Vụ 16 triệu đồng một chuyến xe cấp cứu: Cơ sở vận chuyển chưa làm đúng quy định
Cơ quan quản lý xác định, Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt (TP.HCM) đã được thẩm định và cấp phép hoạt động.
Tuy nhiên, cơ sở này chưa kê khai giá thu với Sở Y tế theo quy định.
Ngày 21/8, Sở Y tế TP.HCM cho biết qua báo chí, đơn vị đã nắm thông tin về việc một cơ sở vận chuyển cấp cứu thu giá quá cao, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Ngay sau đó, Sở Y tế TP đã yêu cầu các phòng chức năng rà soát quy trình thẩm định cấp phép, danh mục kỹ thuật và kê khai giá của Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt. Đây là nhà xe vận chuyển bệnh nhi trong vụ chuyến xe cấp cứu 16 triệu đồng từ Cà Mau – TP.HCM gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Kết quả cho thấy, Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt được Sở Y tế TP.HCM thẩm định đủ điều kiện và cấp phép cung ứng dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh. Năm 2016, cơ sở được cấp phép lần đầu tại địa chỉ 37H/4B Phú Thọ phường 1, quận 11, TP.HCM. Sau đó, cơ sở xin chuyển sang địa chỉ 219/6 Âu Dương Lân, phường 3, quận 8 và được cấp phép lại lần 2 vào tháng 2/2023.
Cơ sở vận chuyển 115 xuyên Việt được Sở Y tế TP.HCM cho phép thực hiện 49 kỹ thuật liên quan đến sơ cấp cứu người bệnh.
Thông tin về cơ sở dịch vụ vận chuyển cấp cứu ở nhà xe bệnh viện ở TP.HCM. Ảnh: GL.
Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, theo quy định, các cơ sở tư nhân được quyền quyết định giá thu đối với dịch vụ kỹ thuật được cấp phép nhưng phải thực hiện kê khai giá với Sở Y tế; phải công khai và niêm yết giá thu dịch vụ cho người dân được biết để thỏa thuận, lựa chọn dịch vụ cũng như góp ý về giá khi sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, kết quả rà soát cho thấy Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt chưa thực hiện kê khai giá thu theo quy định với Sở Y tế TP.HCM.
“Lãnh đạo Sở Y tế TP đã yêu cầu Thanh tra Sở kiểm tra hoạt động và giá thu của Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt và xử lý đúng theo quy định nếu công ty có sai phạm”, thông báo nêu.
Sở Y tế TP khuyến cáo người dân cần nâng cao nhận thức về quyền lợi của mình khi sử dụng dịch vụ vận chuyển cấp cứu, phản ánh kịp thời các trường hợp đơn vị vận chuyển cấp cứu thu giá quá cao. Người dân có thể phản ánh trực tiếp đến Thanh tra Sở Y tế qua số đường dây nóng 24/7: 098.940.1155
Cũng theo Sở Y tế TP, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động vận chuyển người bệnh cấp cứu trên địa bàn sau vụ việc trên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Sở Y tế sẽ phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc cấp phép hành nghề, hậu kiểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính đối với các cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trên địa bàn.
Thứ hai, hướng dẫn các cơ sở tư nhân đã được cấp phép hoạt động về việc kê khai giá dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh theo đúng quy định của Luật Giá.
Hợp đồng chuyến xe cấp cứu từ Cà Mau – TP.HCM có giá 16 triệu đồng. Ảnh: BVCC.
Thứ ba, Sở Y tế đang xây dựng phần mềm quản lý việc kê khai giá các dịch vụ khám chữa bệnh. Thời gian tới, các cơ sở sẽ tự kê khai giá qua phần mềm, qua đó giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát giá một cách hiệu quả hơn, phát hiện được các trường hợp kê khai giá cao bất thường.
Video đang HOT
Thứ tư, kiến nghị thành lập Hội đồng thẩm định các trường hợp kê khai giá cao bất thường, có trách nhiệm xem xét, đề xuất và báo cáo UBND TP đối với các trường hợp này.
Thứ năm, đề xuất đưa nội dung kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với giá thu dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh (bao gồm giá thu vận chuyển cấp cứu) để phục vụ công tác quản lý, điều hành giá của TP.
Cạn tiền, người cha định ôm thi thể con vào thùng xốp về quê
Trước đó, VietNamNet đã đăng tải câu chuyện cạn tiền mua quan tài, cha định đưa thi thể con vào thùng xốp về quê. Theo lời kể, vợ của anh T.M.G (36 tuổi) sinh con khi thai mới 23 tuần tuổi tại một bệnh viện ở Cà Mau. Bé rất yếu vì sinh non. Anh G. muốn đưa bé lên TP.HCM để có cơ hội điều trị tốt hơn. Bác sĩ đã cho anh số điện thoại liên hệ xe cấp cứu.
Một người phụ nữ nhận điện thoại và báo giá 16 triệu đồng. Anh G. chuyển khoản trước 50%, khi xe đến bệnh viện, anh đưa thêm 50% còn lại.
Gia đình khó khăn, anh phải vay mượn thêm họ hàng để đủ tiền thuê xe đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào ngày 5/8. Do tình trạng nặng, bé qua đời ngày 8/8.
Anh G. ôm thi thể con xuống nhà đại thể làm thủ tục, không còn tiền mua quan tài. Người ở nhà đại thể khi biết hoàn cảnh của người đàn ông này đã liên hệ Phòng công tác xã hội. Sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã hỗ trợ quan tài cho bé và chuyến xe miễn phí đưa 2 cha con về quê nhà Cà Mau.
Đại diện Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt, đơn vị vận chuyển cấp cứu cho con anh G, cho hay 16 triệu đồng là chi phí hợp lý. Người này khẳng định người nhà bệnh nhân không nói gia đình khó khăn nên công ty không biết để hỗ trợ miễn, giảm tiền vận chuyển. Ngoài ra, chuyến xe đầy đủ trang thiết bị, điều dưỡng, bác sĩ để đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM an toàn.
Đến chiều 16/8, đại diện nhà xe đã đến nhà anh G. thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ số tiền 16 triệu đồng để lo hậu sự cho cháu bé.
TP.HCM xóa mê trận số nhà "siêu xuyệt"
Nhiều hộ dân ở TP.HCM có số nhà quá dài, có người còn không nhớ nổi số nhà và gặp khó khi gọi taxi hay xe cấp cứu.
Số nhà của người dân ở một số nơi tại TP.HCM dài dằng dặc. Số nhà lộn xộn gây khó trong việc tìm kiếm, giao dịch. Điều này đòi hỏi cần có giải pháp căn cơ cho việc thay đổi số nhà để người dân lẫn chính quyền đều thuận lợi trong giao và quản lý.
Không nhớ nổi số nhà vì quá nhiều xuyệt
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại tuyến hẻm 1806 đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM, số nhà tại đây chẳng những không theo một trình tự nhất định mà còn có tận gần chục xuyệt. Điều này khiến cho người dân nơi đây không thể nhớ nổi số nhà của chính mình. Đã có một số trường hợp người dân kê khai địa chỉ sai, không chính xác trong các loại giấy tờ tùy thân.
Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Ty, ngụ nhà 1806/127/6/15/50 Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, cho biết bà về con hẻm này sống từ năm 2015 đến tận bây giờ cũng không nhớ nổi số nhà vì quá dài.
"Ở đây mà muốn gọi được taxi hay xe Grab rất khó bởi họ toàn nói không tìm được địa chỉ. Càng khổ sở hơn nếu người dân trong hẻm bị đau bệnh hay gặp hỏa hoạn thì xe cấp cứu, cứu hộ không biết phải đi đường nào" - bà Ty chia sẻ.
Cũng khổ sở vì số nhà nhiều xuyệt, bà Vũ Thị Hiền (ngụ thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè) cho biết vì số nhà nhiều xuyệt, bà từng gặp khó khăn trong việc làm các thủ tục giấy tờ.
Bà Hiền cho biết trước đây, khi lên phường làm giấy tờ, bà hay ghi sai số nhà nên phải làm tới làm lui mấy lần mới được. "Như tôi còn đỡ, nhiều người ở khu vực này bị ghi sai số nhà trên CCCD nên không thể làm các thủ tục giấy tờ khác, phải đi chỉnh sửa lại, rất mất thời gian" - bà Hiền nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, không chỉ ở huyện Nhà Bè mà tại quận Bình Tân và một số quận khác cũng có tình trạng số nhà nhiều xuyệt tương tự.
Số nhà tại đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè có quá nhiều xuyệt, gây khó khăn cho người dân trong quá trình sử dụng. Ảnh: HUỲNH THƠ
Một người dân đang phải hỏi rất nhiều người mới tìm đến được địa chỉ nhà người quen tại đường Nguyễn Văn Giàu, huyện Bình Chánh. Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Giải pháp: Đổi hẻm thành tên đường
Trao đổi với PV, đại diện UBND huyện Nhà Bè cho biết sau khi nhận được phản ánh về tình trạng số nhà nhiều xuyệt trên địa bàn thị trấn Nhà Bè, Phòng Quản lý đô thị đã phối hợp cùng UBND thị trấn Nhà Bè rà soát thông tin.
Việc cấp số nhà hiện nay, UBND huyện Nhà Bè thực hiện theo Quyết định 05/2006 của bộ trưởng Bộ Xây dựng và Quyết định 22/2012 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế đánh và gắn biển số nhà trên địa bàn TP.
Cách thay đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân khi đổi số nhà
Khi thay đổi số nhà, người dân sẽ phải thực hiện một số thủ tục cấp đổi, cập nhật thông tin về số nhà mới trên các loại giấy tờ như sổ hồng, CCCD.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận 12 (TP.HCM) cho biết nếu người dân có nhu cầu cập nhật, thay đổi thông tin cơ bản như địa chỉ thường trú, CCCD... trên sổ hồng thì chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện. Về thủ tục, người dân có thể nộp hồ sơ ở quầy một cửa tại UBND quận. Hồ sơ gồm có đơn đăng ký biến động theo mẫu, sổ hồng bản chính, kèm theo quyết định cấp số nhà mới. Thời gian giải quyết theo quy định trong vòng 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, tại quận 12, thời gian được rút ngắn còn bốn ngày.
Liên quan đến việc thay đổi địa chỉ thường trú khi đổi số nhà, lãnh đạo công an một phường tại TP.HCM cho biết tại khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú có quy định về việc thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh tên đường, phố, cách đánh số nhà.
Theo đó, người dân khi có nhu cầu điều chỉnh, cập nhật số nhà mới thì có thể đến công an phường, xã nơi cư trú để thực hiện việc điều chỉnh. Về hồ sơ điều chỉnh, người dân chỉ cần mang theo giấy tờ liên quan đến nhà đất và quyết định cấp số nhà mới.
Khảo sát, lập bản đồ cấp lại số nhà
Liên quan đến việc cấp đổi số nhà trên địa bàn quận Gò Vấp, tính đến thời điểm hiện nay, quận đã cấp đổi trên 120.000 số nhà mới. Những số nhà được cấp đổi là những số nhà trước đây cấp lộn xộn, không theo thứ tự.
Năm 2009, quận có mời một đơn vị tư vấn để khảo sát, lập bản đồ xem xét về mặt pháp lý để cấp lại số nhà trên toàn quận. Việc cấp số nhà mới rất khoa học, theo thứ tự và đúng với quy định của TP.
Tuy nhiên, hiện nay một số căn nhà nằm ở mặt tiền đường vẫn còn lộn xộn là do các cơ sở kinh doanh không gắn số nhà mới lên, vì khi gắn số nhà mới, họ sẽ phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, quận đã chỉ đạo phường vận động người dân gắn số nhà mới nhằm thuận tiện hơn trong quá trình quản lý, sử dụng.
Đối với những tuyến hẻm mới mở, số nhà vẫn còn lộn xộn, quận đang lập kế hoạch để xin ý kiến cấp trên đặt tên đường mới.
Một lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp
Đại diện UBND huyện Nhà Bè cho hay các số nhà nhiều xuyệt là do trước đây được cấp trong giai đoạn 2013-2014, nhằm tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, đến nay UBND huyện đã nhận thấy có sự bất tiện, gây khó khăn trong quá trình sử dụng số nhà của người dân. Vì thế, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, UBND các xã, thị trấn kiểm tra thông tin, hiện trạng khu vực nhằm điều chỉnh giảm xuyệt.
"Để giảm bớt số nhà nhiều xuyệt, thời gian qua UBND huyện cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát các tuyến hẻm đủ điều kiện để đặt tên đường. Cụ thể, tại hẻm 1979 đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè đổi tên thành đường Huỳnh Thị Đồng; hẻm 915 đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển đổi tên thành đường Lê Thị Kỉnh...
Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục rà soát các tuyến hẻm nhiều xuyệt, đủ điều kiện. Sau đó tiến hành kiến nghị các sở, ban ngành đổi hẻm thành tên đường nhằm giảm tình trạng số nhà nhiều xuyệt" - đại diện UBND huyện Nhà Bè cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Sử, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Bình Tân, trước thực trạng nhà nhiều xuyệt, phòng đã chủ động phối hợp cùng UBND các phường tiến hành khảo sát tổng thể thực tế. Đồng thời tận dụng những tuyến đường mới mở và những dự án mới hình thành lân cận để nghiên cứu, tìm giải pháp kết nối hạ tầng giao thông.
Sau khi khảo sát và nghiên cứu, UBND phường đã tiến hành xây dựng kế hoạch điều chỉnh số nhà, triển khai lấy ý kiến của người dân. Sau khi được người dân đồng thuận, phường phối hợp với phòng đề xuất, tham mưu UBND quận xem xét, điều chỉnh số nhà.
"Hiện nay, trên địa bàn quận Bình Tân đã khắc phục các trường hợp nhà nhiều xuyệt tại tuyến hẻm 687 đường Kinh Dương Vương, hẻm 36 đường Bùi Tư Toàn... Cụ thể, tại địa chỉ nhà 36/45/32/71/6/2 Bùi Tư Toàn sau khi điều chỉnh thành số 2/19/17 đường số 2D (nối dài), nhà 687/36/5/17/15 Kinh Dương Vương được điều chỉnh thành nhà 98/44 Lê Cơ... Từ đó đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao dịch, ổn định cuộc sống" - ông Sử nói.
Cùng đường có 2 số nhà giống nhau
Ở một số tuyến đường không những tồn tại số nhà nhiều xuyệt khiến người dân gặp khó mà cùng một con đường có đến hai địa chỉ trùng nhau.
Theo ghi nhận của PV, cùng một tuyến đường Trương Định ở quận 1 có số nhà 60 là địa chỉ của một doanh nghiệp. Nếu chạy thêm một đoạn qua địa bàn quận 3 cũng có số nhà 60 là trụ sở của Sở Xây dựng TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Bé, bán nước ven đường tại nhà 43 Trương Định (quận 1), cho biết do đã buôn bán trên con đường này hơn 10 năm nên bà cũng không lạ gì chuyện nhiều người đi nhầm địa chỉ do số nhà giống nhau như trên.
Cũng tại địa chỉ 578 Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp), cùng một số nhà nhưng một nơi là Trường THCS Lý Tự Trọng, một nơi là nhà của người dân.
Trao đổi với PV, ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cho biết trên địa bàn quận 1 do lịch sử để lại cũng có tình trạng trùng lặp số nhà, số nhà không theo thứ tự do đổi tên đường, tên hẻm... Tất cả trường hợp này, quận đã có kế hoạch sắp xếp lại số nhà.
Mặt khác, vừa rồi sau khi hoàn thành dự án cầu Trần Quang Khải, TP đã có quyết định đổi tên hẻm 68 đường Trần Quang Khải thành đường Trần Nguyên Đán. Quận đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, UBND phường sắp xếp lại số nhà trên đoạn đường này để đảm bảo trật tự về quản lý hành chính.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người dân thấy số nhà của mình có sự trùng lặp, gây bất tiện thì có thể đề nghị quận rà soát và cấp đổi lại số nhà mới.
Vụ chặn xe cứu thương: Ai nhờ nhân viên trung tâm pháp y gọi xe? Sở Y tế Đà Nẵng báo cáo nhân viên D. liên hệ xe khi gia đình nạn nhân nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên, gia đình lại phủ nhận điều đó. Vậy ai là người nhờ gọi để cuối cùng 2 xe cùng xuất hiện? Liên quan đến vụ việc nhân viên tại Trung tâm Pháp y Đà Nẵng bị tố cản xe cứu...