Vingroup bán 29% cổ phần VinID, đổi tên thành OneID
Báo cáo kiểm toán cuả Vingroup cho biết tại thời điểm cuối năm 2019, Vingroup vẫn nắm giữ 99,95% quyền biểu quyết và 51,22% tỷ lệ lợi ích tại OneID.
Tập đoàn Vingroup vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2019. Các số liệu tài chính không có thay đổi nhiều so với báo cáo quý 4, tuy vậy có thêm một số thông tin liên quan đến hoạt động của tập đoàn được công bố rõ hơn như ghi nhận lãi 8.500 tỷ đồng từ chuyển nhượng hệ thống Vincommerce và VinEco cho Masan hay giao dịch bán một phần công ty VinID.
Trong năm 2019, Vingroup cho biết đã bán 29% cổ phần của công ty VinID cho một đối tác. Sau đó, công ty VinID đã đổi tên thành Công ty cổ phần OneID.
VinID được thành lập tháng 7/2018, khởi nguồn là chương trình chăm sóc khách hàng của Tập đoàn Vingroup. Sau đó, VinID hoạt động theo mô hình công ty tài chính công nghệ, mở ra một hệ sinh thái trực tuyến như ví điện tử, sàn thương mại điện tử…
Video đang HOT
Khi thành lập VinID có vốn điều lệ đăng ký là 3.000 tỷ đồng, do Vingroup nắm 80% cùng 2 cổ đông sáng lập khác là CTCP Vicare (19%) và bà Nguyễn Minh Hồng nắm giữ 1% vốn. Mới đây, vốn điều lệ của công ty đã được tăng lên 3.050 tỷ đồng.
Những động thái đáng chú ý năm 2019 của VinID gồm có mua lại ví điện tử MonPay và đổi tên thành VinID Pay, nhận sáp nhận trang thương mại điện tử Adayroi và tích hợp vào ứng dụng VinID…
Sau giao dịch bán cổ phần nêu trên, Vingroup vẫn là công ty mẹ của OneID với tỷ lệ biểu quyết 99,95% và tỷ lệ lợi ích 51,22%.
Trường An
Giá trị thương vụ của Masan và Vingroup ước tính 5.400 tỷ đồng
Theo thông tin công bố mới nhất, Masan sẽ nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của công ty sở hữu chuỗi siêu thị Vinmart, Vinmart , trong đó bao gồm toàn bộ số cổ phần do Tập đoàn Vingroup nắm giữ.
Ngày 1/1, CTCP Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: MSN) đã công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua việc hoán đổi cổ phần để sáp nhập CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart và công ty nông nghiệp VinEco.
Theo đó, Masan nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.
Nghị quyết cũng thông qua việc phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của VCM. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
HĐQT của Masan cũng ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT) hoặc ông Danny Le (Trưởng bộ phận Chiến lược và Phát triển) có quyền quyết định các điều khoản và điều kiện cụ thể của các tài liệu giao dịch. Hai ông này cũng có quyền ký kết, chuyển giao và thực hiện các tài liệu giao dịch.
Giá trị thương vụ của Masan và Vingroup ước tính 5.400 tỷ đồng.
Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM là công ty mới được thành lập hồi đầu tháng 8/2019, ban đầu có vốn điều lệ 1 tỷ đồng do Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng góp vốn 64,3%; hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Chủ tịch của VCM là bà Mai Hương Nội - Phó Tổng Giám đốc Vingroup.
Sau đó, Công ty VCM đã thay đổi mức vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 6.437 tỷ đồng (bằng đúng vốn điều lệ của VinCommerce).
Với tỷ lệ nắm giữ 83,74%, giá trị cổ phần mà Masan nắm giữ đổi lại quyền sở hữu, điều hành chuỗi Vinmart và Vinmart là khoảng 5.400 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 3/12/2019 Vingroup công bố sẽ chuyển giao việc điều hành Vinmart, Vinmart và VinEco sang cho Masan, và thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - bán lẻ với mạng lưới 2.600 siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Sau sáp nhập, Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Khoản lỗ nghìn tỷ của Vinmart đặt áp lực ra sao với Masan? Lợi nhuận trước thuế năm 2018 tại Công ty Hàng tiêu dùng Masan đạt gần 3.900 tỷ đồng, trong khi đó, mảng bán lẻ của Vingroup (chủ yếu là Vinmart, Vinmart ) lỗ hơn 5.100 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của 2 tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam, Vingroup sẽ sáp nhập 2 mảng bán lẻ và nông nghiệp do Công...