Việt Nam đóng góp tích cực cho Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ lần 35
Sáng 8/10, phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 35 của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), với sự tham dự của 84 đoàn các nước và vùng lãnh thổ là thành viên và quan sát viên của OIF đã diễn ra tại Yerevan, thủ đô nước Cộng hòa Armenia.
Đại sứ Dương Chí Dũng. (Nguồn: Hoàng Hoa/TTXVN)
Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Thường trực tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác dẫn đầu tham dự hội nghị.
Trong bối cảnh thế giới và cộng đồng Pháp ngữ đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, chính trị, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố, cực đoan hóa, di cư… các nước tham dự hội nghị đã đánh giá cao và bày tỏ ủng hộ những nỗ lực mà OIF đã đạt được trong việc tìm kiếm các giải pháp chính trị cho các cuộc xung đột, thực hiện các hoạt động trung gian hòa giải, hỗ trợ tổ chức và quan sát bầu cử tại một số nước Pháp ngữ đang gặp khủng hoảng.
OIF cũng tiếp tục dành nguồn lực để hỗ trợ các thành viên thực hiện các Mục tiêu Thiên nhiên kỷ về Phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy kinh tế, bảo đảm bình đẳng giới.
Phát biểu tại hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng hoan nghênh những kết quả mà OIF đã đạt được trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, nhấn mạnh sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc tăng cường hợp tác kinh tế Pháp ngữ, đặc biệt là việc thúc đẩy các Chiến lược kinh tế và Chiến lược số Pháp ngữ, khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm đạt được trong các lĩnh vực hợp tác ba bên và hợp tác Nam-Nam.
Video đang HOT
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng góp phần vào nỗ lực chung của Cộng đồng Pháp ngữ và cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, đã cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi và mới cử bệnh viện dã chiến cấp hai sang Nam Sudan.
Đề cập tới tình hình Biển Đông, Trợ lý Bộ trưởng Dương Chí Dũng bày tỏ mong muốn Cộng đồng Pháp ngữ phát huy truyền thống đoàn kết của mình và tiếp tục nêu quan ngại về tình hình Biển Đông cũng như kêu gọi các bên liên quan tránh mọi hành động đơn phương làm nghiêm trọng thêm tình hình, không quân sự hóa, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao, pháp lý, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm đạt được Bộ Quy tắc thực chất và có hiệu lực về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Trợ lý Bộ trưởng Dương Chí Dũng nhấn mạnh nhằm tiếp tục đóng góp hơn nữa cho hòa bình, ổn định và phát triển trong không gian Pháp ngữ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam đã quyết định ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và mong nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên Pháp ngữ đối với việc ứng cử cũng như trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hội nghị đã trân trọng dành một phút mặc niệm cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang và tất cả các bài phát biểu đều có nội dung chia buồn với đất nước và nhân dân Việt Nam trước mất mát to lớn này.
Hội nghị các Bộ trưởng Pháp ngữ lần thứ 35 sẽ diễn ra trong các ngày 8 và 9/10 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 với chủ đề “Cùng chung sống trong đoàn kết, cùng chia sẻ các giá trị nhân văn và tôn trọng đa dạng: Cội nguồn của hòa bình và thịnh vượng trong không gian Pháp ngữ” được tổ chức tại Yerevan trong các ngày 11 và 12/10.
Hội nghị sẽ trao đổi về các văn kiện dự kiến sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao thông qua gồm có Tuyên bố Yerevan, Lời kêu gọi về cùng chung sống của Pháp ngữ, một số nghị quyết trong đó có nghị quyết về tình hình an ninh, chính trị trong không gian Pháp ngữ, Chiến lược Pháp ngữ về bình đẳng nam-nữ và Chương trình Hợp tác Pháp ngữ giai đoạn 2019-2022.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 nhằm góp phần phát huy vị thế của Việt Nam là nước Pháp ngữ chủ chốt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chủ động tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động Cộng đồng Pháp ngữ; đóng góp thực chất vào những vấn đề hợp tác trong Cộng đồng Pháp ngữ./.
Theo vietnamplus
Việt Nam phản đối mạnh mẽ thông cáo của chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp quốc, Tổ chức WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sĩ) đã phản bác tài liệu về nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo là "không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư...".
Đại sứ Dương Chí Dũng, trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: TTXVN
Theo TTXVN, ngày 28.3, trả lời phỏng vấn báo chí vềthông cáo ngày 20.3 của một số chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva phản đối mạnh mẽ thông cáo này.
Đại sứ Dương Chí Dũng nêu rõ: "Thông cáo thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư, không tuân thủ Quy tắc xử sự và Quy chế hoạt động của các Thủ tục đặc biệt khi đưa những thông tin và quan ngại không có cơ sở, cũng như đánh giá tiêu cực về việc cơ quan chức năng Việt Nam trao đổi với một số cá nhân về vụ việc".
Đại sứ khẳng định việc đối thoại giữa Chính phủ với cá nhân, tổ chức liên quan cũng như giữa Chính phủ với các cơ chế nhân quyền là nguyên tắc nền tảng trong hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc về thái độ thiếu xây dựng của các chuyên gia trên.
Đại sứ nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và nhất quán thể hiện thiện chí đối thoại và hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc vì thông cáo dựa trên thông tin một chiều, chưa kiểm chứng, thể hiện sự không khách quan, vô tư của các chuyên gia nói trên, trong khi Việt Nam đã và đang tích cực trao đổi về vụ việc.
Trước đó, tháng 11.2017, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN công bố một tài liệu cho rằng nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo. Samsung phản đối nội dung tài liệu xây dựng trên kết quả phỏng vấn chỉ 45 trên tổng số hơn 100.000 lao động của Samsung tại Việt Nam, nêu quan ngại về tính khoa học, khách quan của tài liệu này.
Sau khi tài liệu được công bố, tháng 11.2017, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh hai lần mời Samsung Bắc Ninh và CGFED, IPEN gặp để trao đổi trực tiếp về thông tin trong tài liệu. Hai tổ chức này không cử đại diện dự họp.
Năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức thanh tra trực tiếp 216 doanh nghiệp trong ngành điện tử, trong đó có Samsung Bắc Ninh (tháng 9.2017) và Thái Nguyên (tháng 7.2017). Kết luận thanh tra được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tháng 10.2017, báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật sức khỏe và môi trường nhận định các chỉ tiêu về môi trường lao động tại nhà máy Samsung Bắc Ninh nằm ở mức giới hạn cho phép, khuyến nghị các biện pháp nhằm tiếp tục cải thiện và minh bạch điều kiện môi trường làm việc.
Samsung là một trong những nhà sản xuất điện thoại, máy tính bảng lớn nhất thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt, trong đó đáng chú ý nhất là Apple.
Theo Laodong
Nga bất ngờ ra tuyên bố chống lưng cho Iran ở Syria Nga bất ngờ tuyên bố, Iran đang chống khủng bố ở Syria một cách hợp pháp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 4.10 cho biết, các lực lượng quân sự Iran đang chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế một cách hợp pháp và theo lời mời của chính phủ Syria. Bà Zakharova đưa ra nhận xét trong...