Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu
Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều biến động nhưng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng tốt nên đang là thị trường hiếm hoi thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực thông tin về tiềm năng đầu tư tại thị trường Việt Nam trong buổi tọa đàm.
Chia sẻ tại tọa đàm Đầu tư 2022 với chủ đề “Dòng tiền” do Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam tổ chức ngày 24/9 tại TP Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cho biết, kinh tế thế giới năm nay khá nhiều bất ổn với những diễn biến bất ngờ đến từ yếu tố địa chính trị đã khiến lạm phát ở nhiều nước trên thế giới gia tăng, các nền kinh tế lớn như Mỹ rơi vào suy thoái kỹ thuật. Các dự báo cũng cho thấy, kinh tế toàn cầu chỉ có thể tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.
“Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định nhưng kinh tế Việt Nam được đánh giá tăng trưởng khá tốt, GDP được dự báo đạt mức tăng trưởng trên 7% trong năm 2022. Điều này nhờ vào các động lực tăng trưởng đến từ xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng cũng như các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư công được đẩy mạnh”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết.
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, việc Ngân hàng Nhà nước vừa có động thái tăng lãi suất điều hành và huy động là đúng thời điểm và hợp lý, giúp kiểm soát lạm phát và ổn định tỉ giá. Do đó, năm nay, lạm phát được dự báo sẽ dưới 4%, đồng thời tỉ giá vẫn sẽ được kiểm soát tốt.
Chia sẻ thông tin về việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Việt Nam, theo TS Cấn Văn Lực, Việt Nam là thị trường hiếm hoi trong khu vực ở thời điểm này vẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang thu hút so với các nước khác và chứng khoán vẫn là chọn lựa ưu tiên của người dân khi chọn đầu tư so với các kênh đầu tư khác.
Video đang HOT
Theo thống kê, có 4 yếu tố khiến nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến cho dòng vốn của họ. Đó là Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế phục hồi tốt, hội nhập sâu rộng với 16 hiệp định thương mại tự do đã ký kết và cuối cùng là nền kinh tế đang tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với những lợi thế về nguồn nhân lực trẻ và dồi dào.
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam đang đối diện với các diễn biến phức tạp từ kinh tế toàn cầu, tuy nhiên Việt Nam đang có mức tăng trưởng tốt. Dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2022 và tăng 6,7% trong năm 2023. Với mức dự báo tăng trưởng như trên, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.
Tương tự, theo các chuyên gia của Manulife Investment Việt Nam, hiện định giá thị trường chứng khoán Việt Nam (P/E) được xem là đang ở trong vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, là cơ hội để đầu tư vào thị trường nhằm hưởng lợi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều điểm sáng và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Ông Nguyễn Đức Tuấn, đại diện Công ty TNHH quản lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam cho biết, Việt Nam đang có nhiều cơ sở để nhà đầu tư tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tăng trưởng ở mức 2 con số từ đầu năm 2022 đến nay; Việt Nam tiếp tục ghi nhận thặng dư thương mại lớn trong năm nay, là nguồn ngoại tệ lớn giúp bổ sung dự trữ ngoại tệ, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ.
“Các ngành nghề được dự báo tăng trưởng tích cực trong giai đoạn kinh tế phục hồi như: đầu tư phát triển khu công nghiệp, điện – nước, cơ sở hạ tầng, logistics; ngành bán sỉ và bán lẻ nhờ sự hồi phục sức mua mạnh mẽ từ tiêu dùng nội địa và mùa mua sắm cao điểm cuối năm; du lịch và hàng không…”, ông Nguyễn Đức Tuấn phân tích.
Chứng khoán ngày 28/6: Sóng lớn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng
Trong phiên giao dịch ngày 28/6, nhóm cổ phiếu ngân hàng càng giao dịch càng tích cực với biên độ tăng lớn.
Đây cũng là động lực chính giúp VN-Index vượt xa mốc 1.200 điểm.
Trong phiên giao dịch ngày 28/6, nhóm cổ phiếu ngân hàng càng giao dịch càng tích cực với biên độ tăng lớn. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 2 mã giảm, trong khi 25 mã còn lại ở chiều tăng giá; trong đó, VIB tăng hết biên độ. Các mã khác như: EIB tăng 6,7%, LPB tăng 6,3%, BID tăng 6%, KLB tăng 5,1%, STB tăng 4,9%, CTG tăng 4,3%, OCB tăng 4,2%, HDB tăng 3,9%...
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng đua nhau tăng trần. Các mã API, BII, CEO, DIG, FLC, HAR, LDG, NVT, PFL, PTL tăng hết biên độ. Sắc xanh lan tỏa trong nhóm cổ phiếu dầu khí khi các mã BSR, OIL, PLX, PTV, PVC, PVD, PVS, TOS đều ở chiều tăng giá.
Ngoài ra, VN-Index còn nhận được trợ lực từ các cổ phiếu đầu ngành như: FPT tăng 3,7%, GAS tăng 1,4%, MWG tăng 1,8%, MSN tăng 0,9%
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thủy sản diễn biến khá tiêu cực. Thậm chí ANV còn giảm kịch sàn. Các mã AAM, ABT, ACL, CMX, FMC, VHC đều ở chiều giá đỏ. Cùng đó, nhóm cổ phiếu phân bón và hóa chất cũng ở chiều giảm giá. Cụ thể, BFC, CSV, DCM, DGC, DPM, DPR, DRG... ở chiều giá đỏ.
Thực tế, trong những phiên gần đầy, nhóm cổ phiếu phân bón trong xu hướng giảm do thông tin giá phân bón hạ nhiệt. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tại thị trường trong nước, giá phân urê vào giữa tháng 6/2022 đã giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn so với đầu năm; trong đó, giá urê Phú Mỹ và urê Cà Mau bán buôn cho các đại lý từ mức 17 triệu đồng/tấn vào hồi đầu năm thì đến nay đã giảm xuống còn 15 triệu đồng/tấn.
Tại các cửa hàng bán lẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long, so với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali... đã giảm ít nhất từ 20.000-50.000 đồng/bao 50kg. Trên thị trường thế giới, giá urê bình quân tháng 1/2022 là 18,7 triệu đồng/tấn, đến tháng 5 đã giảm chỉ còn 16,45 triệu đồng/tấn.
Hiện giá chào thầu phân urê hạt đục trên thế giới (giá FOB- giá đã bao gồm chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu) vào ngày 16/6 (lấy theo bình quân 4 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và Trung Quốc) là 547 USD/tấn. Đáng chú ý, giá phân urê hạt đục của Sơn Đông, Trung Quốc chào thầu ngày 16/6 chỉ còn 448 USD/tấn, giảm hơn 1 nửa so với tháng 1/2022.
Về giao dịch khối ngoại, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng. Cụ thể, khối ngoại mua ròng hơn 155 tỷ đồng trên HOSE và 21 tỷ đồng trên HNX, trong khi chỉ bán ròng hơn 120 triệu đồng trên UPCOM.
Các mã được mua ròng nhiều nhất trên HOSE là CTG với giá trị gần 107 tỷ đồng, tiếp đến MSN được mua ròng gần 68 tỷ đồng, DPM được mua ròng hơn 47 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 28/6, VN-Index tăng 15,28 điểm lên 1.218,1 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 588,3 triệu đơn vị, tương ứng gần 14.426 tỷ đồng. Toàn sàn có 326 mã tăng giá, 136 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 3,45 điểm lên 283,87 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 72,4 triệu đơn vị, tương ứng gần 1.492 tỷ đồng. Toàn sàn có 130 mã tăng giá, 66 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,87 điểm lên 89,01 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 62 triệu đơn vị, tương ứng gần 991 tỷ đồng. Toàn sàn có 203 mã tăng giá, 99 mã giảm giá và 60 mã đứng giá.
Tiền vào chứng khoán thấp nhất 22 tháng Nhà đầu tư vẫn đứng ngoài quan sát khiến dòng tiền chưa nhập cuộc, VN-Index lại mất điểm hơn 8 điểm trước cuộc họp quan trọng của FED. Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục diễn biến tiêu cực trước cuộc họp quan trọng của FED vào tối 21/9. Các chỉ số sau phiên hồi phục hôm qua đã quay đầu giảm...