Vì sao phim Việt hóa “Cha tôi, người ở lại” gây sốt, lấn át bản gốc?
“Cha tôi, người ở lại” – bộ phim được mua bản quyền, làm lại từ phim truyền hình Trung Quốc đình đám “Lấy danh nghĩa người nhà” – đang hot, thậm chí nhiều người cho rằng, phim lấn át bản gốc.
Trước đó, năm 2020, bộ phim Lấy danh nghĩa người nhà của Trung Quốc đã gây sốt khi lên sóng, liên tục đạt rating (tỷ suất lượt xem) cao. Tiếp đến, năm 2024, bộ phim được làm lại tại Hàn Quốc có tên Family by Choice. Vì thế, phiên bản Việt với tựa phim Cha tôi, người ở lại rất được khán giả mong chờ.
Đến nay, sau 14 tập lên sóng, Cha tôi, người ở lại luôn nhận được nhiều tình cảm từ khán giả. Trên các diễn đàn phim, TikTok, người xem để lại những bình luận tích cực như: “Phim hay. Tôi từng xem Lấy danh nghĩa người nhà rồi nhưng vẫn thấy bản Việt của mình hay. Xem với tâm lý gạt bản Trung đón nhận bản Việt và không nên so sánh”; “Bản Việt Cha tôi, người ở lại hay quá”; “Phim rất cuốn, mạch phim ổn. Xem không bỏ sót tập nào…”
Vậy đâu là những yếu tố khiến phim Việt hóa Cha tôi, người ở lại tạo được sức hút và nhận được sự chú ý, yêu mến của khán giả?
Dàn diễn viên chính phim “Cha tôi, người ở lại” (Ảnh: VFC).
Dàn diễn viên trẻ đẹp, lấn át bản gốc
Đảm nhận các vai chính An – Nguyên – Việt trong Cha tôi, người ở lại lần lượt là diễn viên Ngọc Huyền – Thái Vũ và Trần Nghĩa.
Ngay khi vừa lên sóng, bộ ba này đã nhận được những phản hồi tích cực của người xem bởi ngoại hình đẹp, trẻ trung và diễn xuất tự nhiên, chân thực. Nhiều khán giả còn cho rằng, dàn diễn viên chính bản Việt lấn át cả bản gốc.
Bạn Nguyễn Kim Chi (Hà Nội) – một khán giả thường xuyên theo dõi các phim truyền hình VTV – chia sẻ, cô đã xem Lấy danh nghĩa người nhà bản gốc và phiên bản Việt cũng gây ấn tượng với cô vì nhiều chi tiết được thay đổi phù hợp với văn hóa Việt Nam.
“Về nhân vật, tôi thấy tính cách của Hà An trong Cha tôi, người ở lại nhí nhảnh, vui tươi, trong khi nhân vật Tiêm Tiêm nguyên gốc có phần cá tính và hài hước hơn.
Tôi ấn tượng với nhân vật anh nhỏ ở bản Trung Quốc. Thái Vũ trong Cha tôi, người ở lại đã khắc họa khá tốt nhân vật này với nét tính cách chịu khó, yêu thương gia đình nhưng đôi khi mặc cảm với hoàn cảnh xuất thân”, Kim Chi bình luận.
Thái Vũ, Ngọc Huyền và Trần Nghĩa (từ trái sang, ảnh trái) trong “Cha tôi, người ở lại” và Trương Tân Thành, Đàm Tùng Vận và Tống Uy Long (từ phải sang, ảnh phải) ở bản gốc “Lấy danh nghĩa người nhà” (Ảnh: VFC, Sina).
Có thể thấy, ở tuổi U30, nữ diễn viên Ngọc Huyền đã gây bất ngờ khi hóa thân thành một nữ sinh trung học với sự nhí nhảnh và hồn nhiên đúng với độ tuổi nhân vật. An được xây dựng là một cô gái hoạt bát, yêu đời và có tình cảm sâu sắc với những người thân yêu trong gia đình.
Từng nổi tiếng một thời với biệt danh “hot girl đồng phục”, sở hữu gương mặt baby, xinh xắn và vóc dáng khá nhỏ bé, Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền mang đến sự trẻ trung, tươi mới, ngây thơ, trong sáng và gần gũi cho vai diễn. Qua sự thể hiện tự nhiên, cô giúp khán giả dễ dàng đồng cảm với nhân vật của mình.
Trong khi đó, ở phiên bản Trung Quốc, nhân vật Lý Tiêm Tiêm do Đàm Tùng Vận thủ vai, cô là cái tên bảo chứng cho những vai diễn thanh xuân vườn trường trong các phim truyền hình Trung Quốc như: Thiếu nữ toàn phong, Điều tuyệt vời nhất của chúng ta…
Video đang HOT
Đàm Tùng Vận có lợi thế về diễn xuất giàu cảm xúc, giúp nhân vật của cô không chỉ đáng yêu mà còn có chiều sâu nội tâm.
Vai anh cả Nguyên trong Cha tôi, người ở lại do Trần Nghĩa đóng. Với phiên bản Việt, Trần Nghĩa có cách tiếp cận nhân vật nhẹ nhàng hơn, giúp Nguyên trở nên gần gũi với khán giả Việt Nam.
Nếu Lăng Tiêu trong bản gốc có chút lạnh lùng và xa cách, thì Nguyên lại có phần hướng nội, ấm áp và thực tế hơn, phù hợp với hình ảnh người anh cả trong gia đình Việt Nam.
Ngoài ra, với kinh nghiệm đóng các vai diễn mang chiều sâu tâm lý, Trần Nghĩa càng thể hiện xuất sắc thế mạnh mình đang có, đặc biệt trong các phân đoạn cao trào, giằng xé cảm xúc.
Nhân vật Việt gây bất ngờ và khiến người xem thích thú khi được giao cho Thái Vũ. Thái Vũ gây ấn tượng với vẻ ngoài được ví là “hot boy Thái Lan”, “nam thần Hàn Quốc” và từng được săn lùng trên các fanpage, trang mạng xã hội.
Dù lần đầu đóng vai chính, lại ít kinh nghiệm diễn xuất hơn 2 bạn diễn còn lại, Thái Vũ vẫn nỗ lực mang đến một nhân vật gần gũi và đời thường, giúp khán giả cảm nhận được sự chân thành của Việt.
Ba diễn viên chính của phim “Cha tôi, người ở lại” sở hữu ngoại hình đẹp, trẻ trung, được nhiều người nhận xét lấn át bản gốc (Ảnh: Facebook nhân vật, Nguyễn Hà Nam).
Phim làm lại từ kịch bản nước ngoài nhưng mang đậm hồn Việt
Nhiều khán giả và một số biên kịch, chuyên gia văn hóa nhận xét rằng, dù được mua bản quyền, làm lại từ tác phẩm nổi tiếng Lấy danh nghĩa người nhà, Cha tôi, người ở lại vẫn đậm hồn Việt. Đây là yếu tố giúp bộ phim thành công, chiếm được trọn vẹn tình cảm của khán giả.
Vẫn là câu chuyện 2 ông bố nuôi 3 người con: 2 trai, 1 gái, không ruột rà máu mủ, song, yếu tố văn hóa nghệ thuật truyền thống, chất Việt vẫn được lồng ghép một cách khéo léo trong các thước phim của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Đây cũng là một trong những phương châm khi làm lại phim của anh.
Đó là cảnh ông Bình (NSƯT Thái Sơn đóng) chơi đàn, hát văn hay cảnh ông hát chèo với vợ trong một không gian thuần Việt.
Ông Bình xuất thân là nghệ sĩ chèo, đã về hưu và có cậu con trai nuôi Việt kế thừa điều đó. Phân đoạn Việt chơi đàn Nguyệt cho bố Bình hát trong tập 2 cũng khiến nhiều khán giả xúc động.
Đạo diễn Vũ Trường Khoa chia sẻ rằng, phim có những nét tương đồng và cũng khác biệt so với bản gốc vì chỉ lấy cái sườn, mô hình của kịch bản gốc.
Khi trao đổi với nhóm biên kịch, anh cũng nói cố gắng khai thác được tối đa bản sắc văn hóa, các màu sắc cuộc sống của xã hội Việt Nam, đưa vào phim các chất liệu dân tộc.
Ngoài ra, điểm cộng của Cha tôi, người ở lại, khiến phim thu hút được khán giả nhiều thế hệ nằm ở những câu thoại rất gần gũi, rất Việt Nam. Từ những lời dạy của 2 ông bố dành cho 3 con của mình trong những lần sai phạm, đến cách 2 bố bảo vệ các con trước những lời miệt thị.
Có thể kể đến như: “Không phải anh em ruột thịt, chẳng phải máu mủ ruột rà, chỉ cần yêu thương nhau chân thành cũng có thể là một gia đình”; “Con cứ sống thế nào thoải mái nhất, được chính con. Thế là được!”; “Em chăm sóc bố con anh là vì coi anh với thằng Nguyên như người thân chứ không phải muốn lợi dụng về tiền bạc”…
NSƯT Thái Sơn vai ông Bình trong “Cha tôi, người ở lại” (Ảnh: VFC).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, biên kịch Lê Huyền cho rằng, một bộ phim Việt hóa thành công khi tác phẩm đó có thể giữ được tinh thần cốt lõi của bản gốc, nhưng vẫn mang vào đó thứ hương vị riêng của bản sắc văn hóa, con người Việt Nam.
Theo tác giả phim Không thời gian, việc Việt hóa không chỉ dừng lại ở lời thoại, ngôn từ, bối cảnh mà còn ở tình huống, câu chuyện… Làm sao để phù hợp với thuần phong mỹ tục, thói quen, văn hóa người Việt mình, để khán giả Việt khi xem vẫn thấy là một tác phẩm mới nhưng không có cảm giác xa lạ.
“Ở Cha tôi, người ở lại, dù thông điệp, ý tưởng câu chuyện chính bám sát bản gốc, chúng ta vẫn thấy ê-kíp khéo léo lồng ghép cả văn hóa dân gian vào trong đó, khiến người xem thấy háo hức, thú vị và tò mò hơn.
Đây chính là thứ đậm chất Việt mà khi xem, người ta đã tạm quên bản gốc trước đó. Việc bộ phim được đánh giá cao và phản hồi tốt của khán giả là minh chứng cho sự thành công này”, biên kịch Lê Huyền nói.
Một cảnh trong phim (Ảnh: VFC).
Đồng quan điểm, từ góc độ chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – cũng bày tỏ rằng, làm phim Việt hóa chưa bao giờ chỉ đơn giản là chuyện dịch kịch bản, đổi tên nhân vật, hay đặt bối cảnh ở Việt Nam.
Theo ông Sơn, nó là một hành trình tìm kiếm và khắc họa lại tinh thần của câu chuyện gốc sao cho hòa quyện với bản sắc văn hóa Việt Nam, để khi khán giả xem, họ không chỉ thấy một câu chuyện quen thuộc mà còn cảm nhận được hơi thở, tâm hồn, những xúc cảm rất riêng của người Việt.
Một bộ phim chỉ thực sự thành công khi khán giả xem và cảm thấy đó là câu chuyện của chính họ, những cảm xúc mà họ có thể chạm vào, đồng cảm và sống cùng.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn đánh giá: “Bối cảnh, âm nhạc và cách truyền tải văn hóa Việt Nam trong phim là yếu tố quan trọng tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ.
Hình ảnh căn nhà nhỏ, những bữa cơm gia đình, những quán ăn ven đường gợi lên không khí thân thuộc. Cách bộ phim khai thác tình cảm gia đình không phải bằng những lời lẽ hoa mỹ, mà bằng những chi tiết rất giản dị, rất thật, để rồi chạm vào trái tim người xem lúc nào không hay”.
Ông Sơn cho rằng, sự thành công của Cha tôi, người ở lại không đơn thuần là một cơn sốt nhất thời, mà là sự phản chiếu của những giá trị gia đình sâu sắc.
“Nó không chỉ kể một câu chuyện về tình thân, mà còn đánh thức những cảm xúc đôi khi đã bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại. Phim khiến ta nhìn lại những điều tưởng như bình thường nhưng thực ra vô cùng quý giá.
Một người cha lặng lẽ phía sau, một mái nhà luôn mở rộng vòng tay, một tình yêu thương không cần phải nói thành lời nhưng vẫn luôn ở đó, vững vàng như một điểm tựa suốt đời”, nhà nghiên cứu văn hóa chia sẻ.
Dàn diễn viên "Cha tôi, người ở lại" có làm hài lòng fan bản gốc Trung Quốc?
"Cha tôi, người ở lại" là bộ phim truyền hình Việt Nam được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc "Lấy danh nghĩa người nhà".
Cả hai bộ phim đều xoay quanh câu chuyện về gia đình, tình thân và hành trình trưởng thành của ba người con không cùng huyết thống nhưng được nuôi dưỡng dưới mái nhà chung.
An (Lý Tiêm Tiêm) - Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền và Đàm Tùng Vận
Trong "Cha tôi, người ở lại", vai An do Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền đảm nhận. Ở tuổi 28, nữ diễn viên đã gây bất ngờ khi hóa thân thành một nữ sinh trung học với sự nhí nhảnh và hồn nhiên đúng với độ tuổi nhân vật. An được xây dựng là một cô gái hoạt bát, yêu đời và có tình cảm sâu sắc với những người thân yêu trong gia đình. Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền mang đến sự trẻ trung, tươi mới và gần gũi cho vai diễn, giúp khán giả dễ dàng đồng cảm với nhân vật của cô.
Trong khi đó, Đàm Tùng Vận là cái tên bảo chứng cho những vai diễn thanh xuân trong phim truyền hình Trung Quốc. Đảm nhận vai Lý Tiêm Tiêm trong "Lấy danh nghĩa người nhà", cô khắc họa hình ảnh một cô gái tinh nghịch nhưng cũng đầy cảm xúc. Đàm Tùng Vận có lợi thế về diễn xuất giàu cảm xúc, giúp nhân vật của cô không chỉ đáng yêu mà còn có chiều sâu nội tâm.
So sánh giữa hai diễn viên, Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền có phần thiên về sự hồn nhiên và trong sáng, trong khi Đàm Tùng Vận thể hiện một Lý Tiêm Tiêm với những cung bậc cảm xúc đa dạng hơn. Cả hai đều thành công trong việc mang đến một nữ chính tràn đầy sức sống, nhưng phong cách thể hiện lại có sự khác biệt rõ rệt giữa hai phiên bản.
Nguyên (Lăng Tiêu) - Trần Nghĩa và Tống Uy Long
Trong "Cha tôi, người ở lại", nhân vật Nguyên được thể hiện bởi Trần Nghĩa. Anh mang đến hình ảnh một người anh trầm lặng, giàu nội tâm và luôn quan tâm, che chở cho gia đình mình. Trần Nghĩa có thế mạnh trong việc thể hiện những nhân vật có chiều sâu cảm xúc, giúp anh khắc họa được sự giằng xé giữa trách nhiệm và những tổn thương của Nguyên.
Ở bản gốc, Tống Uy Long vào vai Lăng Tiêu - nhân vật có vẻ ngoài điềm tĩnh nhưng bên trong lại chất chứa nhiều nỗi đau. Với lợi thế ngoại hình nam tính, cao ráo và gương mặt lạnh lùng, Tống Uy Long mang đến một Lăng Tiêu vừa cuốn hút vừa bí ẩn. Anh thể hiện tốt những cảm xúc phức tạp của nhân vật, từ sự tổn thương do gia đình ruột thịt gây ra đến tình yêu mà anh dành cho những người thân bên cạnh.
So với Tống Uy Long, Trần Nghĩa có cách tiếp cận nhân vật nhẹ nhàng hơn, giúp Nguyên trở nên gần gũi với khán giả Việt Nam. Nếu Lăng Tiêu trong bản gốc có chút lạnh lùng và xa cách, thì Nguyên lại có phần ấm áp và thực tế hơn, phù hợp với hình ảnh người anh cả trong gia đình Việt Nam.
Việt (Hạ Tử Thu) - Thái Vũ và Trương Tân Thành
Thái Vũ đảm nhận vai Việt trong "Cha tôi, người ở lại" - một vai diễn đầy thử thách khi đòi hỏi sự thể hiện cảm xúc qua nhiều giai đoạn khác nhau của nhân vật. Việt là một chàng trai sống tình cảm, luôn lạc quan nhưng cũng có những giây phút tổn thương vì xuất thân của mình. Là một diễn viên ít kinh nghiệm hơn so với hai đồng nghiệp còn lại, Thái Vũ đã nỗ lực mang đến một nhân vật gần gũi và đời thường, giúp khán giả cảm nhận được sự chân thành của Việt.
Ở bản gốc, Trương Tân Thành đảm nhận vai Hạ Tử Thu - nhân vật có tính cách vui vẻ nhưng ẩn chứa nhiều nỗi đau vì bị mẹ ruột bỏ rơi. Với kỹ năng diễn xuất vượt trội, Trương Tân Thành thể hiện xuất sắc những phân đoạn nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những khoảnh khắc dằn vặt và giằng xé giữa tình cảm gia đình và quá khứ đau thương.
So với Trương Tân Thành, Thái Vũ có phần lép vế hơn về kỹ năng diễn xuất. Tuy nhiên, anh lại có lợi thế về sự tự nhiên, giúp nhân vật Việt trở nên gần gũi với bối cảnh văn hóa Việt Nam. Trong khi Hạ Tử Thu của Trương Tân Thành thể hiện sự giằng xé nội tâm rõ ràng hơn, Việt của Thái Vũ lại mang đến cảm giác thân thiện, dễ đồng cảm với khán giả Việt.
Diễn viên Minh Tiệp tiết lộ điều đặc biệt về NSND Công Lý và vai 'ghét nhất' "Ngoài đời không đến nỗi nào mà đóng vai đểu thế hả cháu?", diễn viên Minh Tiệp giật mình khi một khán giả nói thẳng mặt. Anh cũng chia sẻ về bạn diễn NSND Công Lý. Có những bình luận nghe rất đau đớn Tạo hình vai Huấn của Minh Tiệp. - Huấn vừa xuất hiện đã trở thành nhân vật bị ném...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dàn diễn viên phim "Mùi cỏ cháy" sau 14 năm, giờ ra sao?

Nhan sắc ngoài 40 đỉnh nóc của phú bà Vbiz, 1 chi tiết trên cơ thể hệt như gái 18

Xem phim Sex and the City 27 năm mới biết nữ chính ám ảnh kinh hoàng vì cảnh nóng, tới nỗi cả đời cạch mặt đạo diễn

Phim Trung Quốc gây sốc vì dàn cast đẹp chấn động từ diễn viên tới outfit: Nhan sắc lung linh ngắm đã con mắt

"Nữ thần 18+" Hàn Quốc giải nghệ: Từ scandal cãi nhau đến lấy chồng tù tội, giờ biến mất không dấu vết

Tướng quân đẹp đến độ "gây mê thị giác": Nhan sắc phong thần ở phim mới, tả tơi vẫn khiến chị em đổ rầm rầm

Nữ chính 'Anora' có bị dính 'lời nguyền Oscar'?

Đinh Ngọc Diệp: "Cả đời chưa bao giờ chịu lạnh đến thế" khi quay phim của chồng

Đại chiến phim Việt 30/4: Lý Hải mất thế độc tôn, ngôi vương về tay Victor Vũ?

Cặp sao Việt bị cả MXH đồn phim giả tình thật, dính nhau sát rạt còn có cách xưng hô cực đáng ngờ

Lưu Diệc Phi 20 năm trước và dàn "thần tiên tỷ tỷ" 2025 ai đẹp hơn?

'Thám tử Kiên' Quốc Huy cưỡi ngựa sát vách núi, quay phim trong sợ hãi
Có thể bạn quan tâm

Sạc từ ổ cắm USB âm tường có nhanh hơn củ sạc thường?
Thế giới số
13:40:04 21/04/2025
Nếu mất ngủ, hãy thử 4 món ngon với loại quả là 'khắc tinh' trị chứng mất ngủ này
Sức khỏe
13:39:41 21/04/2025
Clip 8 giây Justin Bieber lộ hành vi bất thường, đứng không vững tại Coachella 2025
Sao âu mỹ
13:36:56 21/04/2025
Phu nhân hào môn Vbiz kiệt quệ trên giường bệnh, thừa nhận đi cấp cứu nhiều hơn đi chơi
Sao việt
13:32:18 21/04/2025
Lý do người đàn ông tử vong khi dỡ nhà ở TPHCM
Tin nổi bật
13:30:21 21/04/2025
Trung Quốc phô diễn sức mạnh công nghệ qua cuộc thi chạy robot
Thế giới
13:24:16 21/04/2025
Ca nương Kiều Anh sở hữu túi hiệu tiền tỷ, có chồng đồng hành mọi nơi
Phong cách sao
13:05:58 21/04/2025
Cuộc sống của nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất
Netizen
13:01:54 21/04/2025
MU kích hoạt 'bom tấn' Nico Williams
Sao thể thao
12:58:39 21/04/2025
Tôi "bó tay" khi lấy phải ông chồng ái kỷ, luôn cho mình là nhất
Góc tâm tình
12:46:50 21/04/2025