Việt Nam có đủ điều kiện để áp dụng mô hình du lịch thông minh
Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Franconomics – 2020, Hội thảo quốc tế ‘ Du lịch thông minh: Hướng tới sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường’ do Bộ Ngoại giao, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đã diễn ra chiều 23/10 tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế Du lịch thông minh: Hướng tới sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường. (Ảnh: Gia Thành)
Tham dự Hội thảo có các đại biểu: Ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ trưởng Vụ Trung Đông-châu Phi, Bộ Ngoại giao; ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI; ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Chekou Oussouman, Trưởng Đại diện văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Đại sứ một số quốc gia trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ; đại diện Đại sứ quán các nước, các đại diện Bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia và các doanh nghiệp quan tâm đến du lịch thông minh.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ trưởng Vụ Trung Đông-châu Phi cho biết, du lịch vốn được xác định là mũi nhọn của nhiều nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm 2020, du lịch là ngành bị tác động sớm nhất, nhiều nhất bởi Covid-19 nhưng cũng là ngành được kỳ vọng nhiều nhất.
Du lịch Việt Nam thời gian qua đã đạt được những bước tiến lớn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế. Du lịch cũng là yếu tố quan trọng mang Việt Nam ra thế giới và mang thế giới về Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng, vai trò của du lịch được nhắc đến trong chiến lược kinh tế pháp ngữ cũng như trong những mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc. Trong đó, phát triển du lịch, nhất là du lịch bền vững và tăng cường ứng dụng số được xem như mục tiêu quan trọng trong hợp tác quốc tế.
Video đang HOT
Ở thời điểm hiện tại, trong thời kỳ các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông được tích hợp trong các công cụ và phương pháp tiếp cận sáng tạo, du lịch thông minh được hình thành và phát triển nhằm đổi mới lĩnh vực du lịch.
Trên thế giới, du lịch thông minh đã được nhiều quốc gia triển khai với nhiều hình thức đa dạng. Trong đó, trọng tâm được đặt vào việc tối ưu hóa ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này tạo nên những điểm nhấn cho mỗi nước và lợi thế cạnh tranh trong du lịch giữa các nước.
Cũng tại Hội thảo, Trưởng Đại diện văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IFI Chekou Oussouman nhận định, nói về du lịch có trách nhiệm và bền vững, Việt Nam hiện nay đang đi đúng hướng, nhiều thành phố, địa phương đã phát triển được du lịch thông minh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Hòa Bình. Bên cạnh đó, một số địa phương đã có nhiều sáng kiến, ý tưởng mới, đặc biệt là việc triển khai hệ thống sinh thái thông minh để phục vụ cho du lịch.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc cho rằng, thời gian qua, ngành du lịch đã và đang tích cực chuyển đổi, phát triển du lịch thông minh trên nền tảng số, tạo ra những chuyển biến đột phá. Các địa phương, doanh nghiệp đã tập trung, phát triển, triển khai ứng dụng kết nối liên thông, hệ thống thông tin phục vụ điều hành quản lý nhà nước.
Tổng cục Du lịch đã ra mắt ứng dụng du lịch Việt Nam an toàn, hỗ trợ kết nối du khách, cung cấp cơ sở du lịch và cơ quan quản lý du lịch trên nền tảng chung…
Lấy ví dụ về cách vận hành du lịch thông minh của thành phố Lyon (Pháp) – một trong hai thành phố được trao giải thành phố Du lịch thông minh năm 2019, ông Yann Raival, Giáo sư Đại học Polynesie, Pháp bật mí, Lyon đặc biệt quan tâm tới sự cân bằng giữa phát triển, môi trường và bảo vệ di sản. Vì vậy, phát triển du lịch thông minh cần chú trọng hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường.
Đối với Việt Nam, ông Yann Raival khẳng định, quốc gia này hoàn toàn có đủ điều kiện để triển khai và áp dụng mô hình du lịch thông minh.
Ngành du lịch Việt Nam hiện đang tiếp cận nhanh chóng với du lịch thông minh để đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, kích thích tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng đã thích ứng nhanh nhạy, tích cực tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0, chủ động cải tiến để trở thành doanh nghiệp thông minh.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã tập trung vào hai phiên thảo luận chính. Phiên thứ nhất với chủ đề “Du lịch thông minh: Từ xu thế đến thực tế, cơ hội và thách thức”. Các diễn giả đã trao đổi về sự chuyển dịch từ du lịch sang du lịch thông minh tại Việt Nam; nhu cầu và triển vọng phát triển của du lịch thông minh tại Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường; vai trò và ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch thông minh; những khó khăn, thách thức trong phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam.
Phiên thứ hai với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho phát triển du lịch thông minh của Việt Nam”. Các diễn giả đã sẽ giới thiệu kinh nghiệm phát triển du lịch thông minh của một số quốc gia Pháp ngữ có công nghiệp du lịch phát triển (Pháp, Morocco, Bỉ, Thụy Sĩ…); du lịch thông minh hội nhập và hướng ra thị trường quốc tế; phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, trường đào tạo… trong thúc đẩy phát triển du lịch thông minh bền vững và hài hòa tại Việt Nam.
Doanh nghiệp du lịch chung sức vượt qua khủng hoảng
Chiều ngày 24/9, Tọa đàm "Kích cầu du lịch nội địa- Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn" do Tổng cục Du lịch phối hợp với báo điện tử VnExpress tổ chức thu hút sự tham gia của các tập đoàn, DN kinh doanh du lịch lớn.
Nói về việc kích cầu du lịch thời gian tới theo ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, mục tiêu cao nhất vẫn là đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Sau đó các địa phương mới tính tới yếu tố hấp dẫn, ra mắt các sản phẩm mới.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu tại Hội nghị.
Được biết, trong việc bàn giải pháp kích cầu du lịch lần này vai trò của các DN hàng không rất lớn. Ông Dương Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air hi vọng, du lịch nội địa đã có khởi sắc tốt. Ngày 30/9, Vietjet Air sẽ khai thác lại đường bay quốc tế, từ Seoul về Việt Nam.
Đại diện hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, thời gian qua, Bamboo Airways đã đưa ra những sản phẩm mới, đường bay mới như đến Côn Đảo góp phần kích cầu du lịch.
Nêu các giải pháp thúc đẩy du lịch, bà Trần Thị Nguyện, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn SunWorld cho rằng, các cơ sở cần làm mới các sản phẩm, tổ chức liên kết các điểm ở vùng, miền thu hút khách du lịch.
Bà Nguyện đề xuất chọn Phú Quốc, Kiên Giang là điểm đến kích cầu phát triển thời gian tới vì đây là miền nắng ấm, an toàn, được nhiều tập đoàn lớn đầu tư.
Về phía Tập đoàn Vingroup, ông Đặng Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc cho biết, Tập đoàn đã đưa ra sản phẩm có chi phí hợp lý, chất lượng 5 sao, phù hợp với đa dạng khách hàng.
Có thể kể đến các gói combo ưu đãi cho khách du lịch gồm vé máy bay, khách sạn, vé trải nghiệm tại các khu vui chơi giải trí trên toàn hệ thống Vingroup.
Tập đoàn cũng giảm giá vào khu vui chơi đặc biệt là các khu vui chơi trọng điểm ở miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên.
Ngoài mức giá hợp lý được điều chỉnh, Tập đoàn gia tăng trải nghiệm của du khách ở các điểm đến được yêu thích như Nha Trang, Phú Quốc, Nam Hội An bằng sản phẩm mới, đẳng cấp được ra mắt đúng thời điểm dịch bệnh lần một giảm bớt.
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua, theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, TP sẽ tập trung cho dòng sản phẩm về nội địa như: du lịch thể thao, đính hôn, chương trình liên quan đến snh thái, hướng về tự nhiên... với đối tượng là nhóm gia đình nhỏ.
Người Việt đi du lịch Việt Đại dịch Covid gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, trong đó ngành du lịch - vốn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta lại phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất. Đồng hành cùng với ngành du lịch để vượt qua giai...