tiếp tay cho chủ ô tô thực hiện hành vi sai trái là quá nguy hiểm cho lái xe và người tham gia giao thông.
Công an TP.HCM vừa khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 33 người tại 9 trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre về các hành vi 'môi giới hối lộ', 'đưa hối lộ', 'nhận hối lộ' và 'giả mạo trong công tác'.
Trong vụ án, cơ quan điều tra xác định hơn 52.000 giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho các xe ô tô được cấp sai quy định.
Đại diện Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM) cho biết, việc các bị can đã hợp thức hoá các xe ô tô cơi nới thành thùng là hành vi gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Với những xe không đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật phanh, các đối tượng đạp phanh nhiều lần để hợp thức hóa, in ra giấy kiểm định...
Các đăng kiểm viên tại TP.HCM kiểm tra phương tiện. Ảnh: Như Sỹ
Trao đổi với PV VietNamNet, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội) cho rằng, hành vi của 33 bị can trên 'quá nguy hiểm' cho lái xe và người tham giao thông. Ngoài ra, việc này còn làm mất kỷ cương trong quản lý, điều hành và ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Qua vụ việc trên, đại biểu Trương Xuân Cừ đề nghị cơ quan chức năng cần phải rà soát tất cả các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc.
"Nếu phát hiện trung tâm đăng kiểm làm ăn gian dối thì phải tước giấy phép hoạt động. Nếu phát hiện nhân viên đăng kiểm nhận tiền 'phù phép' những xe 'hết đát' được đạt chuẩn thì phải xử lý hình sự", đại biểu Trương Xuân Cừ nói.
Qua việc 33 bị can của 9 trung tâm đăng kiểm bị khởi tố, ông Trương Xuân Cừ còn đề nghị lực lượng chức năng xem xét trách nhiệm những cơ quan quản lý, giám sát các trung tâm này.
"Qua đó nếu phát hiện có sự thông đồng, bao che cho trung tâm đăng kiểm thực hiện hành vi sai trái thì phải xử lý nghiêm", ông Trương Xuân Cừ kiến nghị.
Ô tô 'hết đát' sao vẫn lưu thông trên đường?
Cùng mối lo ngại trên, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng, việc Công an TP.HCM xử lý những trung tâm đăng kiểm làm ăn phi pháp là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng sự mong mỏi của cử tri.
"Nhân dân luôn đặt câu hỏi tại sao những xe ô tô 'hết đát', thành thùng không đạt chuẩn... vẫn được lưu thông trên đường. Để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, cơ quan chức năng cần phải làm rõ vấn đề này", đại biểu Phạm Văn Hoà nói.
Theo ông Phạm Văn Hoà, ngành giao thông cần tổng rà soát trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc. Qua đó để chấn chỉnh, thậm chí loại bỏ trung tâm đăng kiểm hoạt động không minh bạch, tiếp tay cho chủ phương tiện không đảm bảo an toàn.
"Chỉ có như vậy, các trung tâm đăng kiểm mới không dám, không muốn, không làm những hành vi phi pháp. Làm được như vậy cũng là thực hiện việc phòng ngừa tai nạn giao thông trên các tuyến đường", ông Hoà nêu ý kiến.
Với những bị can vừa bị khởi tố, theo đại biểu Phạm Văn Hoà, lực lượng chức năng cần phải xử lý thật nghiêm, mang tính răn đe, để làm gương cho những cán bộ làm việc ở các trung tâm đăng kiểm và ngay cả các chủ phương tiện giao thông.
Trung tâm đăng kiểm cấp giấy cho 120 xe không đạt chuẩn của trường dạy lái Ngày 20-12, Công an TP.HCM cho biết Trung tâm đăng kiểm 50-17D ở huyện Nhà Bè móc nối, cấp giấy chứng nhận đăng kiểm khoảng 120 xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đưa vào sử dụng, đào tạo học viên, cấp bằng lái xe. Thượng tá Trần Thị Kim Lý, chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công...