Voi đầu đàn chỉ còn 3 chân vẫn tả xung hữu đột với bầy sư tử: Câu chuyện kỳ diệu về ‘tình mẫu tử’
Vì bảo vệ voi con, voi cái đầu đàn đã mất một chân trong hàm cá sấu sông Nile. Quãng đời còn lại của nó ra sao?
Trên vùng thảo nguyên châu Phi rộng lớn đầy rẫy những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt, một đàn voi châu Phi bước đi chậm rãi, hình dáng của chúng trông đặc biệt ngoạn mục dưới ánh Mặt trời lặn.
Trong đàn voi này có một con voi khá khác biệt. Chú ta chỉ có 3 chân. Bất cứ khi nào chú ta bước đi khập khiễng, đôi tai của chú lại phe phẩy trông rất đáng yêu.
Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài có vẻ dễ thương này lại ẩn chứa một sức mạnh không thể xem thường.
Khi chú voi 3 chân tức giận, sức mạnh của nó đủ để khiến tất cả các loài động vật phải rút lui. Ngay cả những con sư tử vốn thống trị trên đồng cỏ cũng không dám khiêu khích.
Vậy làm thế nào mà chú voi này lại bị mất một chân? Khiếm khuyết đó gây khó khăn như thế nào cho chú voi khi tồn tại ở vùng đồng cỏ đầy thử thách một mất-một còn này?
1. Cuộc đụng độ với tử thần
Sông Nile là cái nôi của vô số sinh vật, tuy nhiên, ẩn dưới dòng nước chở nặng phù sa này có một kẻ được xem là tử thần của nhiều loài động vật: Cá sấu sông Nile.
Là loài cá sấu lớn nhất ở châu Phi và là một trong những loài bò sát lớn nhất còn sống trên Trái đất, cá sấu sông Nile đủ kiên nhẫn để ẩn thân trong dòng nước đục, chờ thời cơ vàng rồi tung cú cắn c.hết người vào họng con mồi.
Vào một ngày hè nóng nực, Mặt trời thiêu đốt mặt đất như đổ lửa, đàn voi châu Phi do voi đầu đàn dẫn đầu từ từ tiến về phía bờ sông Nile. Đầm mình trong làn nước mát, uống hàng trăm lít nước là cách chúng dự định thực hiện để xoa dịu cái nắng vùng thảo nguyên. Khi đàn voi vừa ngâm mình trong làn nước sông mát lạnh, tử thần lặng lẽ đi đến.
Một con cá sấu sông Nile sau khi kiên nhẫn ẩn nấp, giống như một thợ săn trong bóng tối, bất ngờ phát động cuộc tấn công.
Đôi mắt sắc lạnh của nó dán chặt vào một chú voi con mất cảnh giác, và chiếc vòi mềm mại của nó trở thành mục tiêu tấn công của loài bò sát. Cá sấu sông Nile lao nhanh và cắn vào vòi voi con.
Tiếng kêu của chú voi con như xé toạc bờ sông yên tĩnh. Nó giãy giụa trong cơn đau dữ dội, lắc đầu điên cuồng, cố gắng thoát khỏi sự kiềm chế chí mạng của kẻ thù. Nhưng hàm răng sắc nhọn của cá sấu sông Nile cứng như thép, cắm sâu vào da voi con không chịu thả lỏng.
2. Mất chân vì con
Các thành viên trong đàn voi chưa kịp phản ứng thì một con voi cái lao tới. Dù biết sự hung dữ và xảo quyệt của cá sấu sông Nile nhưng với tư cách là voi đầu đàn, và là mẹ của chú voi con đang gặp nạn, voi mẹ không ngần ngại lao vào ứng cứu.
Ngọn lửa giận dữ bùng cháy, nó giơ cao đôi chân trước khổng lồ của mình lên và dùng một lực như sấm sét giẫm lên lưng cá sấu sông Nile. Cơ thể của voi mẹ giống như một ngọn đồi bất động, đè chặt con cá sấu sông Nile khiến nó không thể di chuyển.
Dẫu vẫy, cá sấu sông Nile không hề dễ đối phó. Là loài săn mồi đỉnh cao vùng sông nước, con cá sấu nhanh chóng quay người lao vào con voi cái, dùng hàm răng sắc nhọn cắn chặt vào chân sau con voi đầu đàn.
Sở hữu lực cắn ‘vô địch thiên hạ’ lên đến 5.000 PSI (để so sánh, lực cắn của người là 162 PSI) – mạnh nhất trong thế giới loài bò sát – con cá sấu sông Nile có thể dễ dàng xé thịt con mồi và thậm chí nghiền nát xương. Điều đáng sợ nhất là một khi đã cắn con mồi thì nó sẽ không bao giờ buông ra.
Video đang HOT
Cuộc tấn công tàn nhẫn này càng khiến con voi cái phải phản đòn. Nó tiếp tục lại giơ bàn chân khổng lồ của mình lên và giẫm mạnh xuống con cá sấu sông Nile. Kết thúc cuộc giao chiến, cá sấu sông Nile đành từ bỏ mẹ con nhà voi, quay lại dòng nước và chờ đợi cơ hội khác.
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho chiến thắng thuộc về loài voi này là rất nặng nề. Đôi chân của con voi cái bị thương rất nặng, m.áu c.hảy nhuộm đỏ cả một khoảng nước sông.
Chẳng bao lâu, con voi cái ngã xuống đất, quằn quại trong đ.au đ.ớn. Cả đàn voi hoảng loạn…
3. Kiên trì sống sót
Sau nhiều tháng vật lộn vì bị nỗi đau t.ra t.ấn, con voi cái đầu đàn vẫn sống sót một cách kỳ diệu NHƯNG nó bị mất một chân và trở thành “Người ba chân” đặc biệt trên thảo nguyên. Nó gầy đi nhiều.
Dù chỉ có thể đi lại bằng ba chân nhưng là voi đầu đàn trưởng thành, nó đã thể hiện khả năng thích ứng đáng kinh ngạc. Nó đã học được một dáng đi độc đáo và mỗi bước đi đều vô cùng thận trọng.
Trong hành trình tìm kiếm nước và thức ăn, đàn voi luôn đặc biệt chú ý đến con voi này để đảm bảo nó không bị tụt lại phía sau.
Khi đến sông uống nước, “Người ba chân” sẽ cẩn thận tiến lại gần mép nước, dùng ba chân giữ thăng bằng trước khi dùng vòi hút nước.
Khi kiếm ăn, “Người ba chân” sẽ dùng mũi để cuộn cỏ trên mặt đất, tuy chuyển động chậm hơn trước nhưng vẫn có thể tìm đủ thức ăn để duy trì sự sống.
Ngày thường, đàn của nó đều hết lòng yêu thương và che chở cho voi cái. Trên đồng cỏ, đàn voi thường vây quanh voi cái và dùng mũi nhẹ nhàng chạm vào người nó như để mang đến sự chia sẻ, đồng cảm cho nhau.
Khi màn đêm buông xuống, đàn voi sẽ tạo thành một vòng tròn bảo vệ và đặt “Người ba chân” vào giữa để mang lại sự an toàn và ấm áp.
4. Tả xung hữu đột vì con, lần nữa!
Vì mùa mưa chưa đến, đàn voi ấy phải dấn thân vào hành trình tìm nước đầy gian khổ. Cơ thể chúng kiệt sức, da dẻ nứt nẻ. Chúng khao khát được nuôi dưỡng bằng những dòng nước ngọt ngào, mát mẻ.
Việc thiếu lương thực và nước uống chỉ khiến hoàn cảnh của chúng trở nên trầm trọng hơn. Đàn voi buộc phải đi xa hơn để kiếm ăn, chúng băng qua những vùng đất cằn cỗi, trèo qua những ngọn đồi nhấp nhô chỉ để truy tìm nguồn sống.
Ngay lúc họ gần như tuyệt vọng, một đầm lầy rực rỡ bất ngờ lọt vào tầm mắt.
Chú voi cái dũng cảm vui vẻ cùng chú voi con chạy về phía đầm lầy, thỏa thích uống những ngụm nước trong vắt, tạm quên đi những nguy hiểm đang rình rập xung quanh.
Tuy nhiên, đúng lúc này, ba con sư tử cái xảo quyệt nhắm vào hai mẹ con nhà voi khi cả hai đang khá xa đàn.
“Nhà vua” từ từ thận trọng tiếp cận mục tiêu, há cái miệng khổng lồ phát ra một tiếng gầm kinh hoàng rồi lao về phía “Người ba chân” và chú voi con.
Mặc dù voi con chỉ còn chút sức lực (vì hành trình mệt mỏi) nhưng nó đã dũng cảm lao tới và cố gắng bảo vệ voi mẹ bằng chính cơ thể mình. Tuy nhiên, nó đã bị đàn sư tử bám víu kéo xuống đất một cách tàn nhẫn.
“Người ba chân” nhìn thấy voi con liều mạng để bảo vệ mình, bản năng làm mẹ của nó lại trỗi dậy mạnh mẽ. Nó lao về phía những con sư tử cái, dùng cơ thể mạnh mẽ của mình để đẩy kẻ thù ra và kéo được voi con về phía sau lưng.
Con voi cái dù chỉ có ba chân nhưng vẫn cố gắng hết sức để chống lại sự tấn công của sư tử háu đói. Đúng lúc này, đàn voi đến kịp thời để ứng cứu, ba con sư tử không còn cách nào khác đành phải bỏ cuộc trong tuyệt vọng. Hai mẹ con nhà voi một lần nữa thoát c.hết. Lần này chúng không bị thương nặng như trước.
Thảo nguyên châu Phi rộng lớn tuy khắc nghiệt trong mùa khô và khốc liệt với những cuộc chiến sinh tồn một mất-một còn, nhưng vùng đồng cỏ nơi đây cũng dung dưỡng những tình cảm không thể bày tỏ thành lời của tình mẫu tử, của tình đồng đội.
Chú voi cái vẫn đứng vững. Nó dùng ba chân còn lại để đỡ sức nặng của cuộc đời mình và con cái mình.
72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy mà 604 năm qua không ai dám đụng: Vì sao?
Tử Cấm Thành hiện vẫn là quần thể kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành, cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh tại trung tâm Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành được Vĩnh Lạc Đế của triều đại nhà Minh cho xây dựng vào năm 1406. Sau khoảng thời gian 13 năm cùng sự góp sức của 10 vạn dân phu, năm 1420 Tử Cấm Thành hoàn thành với tổng diện tích 72 hecta, bên trong chứa 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 ngôi nhà.
Tử Cấm Thành là quần thể cung điện hoàng gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1987. Ảnh: 163
Sở dĩ Tử Cấm Thành có tên như vậy là vì hầu hết người dân thường đều bị cấm tiếp cận quần thể cung điện hoàng gia có tường bao quanh này. Các quần thần, thậm chí là vương gia chỉ được ra vào một cách hạn chế, chỉ có hoàng đế tại vị mới có thể đi đến bất cứ khu vực nào trong Tử Cấm Thành theo ý muốn.
Năm 2020 đ.ánh dấu kỷ niệm 600 năm hoàn thành Tử Cấm Thành. Từ đó cho đến nay, trong 604 năm qua, Tử Cấm Thành đã được giới khảo cổ, nhà chuyên môn thu thập nhiều bảo vật quý hiếm.
Hiện tại, bộ sưu tập tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1,8 triệu hiện vật, chủ yếu là các bộ sưu tập di tích văn hóa, công trình cổ và sách dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tất cả các di tích nhuộm màu lịch sử bên trong Tử Cấm Thành này không gì có thể so sánh được. Bất kỳ ai đến thăm Tử Cấm Thành ngày nay đều có thể cảm nhận lịch sử hàng trăm năm một cách chân thực nhất.
Hình ảnh một chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, đã 604 năm qua, 72 giếng nước trong Tử Cấm Thành chưa bao giờ được phép đụng đến dù chuyên gia ước tính bên trong chúng có vô số báu vật quan trọng. 72 chiếc giếng cổ kích cỡ khác nhau này được liệt kê là di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ.
Vì sao không ai dám đụng đến 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành?
Trước khi bàn về vấn đề này, trước tiên cần làm rõ một câu hỏi, đó là giếng cổ trong Tử Cấm Thành có báu vật gì không?
Trên thực tế, theo các chuyên gia khảo cổ, trong giếng cổ của Tử Cấm Thành quả thực có những cổ vật có giá trị. Ví dụ, vào năm 1995, một lò nung chính thức từ thời nhà Minh đã được phát hiện trong Giếng Tây Môn của Tử Cấm Thành. Người ta có thể tưởng tượng giá trị của lò nung chính thức thời nhà Minh này. Phát hiện này đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử cuối thời nhà Minh.
Các giếng trong Tử Cấm Thành được phân bổ khác nhau và có kích thước khác nhau. Vì nhiều giếng không dùng làm nước uống nên để đề phòng người dân bị ngã, nhiều giếng được thiết kế cực nhỏ. Ảnh: Sina
Ví dụ này đủ để chứng minh rằng trong giếng Tử Cấm Thành còn có rất nhiều cổ vật, nhiều báu vật chứa thông tin lịch sử thời nhà Minh, Thanh. Một số được cố tình cất giữ bên trong, một số vô tình rơi vào, dù là bằng cách nào thì chúng đều có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử.
Vậy tại sao người ta không trục vớt cổ vật bên trong giếng cổ của Tử Cấm Thành trên quy mô lớn? Các chuyên gia đưa ra lời giải thích này và tin rằng có ba hạn chế sau đây.
Điểm 1: Để bảo vệ di tích văn hóa toàn vẹn
Ai cũng đều biết rằng Tử Cấm Thành không phải là một quần thể tòa nhà đơn lẻ mà là "một bộ sưu tập di tích văn hóa" rất phong phú. Dù thế nào đi nữa, mỗi viên gạch ngói trong Tử Cấm Thành đều là n.hân c.hứng của lịch sử.
Hàng chục di tích văn hóa giếng cổ, do đã trải qua thời gian tương đối dài hơn 600 năm nên bên trong chắc chắn có lẫn vật thừa thãi. Việc làm sạch 72 giếng cổ bằng tay được chuyên gia đ.ánh giá là một khối lượng công việc rất nặng nề. Bởi phần lớn giếng cổ đều có miệng giếng nhỏ.
Chưa kể, trong quá trình này chắc chắn sẽ xảy ra va chạm, điều này rất bất lợi cho việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Quan trọng hơn nữa, hình dáng chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất đẹp, thể hiện trí tuệ và tay nghề điêu luyện của nghệ nhân thời nhà Minh. Các giếng cổ có đường kính lớn nhỏ và hình dáng không đồng đều, điều này thể hiện đầy đủ rằng chúng giống một chiếc giếng trang trí hơn.
Ngay cả khi có những di tích văn hóa bên trong đó thì chúng vẫn có t.uổi đời rất nhiều năm. Giếng cổ là một phần quan trọng của Tử Cấm Thành, việc phá hủy giếng cổ chỉ vì mục đích tìm kiếm di tích văn hóa bên trong lòng giếng là điều vô lý.
Điểm 2: Việc trục vớt vội vàng là rất nguy hiểm
Hầu hết các giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải là giếng chúng ta dùng để lấy nước uống sinh hoạt. Giếng cổ trong Tử Cấm Thành có độ sâu từ 55 cm đến 10 mét.
Việc lao vào giếng cổ để tìm kiếm, trục vớt cổ vật mà không biết chính xác có cổ vật hay không chỉ càng gây ra những tổn hại cho di tích văn hóa đặc biệt này hơn mà thôi.
Mục đích của Bảo tàng Cố Cung là để bảo vệ các di tích văn hóa. Vì vậy, các chuyên gia sẽ không thực hiện những công việc có tính rủi ro cao như vậy.
Chưa kể, một khi cổ vật trong giếng (vốn đang được bảo vệ tự nhiên) mà được vớt lên thì chúng cũng sẽ bị hư hại khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng Mặt trời.
Giếng cổ trong Tử Cấm Thành trở thành địa điểm cần được chú trọng bảo vệ. Ảnh: Sohu
Điểm 3: Những câu chuyện truyền tai nhau
Thực tế, giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải để uống mà để phòng cháy. Vì Tử Cấm Thành về cơ bản là một công trình kiến trúc bằng gỗ nên rất dễ gây ra hỏa hoạn, nước từ xa không thể dập tắt được. Vì vậy, khi xây dựng Tử Cấm Thành, người ta đã bố trí 72 chiếc giếng cổ này rải rác khắp cung điện để phòng khi có hỏa hoạn.
Tương truyền, việc không ai dám uống nước, thậm chí là giặt giũ, nấu ăn hay tắm rửa ở giếng cổ Tử Cấm Thành là vì, người ta tin rằng, những chiếc giếng này có thể là nơi kết thúc mạng sống của những phi tần, cung nữ bị thất sủng. Lâu dần, người ta cảm thấy đáy giếng âm u và kỳ quái đến mức không ai dám đến gần. Dù đây có thể là câu chuyện được dựng lên, xong cũng là cách bảo vệ giếng cổ, không cho ai đụng vào.
Dựa vào 3 điểm trên, các chuyên gia tin rằng dù giếng cổ trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều báu vật đi chăng nữa thì 'di tích văn hóa' đồng nghĩa với việc phải được bảo vệ nguyên vẹn. Tử Cấm Thành và mọi thứ thuộc về quần thể lịch sử này cần được chsu trọng bảo vệ hơn là cải tạo và phát triển.
Việc không trục vớt cổ vật trong 72 giếng cổ chính là nhắm bảo vệ sự toàn vẹn của Tử Cấm Thành, bảo vệ di sản văn hóa quốc gia và tôn trọng lịch sử.
'Quái ngư' ở hồ nước sâu 1.642m của Nga: Bên trong có 'hạt ngọc' cực đắt, chi bội t.iền chưa chắc mua được Hồ nước sâu nhất thế giới tại Nga chứa loài 'quái ngư' nặng hàng trăm kg. Hồ Baikal nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Siberia ở Nga. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (chứa khoảng 1/5 lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất) - sâu nhất thế giới (1.642 mét) - lâu đời nhất trên thế giới (20...