Việc nên và không nên làm sau tiêm vaccine Covid-19
Người sau tiêm vaccine Covid-19 không nên làm việc nặng nếu không khỏe, không bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm, nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm.
Theo Bộ Y tế, người sau tiêm vaccine Covid-19 không được tự ý bỏ về trong thời gian theo dõi 30 phút sau tiêm. Đây là thời gian để nhân viên y tế theo dõi, phát hiện các bất thường sau tiêm hoặc tại vết tiêm.
Người sau tiêm vaccine Covid-19 không nên tự điều khiển phương tiện cá nhân khi cảm thấy không khỏe. Không bôi, không đắp thuốc hay bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM: “Trong 48 giờ đầu sau tiêm vaccine Covid-19 và kể cả sau đó, nếu cảm thấy trong người không khỏe thì không nên làm việc nặng, không nên tập gym, không nên ăn các thức ăn lạ sau tiêm.”
Ngoài ra, theo Phó giáo sư, Lâm Vĩnh Niên,Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, người sau tiêm vaccine cần tránh bia rượu, vì bia rượu sẽ làm cơ thể mất nước, gây nhức đầu, mệt mỏi nhiều hơn.
Bác sĩ Niên khuyến cáo sau khi tiêm vaccine triệu chứng phổ biến là có thể bị sốt, do đó cần phải bổ sung đủ nước, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, có thể sẽ có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, nên chọn ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt, các món nước, súp yêu thích.
Trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm… đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của hệ miễn dịch. Bạn nên ăn nhiều loại rau, trái cây có các màu sắc khác nhau. Vitamin D trong trứng, cá trong mỡ, sữa, nấm…
Người sau tiêm vaccine nên ăn đa dạng các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, thịt gia cầm và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu hũ, các loại hạt…
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau tiêm, người dân lưu số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Bộ Y tế, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất. Các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.
Theo hướng dẫn về tập huấn tiêm chủng vaccine Covid-19 tại TP HCM ngày 20/6, các triệu chứng thường gặp sau tiêm vaccine Covid-19 rất phổ biến (10%) gồm đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt 38 độ C), ớn lạnh. Triệu chứng sưng và đỏ tại vị trí tiêm phổ biến ở mức độ từ 1-10%.
Video đang HOT
Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên gồm sốt cao> 39C, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp…
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine Covid-19 là hiếm gặp. Các phản ứng này xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm. Một số dấu hiệu nhận biết như tê quanh môi hoặc lưỡi…; phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da; ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc ở họng; nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho; mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xấm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp…
Sau tiêm, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, người dân cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân, tình trạng hiện tại như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính; các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây; tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào .
Nếu là lần tiêm thứ hai thì phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 lần trước, tình trạng nhiễm nCoV (nếu có); hoặc các vaccine tiêm/uống trong vòng 14 ngày qua; tình trạng đang mang thai hoặc nuôi con bú nếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại TP HCM ngày 21/6. Ảnh: Hữu Khoa
Bộ Y tế kêu gọi 125 trường đại học và cao đẳng chi viện nhân lực chống dịch
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế sẽ điều động nhân lực từ các trường để hỗ trợ các địa phương chống dịch, trước mắt là Bắc Giang và Bắc Ninh. Đến nay đã có gần 24.000 người đăng ký.
Sáng 27/5, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã kêu gọi lãnh đạo 125 trường đại học và cao đẳng y, dược trên toàn quốc hỗ trợ nhân lực cho công tác phòng, chống dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh.
"Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi ngành y phải hết sức nỗ lực thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch nhanh và hiệu quả. Tôi đề nghị các trường tập huấn ngay cho cán bộ, sinh viên các nội dung: tiêm chủng và an toàn tiêm chủng; lấy mẫu và xét nghiệm; chăm sóc điều trị, phòng lây nhiễm chéo. Bộ Y tế sẽ điều động nhân lực từ các trường để hỗ trợ các địa phương chống dịch, trước mắt là Bắc Giang và Bắc Ninh", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Theo đó, lãnh đạo tất cả đơn vị cũng bày tỏ tinh thần sẵn sàng tham gia chống dịch ở bất cứ địa phương nào theo sự điều phối và phân công của lãnh đạo Bộ Y tế.
Bộ Y tế sẽ điều động nhân lực chi viện cho Bắc Giang, Bắc Ninh.
Ngày 27/5, Bộ Y tế đã điều động các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với số lượng tình nguyện viên chi viện là 375 người.
Cụ thể:
- Trường Đại học Y Hà Nội: 120 người
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: 104 người
- Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam: 36
- Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: 65
- Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định: 50
Các đoàn đều có mặt tại Bắc Giang trong ngày 27/5, riêng đoàn Đại học Điều dưỡng Nam Định sẽ có mặt trong ngày mai (28/5).
Hiện nay có gần 2.000 cán bộ, sinh viên thuộc 15 trường Đại học và Cao đẳng Y Dược đang tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Điện Biên, Bệnh viện K và trợ giúp Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trong việc thực hiện theo dõi, đánh giá và báo cáo diễn biến dịch theo các tỉnh.
Tính đến 12 giờ ngày 27/5, đã có gần 24.000 người đăng ký tình nguyện sẵn sàng tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 khi được huy động.
Bộ trưởng tặng Bằng khen cho gần 400 cá nhân chi viện Bắc Ninh, Bắc Giang
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long quyết định khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng chống dịch tại Bắc Ninh và Bắc Giang.
Để kịp thời động viên, khích lệ những cống hiến, nỗ lực không mệt mỏi, không quản vất vả, gian nan và hiểm nguy của đội ngũ nhân viên y tế chống dịch; Bộ trưởng Bộ Y tế đã quyết định tặng Bằng khen cho 398 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Trong số này bao gồm: Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế; đoàn công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 từ các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng, Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Trong đó là hơn 300 sinh viên là lực lượng tiên phong, đi đầu từ các trường đại học đã lăn xả quên mình lên đường chống dịch. Các em không quản ngại thời tiết nắng mưa khắc nghiệt, không quản ngại ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" miệt mài lấy mẫu, truy vết, xét nghiệm với mong mỏi duy nhất là sớm kiểm soát được dịch bệnh tại Bắc Ninh và Bắc Giang.
Đại học Y dược Hải Phòng xuất quân chi viện cho Bắc Giang
Sáng 27/5, đoàn công tác gồm 83 giảng viên, sinh viên trường Đại học Y dược Hải Phòng lên đường chi viện cho tỉnh Bắc Giang chống dịch Covid-19.
Nhiều thành viên của đoàn chi viện, nhất là các sinh viên cho biết, dù có phần lo lắng, hồi hộp vì sắp tới sẽ phải đối mặt và ứng phó với tình hình dịch bệnh rất căng thẳng, nguy hiểm nhưng với tinh thần tuổi trẻ luôn có mặt nơi tuyến đầu nên tất cả đều sẵn sàng lên đường.
Trước đó, với tinh thần "tương thân tương ái", góp phần chia sẻ khó khăn và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, ngày 26/5, đoàn công tác Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh do bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện trực tiếp đến tâm dịch tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và Bắc Giang để trao vật tư trang thiết bị y tế để phòng, chống dịch Covid-19.
Sự chung tay, góp sức kịp thời này cũng là nguồn động viên để Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và Bắc Giang có thêm nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại bệnh viện và trên địa bàn tỉnh.
Toàn bộ chi phí hỗ trợ gần 120 triệu đồng do tập thể cán bộ nhân viên, người lao động của Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh và các nhà hảo tâm đóng góp và chia lửa với tâm dịch tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và Bắc Giang.
Thái Nguyên siết chặt người ra vào tỉnh, xử nghiêm doanh nghiệp vi phạm Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người ra vào tỉnh, xử nghiêm doanh nghiệp không tuân thủ phòng, chống dịch. Thái Nguyên nâng cấp độ phòng, chống dịch trong trạng thái mới Tại Hội nghị trực tuyến với 9 huyện, thành phố, thị xã, Bệnh...