Vụ 0 điểm môn tiếng Anh: “Thí sinh ngủ quên, lương tâm giám thị cũng ngủ không dậy nữa”
Một sự đánh thức, có thể cứu sống một con người trong một tình huống xấu nhất nào đó. Một sự không đánh thức, có thể bỏ quên cả một mạng người. Phòng thi thì suy cho cùng cũng vận hành theo quy luật của cuộc sống, của nhân tâm.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, một thí sinh ở Cà Mau ngủ quên trong giờ thi nên bị điểm 0 môn tiếng Anh. Điều đáng nói là tổng điểm các môn thi còn lại của thí sinh này là 50,22 điểm.
Chiều 3/8, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, Sở sẽ có báo cáo chính thức gửi Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh, liên quan đến vụ nam sinh học sinh giỏi bị 0 điểm môn tiếng Anh vì ngủ quên trong phòng thi. Đến thời điểm này, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho rằng, giám thi coi thi đã làm đúng quy chế.
Trong đó, giám thị 1 cho rằng, thời gian đầu, nam sinh làm bài rất tập trung. Trong phòng thi cũng không riêng nam thí sinh nói trên gục xuống bàn (không xác định thí sinh có ngủ hay không). Khi đó, giám thị ngỡ là nam sinh đã làm bài xong. Cũng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, việc thí sinh gục xuống bàn đến 40 phút hay bao lâu cũng không thể xác định được thời gian chính xác và theo quy chế, giám thị không được tiếp xúc gần thí sinh.
Trước câu chuyện nóng bỏng này, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã đăng đàn chê trách: “ Thí sinh ngủ quên, lương tâm giám thị cũng ngủ không dậy nữa trong nền giáo dục đầy ác mộng này!
Thí sinh đã bị điểm 0, mặc dù trước đó em có làm bài, em ngủ quên. Khi được gọi dậy vẫn còn ít phút nữa mới hết giờ, em xin được điền phần đã làm từ giấy nháp sang, giám thị không cho.
Tôi chưa đặt vấn đề giám thị sai hay đúng quy chế, thí sinh bị điểm 0 xứng đáng hay không xứng đáng. Tôi chỉ đặt ví dụ là thí sinh có vấn đề về sức khoẻ, có thể có tình huống xấu phải gục trên bàn 40 phút và không dậy nữa, như bị tim hay đột tử, thì giám thị cũng để yên như thế sao?
Một sự đánh thức, có thể cứu sống một con người trong một tình huống xấu nhất nào đó. Một sự không đánh thức, có thể bỏ quên cả một mạng người. Phòng thi thì suy cho cùng cũng vận hành theo quy luật của cuộc sống, của nhân tâm. Chứ không lẽ thí sinh bước vào phòng thi, giám thị không cần biết sống hay chết? Giám thị cất luôn khả năng ứng phó tình huống? Giám thị bỏ quên luôn cả lương tâm của mình?
Bây giờ quay lại với việc đúng hay sai quy chế. Phó Giám đốc Sở GD Cà Mau Tạ Thanh Vũ – nơi có trường cấp 3 của học sinh này (em là học sinh giỏi trường chuyên Phan Ngọc Hiển), trả lời báo chí rằng, giám thị đã thực hiện đúng quy chế.
Theo ông Vũ, trong phòng thi không riêng một em này ngủ. Và theo quy chế thì giám thị không được tiếp xúc gần thí sinh.
Nhưng thưa ông Vũ, vậy còn vài phút nữa để em học sinh điền ít nhất một số câu để không phải nộp giấy trắng (chắc chắn phần trắc nghiệm không quá khó đối với những học sinh giỏi đã làm bài nháp), mà cũng không được?
Có quy chế nào mà còn thời gian, giám thị vẫn bắt học sinh nộp giấy trắng không? Giám thị cũng là thầy cô, sao lại đi tiệt đường của học sinh như vậy? Đúng là ngành giáo dục lệch. Nơi thì bảo nhau nâng điểm cho cao, điểm thấp cũng nâng cho thành 9-9,75 để chễm chệ ngồi vào giảng đường mà giáo viên chấm thi đàng hoàng mang nỗi ấm ức. Nơi thì học sinh vẫn còn thời gian mà vẫn bắt đặt bút xuống, để tước đi cơ hội của một học sinh giỏi.
Dù cách này hay cách kia, đều thể hiện sự thiếu lương tâm trong giáo dục. Suy cho cùng, không cho làm bài khi còn thời gian hay chấm nâng điểm cũng đều tước đi cơ hội của học sinh. Lương tâm của không ít giáo viên, cụ thể là kẻ coi thi ở trên và những kẻ chấm nâng điểm khống đã thực sự ngủ không dậy nữa, trong nền giáo dục đầy ác mộng này!”
Được biết, tổng điểm các môn thi của em T. là 50,22 điểm. Có một số môn điểm cao như Vật lý: 9,50 điểm, Hóa học: 9 điểm. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Huỳnh Thanh Phú – hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) – nhìn nhận thẳng công tác coi thi của các giám thị trong sự việc để học sinh ngủ và bị điểm liệt ở tỉnh Cà Mau là chưa làm tròn trách nhiệm.
Theo ông, nhiệm vụ của người cán bộ coi thi không chỉ là để giám sát học sinh có gian lận hay không, mà còn nắm bắt được những tình huống bất thường phải xử lý, chẳng hạn chỗ ngồi của thí sinh bị mưa tạt, nắng rọi… Gặp trường hợp phát sinh nhưng không thể quyết định thì có thể báo ngay cho trưởng điểm thi, thống nhất phương án xử lý.
Đáng lưu tâm nhất là những nguy cơ liên quan đến sức khỏe của thí sinh. Ông Phú cho rằng một em đang làm bài mà gục lâu xuống bàn không thể loại bỏ rủi ro em ấy đang cần sự trợ giúp y tế.
“Tôi giả sử giám thị tưởng học sinh ngủ quên nhưng thực chất em ấy gục xuống bàn vì đột quỵ thì sao? Không lẽ giám thị cứ để em ấy nằm đó mà không có bất cứ lời hỏi han nào? Trong trường hợp đột quỵ, nếu nhắc nhở sớm, có thể sẽ cứu được tính mạng của em ấy”, ông Phú nói.
Ngoài ra, ông Phú cho rằng không thể vin vào quy chế giám thị không được nhắc nhở riêng cho từng cá nhân. Theo ông, quy chế hiện vẫn cho phép các giám thị nhắc nhở thí sinh bằng số báo danh của các em, đặc biệt trong những tình huống quan trọng đòi hỏi phải xử lý nhanh.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ: "Luật nào cấm ông hiệu trưởng Đại học Kinh tế không được mặc áo nhung"
Qua vụ việc này, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu nhà trường phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.
Cách đây ít ngày, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2022 cho gần 1000 tân Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Trong không khí trang trọng và đặc biệt của buổi lễ tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chính thức ra mắt Bộ lễ phục đặc biệt, mang dấu ấn và thương hiệu của Nhà trường.
Theo đó, số lượng của Ban nghi lễ gồm 11 thành viên, trong đó Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng (trường hợp Hiệu trưởng ủy quyền) là Chủ lễ. Chủ lễ đứng phía trước, Ban nghi lễ xếp hai hàng dọc song song đứng phía sau, tư thế trang nghiêm, giữ đều khoảng cách phù hợp.
Chủ lễ tay phải nâng cao cây quyền trượng trước ngực, thể hiện sự uy nghi, tôn nghiêm và biểu tượng của sức mạnh tập thể, đeo vòng cổ, cùng Ban nghi lễ tiến vào Hội trường. Bộ lễ phục dành cho hiệu trưởng gồm: Áo nhung, mũ và găng tay đồng màu đỏ. Phụ kiện kèm theo có cây quyền trượng và vòng đeo cổ.
Bộ lễ phục dành cho Ban nghi lễ gồm: Áo nhung đỏ pha đen, mũ màu đen, găng tay màu trắng. Bộ lễ phục dành cho đội nghi lễ: Bộ nghi lễ dành cho sinh viên nam gồm áo thiết kế kiểu vest, quần âu đồng bộ màu đỏ bordeaux, mũ Beret có lưỡi trai màu đen, găng tay màu trắng. Phụ kiện kèm theo có dải ruy băng lụa hai màu xanh đỏ đeo chéo, in logo của Trường.
Bộ nghi lễ dành cho sinh viên nữ gồm: Áo giả vest, mini juýp màu đỏ bordeaux, mũ Beret có lưỡi trai màu đen, găng tay màu trắng. Phụ kiện kèm theo có dải ruy băng lụa hai màu xanh đỏ đeo chéo, in logo của Trường.
Bộ lễ phục cử nhân gồm: Áo màu xanh cổ vịt, nẹp vạt áo màu đỏ bordeaux, 2 bên tay áo đính 1 vạch màu đỏ bordeaux, lé vạch màu vàng đồng. Phụ kiện kèm theo có khăn lụa quàng cổ hai màu xanh đỏ, in logo của Trường.
Đây là sự kiện mang ý nghĩa tôn vinh giá trị của tri thức, vinh danh, ghi nhận những nỗ lực và thành quả của các em sau một hành trình học tập rèn luyện dưới mái trường UEB. Lễ tốt nghiệp vinh danh gần 700 sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 9 sinh viên tốt nghiệp Xuất sắc; 165 sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi; 6 sinh viên có nhiều đóng góp trong hoạt động phong trào; 3 sinh viên có nhiều cố gắng, vươn lên trong học tập.
Điều đáng nói, buổi lễ không tổ chức bình thường như những trường khác mà tổ chức theo phong cách hoàng gia. Có sinh viên đi đầu rước cờ truyền thống, mang logo thương hiệu của trường, hiệu trưởng cầm quyền trượng bước vào...
Hình ảnh buổi lễ ngay sau đó đã gây tranh cãi lớn. Một số sinh viên khác thích thú với buổi lễ bày tỏ ý kiến "Xịn xò quá"; "Trường sang chảnh thật, nhìn như lễ hội hoàng gia"; "Ước gì mình được học ở đây"... Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản đối cho rằng nhà trường quá "màu mè"; "đua đòi"; "làm lố"...
Ngay sau khi nhận phản ánh không đồng tình từ dư luận với trang phục lễ phục mà Trường ĐH Kinh tế sử dụng trong Lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và học viên của trường năm 2022, tối 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội gửi công văn đến Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đề nghị báo cáo tình hình tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp ngày 29/7 vừa qua. Đồng thời đề nghị hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phải báo cáo bằng văn bản về công tác tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đang gây tranh cãi trước ngày 2/8 tới.
Qua vụ việc này, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng yêu cầu nhà trường phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự. Chia sẻ với PV báo Dân Việt, thầy Lê Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế, cho biết:
"Lễ tốt nghiệp trao bằng cho các tân cử nhân năm nay cũng theo truyền thống thực hiện từ nhiều năm trước đó với hình ảnh hiệu trưởng cầm quyền trượng. Đây không phải là mới mẻ của trường nhưng năm nay đã thu hút sự quan tâm của mọi người".
Mới đây, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng đăng đàn bênh vực phía nhà trường: "Ơ, luật nào cấm ông hiệu trưởng Đại học Kinh tế không được mặc áo nhung, cầm quyền trượng trong lễ tốt nghiệp nhỉ? Ông cũng chẳng vi phạm đạo đức tác phong nhà giáo. Cũng chẳng vi phạm thuần phong mỹ tục.
Và dù ông ngấm ngầm bảo với thiên hạ rằng kao là đức vua đây, kao đã lãnh đạo một đế chế sinh viên khi chưa nâng điểm, thì đã sao? Còn về thời trang, ôi chao xứ sở những nam thanh nữ tú lồng lộn váy áo, thì ổng màu mè tí đã thấm gì?
Ổng có ăn mặc hở hang, có lòi cỏ lòi cây như mấy anh FPT năm xưa đâu mà phản đối ông? Ổng vui, bà con vui, sinh viên vui, vui cả làng thế còn muốn gì?
Đấy chưa nói, phong thuỷ của chàng thì chàng mặc màu đỏ, sao nào? Hay chàng phải mặc áo màu trắng sữa pha chút màu hường ban mai để đi vào áng văn bất hủ, để các cô ngữ văn lên báo nức nở rên rỉ vì sung sướng, thì mới vừa lòng các thánh?
Mà cái ông hiệu trưởng Đại học Quốc gia cũng vô duyên, bắt ông này báo cáo: báo cáo cái gì? Quỷ sứ, nỡm ạ!"
Hiện trước phản ứng của dư luận, trường Đại học Kinh tế đã ẩn một số hình ảnh của hiệu trưởng Trúc Lê khỏi loạt ảnh của buổi lễ, đồng thời khóa phần bình luận trên các bài viết liên quan tại fanpage chính thức của trường.
Hoàng Nguyên Vũ “vạch trần” chiêu tẩy trắng, bênh vực của mẹ ruột dì ghẻ: “Lẽ ra phải thấy xấu hổ” Sau bức tâm thư "đẫm nước mắt" với mục đích xin thoát tội của mẹ ruột bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ không giấu được sự bức xúc, cho rằng đây là sự lươn lẹo khi bà cố đổ lỗi cho bệnh rối loạn tâm thần hậu Covid-19. Liên quan đến vụ án dì ghẻ bạo hành con...