Vợ tôi không cho bà nội lên chăm cháu vì ‘quá khổ khi bà giúp hồi sinh bé đầu’
Sắp sinh con thứ 2, vợ tôi kiên quyết từ chối để bà nội lên chăm mà đòi thuê giúp việc, nói là quá ám ảnh về sự vất vả trong lần sinh con đầu tiên, khi có bà hỗ trợ.
Đây là lần mang thai thứ 2 của vợ tôi. Con đầu của chúng tôi hiện đã 7 tuổ.i. Chỉ còn vài tháng nữa là đến ngày vượt cạn và để chuẩn bị cho lần sinh này, vợ tôi đang ráo riết hỏi khắp nơi để tìm người giúp việc ưng ý.
Cách đây 7 năm, khi con đầu lòng của chúng tôi ra đời, mẹ tôi tình nguyện đến trông giúp cho đến khi bé đi học mẫu giáo. Được bà giúp đỡ, tôi nhẹ đi gánh nặng con mọn, có nhiều thời gian để tập trung cho công việc và phát triển sự nghiệp. Vậy nên khi biết tin con dâu mang bầu lần 2, mẹ tôi liền ngỏ ý lên giúp, và tôi thấy như mở cờ trong bụng. Mẹ đã có kinh nghiệm chăm cháu đầu nhiều năm nên cứ gửi con cho bà là tôi rất yên tâm.
Tuy nhiên, đáp lại ý tốt của bà, vợ tôi chỉ im lặng, sau đó nói riêng với tôi là sẽ tìm giúp việc để không làm phiền bà. Vì chuyện này mà hai vợ chồng xảy ra cãi vã. Tôi không hiểu tại sao vợ lại vẽ chuyện ra như vậy, để bà trông con vừa yên tâm vừa đỡ tốn kém, bà cũng vui, có lý do gì để phụ lòng bà chứ. Thế nhưng vợ tôi vẫn một mực khẳng định sẽ tìm được giúp việc trước khi cô ấy mẹ tròn con vuông.
Vợ tôi một mực tìm giúp việc thay vì nhờ bà nội trông cháu. (Ảnh minh họa: AI)
Lý do vợ đưa ra là trong mấy năm bà nội ở nhà trông cháu, cô ấy rất vất vả. Vợ nói muốn tìm một người giúp đỡ công việc nhà chứ không chỉ trông con, trong khi bà chỉ giúp được mỗi việc này. Mỗi buổi chiều bà nội đều tham gia lớp tập thiền cùng các bác hàng xóm nên hễ con dâu đi làm về đến nhà là bà bàn giao lại em bé, vợ tôi chưa kịp thở đã phải vừa nấu nướng, tắm cho con vừa dọn dẹp nhà cửa. Đó là chưa kể khi ở nhà với cháu, bà thường cho con tôi xem tivi cho bớt quấy. Vợ tôi rất khó chịu với điều này, sợ con bị ảnh hưởng thị lực.
Tôi giải thích với vợ rằng người già cần phải có bạn bè để khuây khỏa, hơn nữa bà tập thể dục cho khỏe thì càng tốt, có thể hỗ trợ chăm sóc con cháu nhiều hơn. Vợ bảo điều tôi nói rất đúng, nhưng cô ấy cần người giúp việc hỗ trợ nhiều công việc hơn, nếu không sẽ chẳng thể kham nổi.
Rồi vợ kể lể rằng cô ấy phải dậy từ 5h mỗi ngày để chuẩn bị sẵn từ cháo cho con tới bữa sáng, bữa trưa của mẹ chồng vì bà bận trông cháu nên không chủ động được. Đến gần nửa đêm, khi xong hết việc nhà, cô ấy muốn được nghỉ ngơi thì lại tới giờ con quấy khóc vì ban ngày được bà cho ngủ quá nhiều. “Mãi đến bây giờ em mới chịu sinh con thứ hai là vì quá ám ảnh với việc nhà và con nhỏ hồi sinh lần đầu”, vợ nói, khăng khăng chốt phương án thuê giúp việc với lý do nuôi 2 đứ.a tr.ẻ sẽ còn bận hơn hồi sinh con đầu lòng.
Tôi biết vợ vất vả, mẹ tôi già rồi không có nhiều sức khỏe để hỗ trợ việc nhà cho cô ấy, nhưng tôi rất không thoải mái với chuyện có người lạ ở trong nhà, chưa kể giao con cho họ thì khó mà thực sự yên tâm. Những vụ bảo mẫu đán.h trẻ mà báo chí đưa tin khiến tôi thấy lo sợ. Nếu có mẹ trông cháu, tôi có thể yên tâm về muộn tới 21h- 22h mà không thấp thỏm lo sợ.
Những ngày này, mỗi lần nói đến chuyện tìm người hỗ trợ chăm con là vợ chồng tôi liên tục căng thẳng. Trong khi đó, bà nội ở quê đã thu xếp hết các việc, chuẩn bị sẵn sàng lên ở cùng chúng tôi và thường xuyên gọi hỏi thăm. Tôi không biết nên trả lời mẹ thế nào trong tình cảnh này để bà không tự ái. Hơn nữa, tìm người giúp việc cũng không phải là mong muốn của tôi, nhưng dù làm căng thế nào, vợ tôi cũng nhất quyết không nghe. Cô ấy còn ngang lên, bảo không cần đóng góp thêm tiề.n, chi phí thuê giúp việc cô ấy sẽ tự trả, và nhận việc làm thêm để trang trải.
Video đang HOT
Một bên là vợ, một bên là mẹ, tôi cảm thấy rất khó xử. Tôi không muốn gây áp lực quá cho vợ, nhất là trong khi cô ấy đang bụng mang dạ chửa. Xin độc giả mách tôi cách thuyết phục vợ để cô ấy hiểu được những lợi ích khi có người thân chăm con, để cô ấy bớt mất thời gian vô bổ vào việc tìm giúp việc.
Khó chịu vì mẹ chồng không chăm cháu mà đòi thuê người giúp việc, vô tình nghe bà nói chuyện, tôi mới vỡ lẽ
Được mẹ chồng hỗ trợ chăm cháu suốt thời gian dài, tôi hoàn toàn ỷ lại nên cứ nghĩ rằng đó là lẽ đương nhiên.
Trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái là của bố mẹ, ông bà có thể hỗ trợ được thì tốt nhưng nếu không thì cũng là chuyện rất bình thường, bởi nó hoàn toàn nằm ngoài nghĩa vụ bắt buộc của ông bà. Đến tận ngày hôm nay, tôi mới hiểu ra được điều này.
Tôi lấy chồng thì liền dọn ra ở riêng, tìm thuê một căn hộ trên thành phố chứ không sống chung với mẹ chồng dưới quê. Sau gần một năm thì tôi sinh con trai đầu lòng. Trong khoảng thời gian đầu chăm con mọn, tôi được mẹ chồng hỗ trợ rất nhiều. Vì bà chỉ còn một mình nên đã đồng ý lên sống cùng với vợ chồng tôi để phụ trông cháu.
Ảnh minh hoạ.
Nghỉ thai sản 6 tháng thì tôi giao con lại cho mẹ chồng rồi trở lại với công việc văn phòng 8 tiếng. Tôi cảm thấy may mắn vô cùng vì làm mẹ bỉm nhưng rất nhàn vì đã có mẹ chồng lo cho mọi thứ, từ việc cho con ăn, chơi, tắm rửa cho đến ngủ nghỉ.
Được bà nội một tay chăm bẵm từ khi lọt lòng nên con trai tôi rất quấn bà, thậm chí còn hơn cả bố mẹ. Bởi so với tôi thì thời gian mẹ chồng dành cho cháu nhiều hơn đáng kể. Thoáng chốc con trai đã đến độ tuổ.i đi nhà trẻ, và mẹ chồng cũng là người phụ giúp tôi đưa đón thằng bé. Khoảng cách từ nhà đến trường chỉ cách một con hẻm nên cũng khá gần và tiện để bà đưa đón cháu.
Ảnh minh hoạ.
Mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ cho đến khi mẹ chồng bất ngờ bảo tôi rằng, bà sẽ về quê. Dẫu tôi đã ra sức phản đối và va.n nà.i bà ở lại, nhưng mẹ chồng vẫn nhất quyết với lựa chọn của mình khiến tôi khá buồn và khó chịu. Thậm chí tôi còn giận và trách bà không thương con cháu. Ở với vợ chồng tôi, bà vốn dĩ chưa phải thiếu thốn bất kỳ điều gì, tôi vẫn lo cho mẹ chồng mọi thứ.
Đến tối khi vừa tăng ca ở công ty về, tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của mẹ với chồng dưới bếp. Lúc này, tôi mới hiểu lý do vì sao mẹ chồng lại muốn về quê không chăm cháu nữa. Tôi đã xấu hổ khi nghe từng lời tâm sự của bà.
- Mẹ thực sự thương cu Rin và các con lắm, mẹ cũng muốn ở lại chăm cháu để hai đứa đi làm kiế.m tiề.n. Nhưng con đừng trách mẹ, mẹ không thể chăm Rin được nữa. Con cũng biết đấy, Rin nay càng lớn càng nghịch, thằng bé chạy nhảy khắp nơi. Mẹ thì cũng lớn tuổ.i rồi, chân tay mỗi ngày một yếu đi, vụng về hơn trước rất nhiều. Mẹ không đủ sức để chăm sóc cháu trai của mẹ tốt nhất, nếu lỡ chẳng may vì sơ suất mà Rin bị làm sao thì mẹ sẽ ân hận, tự trách bản thân suốt đời.
Mẹ biết vợ con giận mẹ và khó chịu vì mẹ đòi về quê, nhưng hiện tại mẹ nghĩ các con thử tìm một bảo mẫu có sức khoẻ và khéo chăm trẻ để phụ vợ chồng con. Như vậy sẽ tốt hơn là mẹ tiếp tục làm chuyện này con ạ, con giúp mẹ lựa lời nói chuyện với vợ của con nhé!
Trong tận đáy lòng, tôi luôn ngộ nhận việc mẹ chồng chăm sóc cháu là một điều hiển nhiên. Hằng ngày, không thấy mẹ phàn nàn hay than vãn gì nên tôi đã dựa dẫm quá nhiều vào sự hiện diện của bà mà không suy nghĩ, cũng không kịp nhận ra rằng mẹ đã bước qua tuổ.i xế chiều, gần 70 tuổ.i rồi chứ không còn trẻ như trước và sức khỏe cũng không thể đảm bảo mãi mãi.
Tôi cảm thấy mình làm mẹ nhưng vô trách nhiệm với con quá, chỉ chăm chăm vào việc kiế.m tiề.n rồi giao phó hoàn toàn nghĩa vụ đó cho ông bà, cũng không quan tâm đến việc ông bà cảm thấy ra sao, sức khoẻ thế nào,... Chắc chắn trong chuyện này tôi mới là người sai, người có lỗi với mẹ chồng của mình, và tôi sẽ xin lỗi bà, sau đó vui vẻ đón nhận, tôn trọng mọi quyết định mà mẹ đưa ra.
Tôi muốn bà được nghỉ ngơi sau những tháng ngày sống vì con, vì cháu. Còn chuyện thuê người hỗ trợ chăm sóc con trai, tôi sẽ xem xét và lựa chọn kỹ lưỡng một người bảo mẫu như mẹ chồng đã nói.
Tâm sự từ độc giả minhminh...@gmail.com
Đối với những bố mẹ bận rộn công việc, nếu được ông bà hỗ trợ chăm cháu thì đây là một chuyện vô cùng tuyệt vời, vì sẽ khiến các ông bố bà mẹ cảm thấy yên tâm hơn.
Thế nhưng việc quá phụ thuộc vào ông bà và giao toàn quyền quyết định chăm sóc, nuôi dạy con cho ông bà, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Tại sao lại như vậy?
Trẻ có thể trở nên không nghe lời
Ông bà thường nuông chiều trẻ hơn so với cha mẹ. Thậm chí ông bà còn làm ngược lại với những điều cha mẹ nói và dạy con, cốt chỉ để trẻ vui vẻ.
Chính điều đó sẽ phá vỡ mọi kỷ luật mà cha mẹ phải vất vả mãi mới thiết lập được cho trẻ, làm trẻ không còn nghe lời cha mẹ nữa.
Trẻ có thể không vận động đủ
Tr.ẻ e.m luôn tràn đầy năng lượng trong cơ thể cũng như tâm hồn. Chúng cần chạy nhảy và chơi đùa để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Mà ông bà đã cao tuổ.i, thường sức khỏe và thể lực không đủ để theo chân trẻ trong những hoạt động ngoài trời.
Chính vì hoạt động thể chất không đủ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, điều đó càng không tốt cho sự tăng trưởng tự nhiên của trẻ.
Trẻ có thể ăn quá nhiều
Ông bà luôn sợ cháu đói và thường cho trẻ ăn quá nhiều trong 1 ngày. Các nghiên cứu gần đây thậm chí còn chỉ ra rằng, tr.ẻ e.m có nguy cơ bị béo phì, gặp các vấn đề về răng lợi và bệnh tiểu đường do các món ăn của ông bà chúng như kẹo và những đồ ăn nhiều chất béo.
Dẫu biết ông bà nào cũng mong cháu mau lớn và vui vẻ, nhưng chính những sự quan tâm thiếu hiểu biết ấy vô hình chung lại gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ có thể phát triển các kỹ năng xã hội kém
Khi trẻ dành nhiều thời gian ở cạnh ông bà, chúng sẽ ít kết bạn với những đứ.a tr.ẻ khác. Dần dà chúng có xu hướng ngại giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ xung quanh, chỉ cảm thấy an toàn, thoải mái với các mối quan hệ quen thuộc vốn có của mình.
Ngược lại, những đứ.a tr.ẻ đi học mẫu giáo sẽ ít gặp các vấn đề về giao tiếp, kỹ năng xã hội cũng phát triển tốt hơn.
Bà nội ép mẹ tôi làm "mẹ đỡ đầu" cho con trai sắp chào đời của tiể.u ta.m Chính tôi đã đứng ra từ chối lời yêu cầu quá quắt của bà nội vì thấy mẹ phải gánh quá nhiều nỗi khổ rồi. Từ khi biết nói và nhận thức được thế giới xung quanh, tự tôi đã thấy gia đình mình là một tổ hợp những con người kỳ lạ. Họ chỉ có chung một nguyên tắc là không ai...