Video nam sinh biểu diễn văn nghệ 14 năm trước nhận “bão like”: Là thủ khoa đại học, hiện thành tên tuổi đáng “gờm”
Bạn có nhận ra “gương mặt thân quen” này không?
Mới đây, một video ghi lại tiết mục diễn văn nghệ của nhóm nam sinh gây sốt cộng đồng mạng. Video được cho là quay từ năm 2013, tại một trường THPT trong buổi trong buổi tuyển sinh.
Dù video được quay lại với chất lượng thấp nhưng visual cùng màn trình diễn của nam sinh được khen “chất lượng cao”. Với phong thái tự tin, trình diễn cuốn hút, cư dân mạng khen khí chất ngôi sao, tài năng của cậu được bộc lộ từ rất sớm.
Video ghi lại tiết mục diễn văn nghệ của nhóm nam sinh gây sốt cộng đồng mạng.
Video đang HOT
“Để ý thì phần âm nhạc đã thêm phần hát đệm, bè phối thêm. Chứng tỏ nhóm đã có điều chỉnh cho phù hợp với nhóm. Ở cái thời 2010, tư liệu thanh nhạc, máy móc thiết bị còn hiếm hoi mà học sinh làm được vậy là quá giỏi rồi”, một ý kiến nhận định.
Quả thật, nam sinh với thần thái “sáng chói” này hiện đã là tên tuổi số 1 trong showbiz Việt. Anh sở hữu hàng loạt bản hít trong sự nghiệp, hễ ra ca khúc nào là top 1 ca khúc đấy. Không ai xa lạ, đó chính là Sơn Tùng M-TP.
Không chỉ tài năng mà thành tích học tập của Sơn Tùng cũng rất vượt trội
Được biết trong suốt quãng thời gian đi học, Sơn Tùng từng theo học trường THCS Kỳ Bá, THCS Tây Sơn và THPT Lê Quý Đôn. Anh từng là học sinh Khá – Giỏi trong suốt 12 năm liền, đặc biệt có năng khiếu về Văn học.
Trong thời gian đi học, anh rất năng nổ trong các hoạt động văn nghệ, trở thành một chỉ huy trưởng tài ba. Trong các cuộc thi về âm nhạc những năm học cấp 2, Sơn Tùng thường dẫn dắt đội đạt giải xuất sắc.
Trong 1 bức ảnh rò rỉ trên MXH thời gian trước, Sơn Tùng cùng các bạn từng đạt giải xuất sắc trong liên hoan “Tiếng kèn đội ta” các tỉnh phía Bắc tại Ninh Bình hè 2006. Không chỉ vậy anh chàng còn từng đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.
Tuy vậy, gia đình nam ca sĩ lại không ai có xu hướng làm nghệ thuật nên quyết định làm ca sĩ của Sơn Tùng từng bị phản đối. Nhưng hơn ai hết, Sơn Tùng biết được đam mê của mình và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Anh chọn thi vào Nhạc viện thay vì làm theo mong muốn của bố mẹ là học ngành kinh doanh để trở thành nhân viên bàn giấy.
Mặc dù chỉ ôn luyện trong 1 tháng nhưng Sơn Tùng cũng đã kịp đỗ Thủ khoa ngành Thanh nhạc với số điểm đầu vào 25,5. Đây là chuyên ngành có tỉ lệ chọi cực cao, có gần 500 hồ sơ đăng ký nhưng chỉ lấy khoảng 60 chỉ tiêu. Trong ngày nhập học, anh còn được mời lên hát trước toàn trường vì đạt điểm số cao nhất kỳ thi. Đến khi nhận lớp, chàng trai gốc Thái Bình được phân vào lớp học của giảng viên thanh nhạc Ánh Tuyết – một ca sĩ kỳ cựu của dòng nhạc tiền chiến.
Khi học ở bậc Đại học, Sơn Tùng cũng thể hiện năng khiếu đặc biệt của mình, đến mức giáo viên cũng từng thú nhận phải hạ điểm Sơn Tùng xuống vì sợ bạn bè ghen tị.
Cụ thể trong bài kiểm tra môn Piano phổ thông, Sơn Tùng được chấm 8,5 điểm. Anh chàng tâm sự: “Có 8,5 thôi. Cô bảo: ‘Nhẽ ra em được hơn 9 cơ nhưng mà thôi cao quá, bạn bè lại ghen ghét. Nhưng trong tim cô em luôn được 9′. Vâng câu chuyện điểm số là như thế đó”.
Ở thời điểm hiện tại, Sơn Tùng đã chứng minh được quyết định đúng đắn năm xưa là học thanh nhạc. Anh đang trở thành nam ca sĩ hot nhất nhì Vbiz và sở hữu lượng fan đông đảo.
Hội phụ huynh lớp 8 dự chi hơn 21 triệu cho 1 tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11
Phụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này.
Bảng dự trù kinh phí tổ chức tiết mục múa hát dân ca,và do một trung tâm đào tạo năng khiếu trên địa bàn quận 12 gửi cho lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, đang gây xôn xao khi được chia sẻ trên mạng xã hội vì kinh phí lên đến hơn 21 triệu đồng.
Cụ thể, theo dự kiến, tiết mục múa hát dân ca có chi phí biên đạo là 10 triệu đồng, chi phí thuê trang phục biểu diễn là 5,6 triệu đồng, tiền ăn và nước uống cho 10 bạn trong đội văn nghệ cùng với các hoạt động thể thao hết 6 triệu đồng. Tổng chi phí cho 3 nội dung hết là 21,6 triệu đồng.
Trong thư ngỏ gửi lớp, ban đại diện cho biết một phụ huynh trong lớp ủng hộ 3 triệu đồng, còn lại cần đóng góp 18,6 triệu đồng.
Hội phụ huynh dự chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ
Thông tin với PV VietNamNet, bà Lại Thị Bạch Hường - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Thanh - cho biết nhà trường không chỉ đạo các lớp vận động quyên góp từ phụ huynh số tiền lớn cho tiết mục văn nghệ. Ngay khi nắm được sự việc, bà đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện phụ huynh lớp 8A1 không vận động phụ huynh số tiền nói trên.
Bà Hường cũng cho biết thêm sau sự việc, phụ huynh làm ở trung tâm đào tạo về năng khiếu hứa sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho lớp để dàn dựng tiết mục văn nghệ. Còn kinh phí ăn uống của học sinh trong quá trình luyện tập sẽ tùy thuộc vào khả năng đóng góp, thực hiện của phụ huynh.
Còn cố chấp giữ 3 thứ này, tôi nói thật: Tương lai dư dả vẫn còn ở rất xa! Để cải thiện tình hình tài chính, để từ "túng thiếu" thành "dư dả", chuyện cần làm đôi khi không chỉ đơn giản là chi tiêu ít đi, tiết kiệm nhiều hơn. Ở tuổi 35 - Độ tuổi không quá già nhưng cũng chẳng còn trẻ, nếu xét trên phương diện tài chính, tôi nhận ra xung quanh mình, về cơ bản, có...