Vì sao tòa không “trị” mẹ của kẻ chặt tay cướp SH?
Nếu cho rằng con mình bị tòa tuyên mức án quá nặng thì mẹ bị cáo Hồ Duy Trúc hoàn toàn có quyền kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho con chứ không được la hét trong phòng xử, lao vào xe chở tù bởi như vậy là đã vi phạm trật tự phiên tòa và có thể bị bắt giữ.
Chiều 25.12, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên tử hình bị cáo Hồ Duy Trúc về tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình sự.
Hội đồng xét xử nhận định Trúc đã cầm đầu, tổ chức thực hiện 15 vụ cướp chỉ trong thời gian chưa đến sáu tháng với số tiền cướp lên tới 610 triệu đồng, gây thương tích cho 7 người bằng thủ đoạn dùng dao dài chém nạn nhân trên những đoạn đường vắng vào buổi tối.
Bản thân Trúc cũng là người trực tiếp cầm dao chém đứt lìa cổ tay của chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy để cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ. Ngoài ra, Trúc còn là người trực tiếp điều khiển xe máy, ép xe của các nạn nhân trong 14 vụ cướp khác
Có mặt tại cả hai ngày xét xử, thân nhân của các bị cáo đã khóc rất nhiều. Mẹ ruột bị cáo Trúc đã ngất đi khi nghe đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án tù chung thân đối với đứa con trai mới 20 tuổi của mình.
Video đang HOT
Mẹ bị cáo Trúc đã có những hành động gây náo loạn phiên tòa
Nhưng đến khi tòa vừa tuyên án tử hình Trúc, mẹ của Trúc đã la hét trong phòng xử cho rằng con mình bị xử mức án quá nặng. Sau đó, mẹ của Trúc còn lao vào xe chở phạm nhân khiến lực lượng cảnh sát bảo vệ phải rất vất vả mới đưa được các phạm nhân ra xe để về trại tạm giam.
Đồng ý rằng người mẹ nào mà chẳng thương con, nhất là khi nghe con mình bị tuyên án tử hình. Thế nhưng nếu cho rằng tòa cấp sơ thẩm tuyên án nặng với con mình thì mẹ bị cáo Trúc hoàn toàn có quyền kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại TP.HCM để xin giảm nhẹ hình phạt cho con mình chứ không được quyền la hét trong phòng xử, lao vào xe chở phạm nhân như vậy.
Bởi hành vi đó của mẹ bị cáo Trúc đã gây náo loạn phiên tòa và sân tòa, vi phạm pháp luật. Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ. Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa.
Rõ ràng trong trường hợp này, chủ tọa phiên tòa đã quá hiền khi không ra lệnh cho người bảo vệ phiên tòa bắt giữ mẹ của bị cáo Trúc về hành vi gây rối trật tự phiên tòa. Sau khi ra lệnh bắt giữ, chủ tọa hoàn toàn có quyền yêu cầu lập biên bản người vi phạm, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự.
Theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, “người nào gây rối trật tự công cộng mà có hành vi phá phách” thì có thể bị phạt tù tới 7 năm. Trong trường hợp này, mẹ bị cáo Trúc có hành vi gây rối trật tự phiên tòa là quá rõ. Mà phiên tòa là nơi chốn công cộng, là nơi đại diện cho nhà nước để nhân danh công lý xử án những kẻ vi phạm pháp luật. Cho dù không “tâm phục khẩu phục” hội đồng xét xử đi chăng nữa thì mẹ bị cáo Trúc cũng phải tôn trọng hội đồng xét xử, tôn trọng những người tham dự phiên tòa… rồi kháng cáo sau chứ ai cho phép bà này được quyền gây náo động phiên tòa?
Không những thế, hành vi lao vào xe chở phạm nhân khiến lực lượng cảnh sát bảo vệ phải rất vất vả mới đưa được các phạm nhân ra xe để về trại tạm giam, tức là mẹ của bị cáo Trúc đã có hành vi phá phách, chống người thi hành công vụ, cần phải bị nghiêm trị. Rất tiếc hội đồng xét xử đã “bỏ qua”, không ra lệnh bắt giữ cũng như không có bất cứ biện pháp mạnh nào với mẹ bị cáo Trúc.
Đành rằng ai cũng thương con, nhưng thương thì phải giáo dục con cho nên người, chứ để nó ra đường ăn cướp, chặt tay người khác cướp xe mà lại còn bênh vực, quậy phá tại tòa thì đó là một tình thương mù quáng.
“Gia đình là tế bào của xã hội”, tiếc rằng gia đình bị cáo Trúc, qua tội ác không thể dung thứ của người con và cách hành xử thái quá nêu trên của người mẹ, thể hiện đây là một “tế bào bệnh hoạn” mà xã hội không thể chấp nhận được
Theo Một thế giới
Điều tra vụ sập mái nhà thờ Ngọc Lâm
Chiều 18.1, trao đổi với Thanh Niên, bác sĩ Nguyễn Huy Sơn - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên cho biết: Trong số 44 bệnh nhân vào nhập viện trong buổi sáng ngày 17.1, hiện đã có 6 bệnh nhân được xuất viện về điều trị tại nhà, 38 bệnh nhân còn lại tình trạng sức khỏe có dấu hiệu chuyển biến tốt, đang được các bác sĩ theo dõi tích cực tại các khoa chấn thương chỉnh hình, khoa tim mạch lồng ngực...
Công trình nhà thờ Ngọc Lâm đã được niêm phong để điều tra - Ảnh: An Tuấn
Cùng ngày, ông Phạm Văn Bảy, Phó chánh văn phòng UBND H.Đồng Hỷ (Thái Nguyên), cho hay hiện chính quyền huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả sự cố vụ tai nạn sập mái nhà thờ Ngọc Lâm và niêm phong hiện trường để phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân sự cố sập. Theo ông Bảy, công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm do giáo dân tự đóng góp và xây dựng với kinh phí lên đến 1,5 tỉ đồng. Công trình này đã được Sở Xây dựng Thái Nguyên cấp phép vào ngày 15.9.2011. Còn theo ông Trần Duy Minh, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, ngay trong ngày 17.1, đại diện địa phương, các ngành của tỉnh đã tới thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân có người tử vong là 12 triệu đồng, hộ có người bị thương là 3,5 triệu đồng. Đặc biệt, sáng 18.1, Hội Chữ thập đỏ xã Linh Sơn đã kêu gọi các tấm lòng hảo tâm gần xa, tổ chức quyên góp giúp đỡ, ủng hộ cho các nạn nhân. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, tổng số tiền quyên góp đã được gần 20 triệu đồng.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Quang Sơn - Trưởng công an H.Đồng Hỷ, cho biết, sau khi giám định pháp y 3 nạn nhân tử vong và giám định thương tật với những người bị thương, cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận đây chỉ là một vụ tai nạn lao động thông thường. Và tới thời điểm hiện tại, cơ quan công an vẫn đang điều tra, chưa tiến hành khởi tố vụ án. Trước đó như Thanh Niên đã thông tin, 9 giờ 45 phút ngày 17.1, công trình nhà thờ Ngọc Lâm đang thi công đổ bê tông phần mái thì bất ngờ đổ sập, khiến 3 người tử vong và 44 người khác phải nhập viện điều trị.
Theo TNO
Nỗi đau trùm lên xóm nghèo Ngọc Lâm Chiều nay 18.1, hàng trăm người dân xóm nghèo Ngọc Lâm đã đến dự đám tang chia buồn với các gia đình có người tử vong trong vụ sập mái nhà thờ Ngọc Lâm ở xã Linh Sơn, H.Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Tai họa ập xuống xóm nghèo Ngọc Lâm cướp đi sinh mạng của 3 người là anh Đặng Văn Biên (31...