Vì sao CIA “cố sống cố chết” trộm tàu vũ trụ Liên Xô?
Từ cuối năm 1959 – 1960, Liên Xô trưng bày tàu vũ trụ Luna 2 sau khi nó đáp xuống thành công Mặt trăng. Trong khoảng thời gian đó, điệp viên CIA bí mật trộm con tàu này trong đêm để ‘mổ xẻ’ rồi trả lại nguyên vẹn mà không bị phát giác .
Ngày 2/1/1959, Liên Xô khởi động chương trình Luna, được truyền thông phương Tây gọi là Lunik, bằng việc phóng tàu Luna 1. Tàu vũ trụ này không hoàn thành sứ mệnh đáp xuống Mặt trăng.
Thế nhưng, tàu Luna 2 của Liên Xô thành công trong việc hạ cánh xuống Mặt trăng cũng trong năm 1959. Theo đó, nó trở thành tàu vũ trụ đầu tiên tiếp cận Mặt trăng.
Theo một bài báo của CIA, sau sự kiện trên, Liên Xô trưng bày tàu vũ trụ Luna 2 trong một triển lãm quốc tế nhằm ca ngợi các thành tựu mà nước này đạt được.
Vì vậy, tàu vũ trụ Luna 2 được Liên Xô trưng bày từ cuối năm 1959 – 1960. Con tàu này được các kỹ sư Liên Xô sơn mới phần thân trên và trang bị thêm cửa sổ quan sát ngay mũi tàu.
Ban đầu, các đặc vụ CIA của Mỹ cho rằng tàu vũ trụ Luna 2 được Liên Xô trưng bày chỉ là mô hình. Thế nhưng, vào một buổi tối sau khi triển lãm đóng cửa, điệp viên CIA lẻn vào bên trong kiểm tra và phát hiện tàu vũ trụ được trưng bày thực sự là Luna 2 từng đáp xuống Mặt trăng.
Do vậy, các điệp viên CIA bí mật lên phương án đánh cắp tàu vũ trụ Luna 2 về nghiên cứu. Sau một thời gian nghiên cứu, điều tra tình hình, điệp viên của Mỹ phát hiện sơ hở trong quá trình vận chuyển Luna 2 đến các thành phố khác bằng tàu hỏa.
Tàu vũ trụ Luna 2 được đóng trong một thùng gỗ để vận chuyển. Nắm bắt được bí mật này, điệp viên CIA làm tan một chiếc thùng tương tự đựng con tàu vũ trụ rồi đánh tráo nó tại nhà ga trước khi nó được chuyển đến nơi triển lãm mới.
Chỉ trong một buổi tối, các điệp viên của Mỹ chụp ảnh toàn bộ tàu Luna 2 từ trong ra ngoài và sử dụng các kỹ thuật để tìm hiểu động cơ, bình nhiên liệu…
Sau khi hoàn tất quá trình trên, điệp viên CIA bí mật trả lại thùng gỗ chứa tàu Luna 2 về ga tàu để nó tiếp tục chuyến hành trình đến các thành phố khác của Liên Xô mà không bị phát giác .
Thực hiện thành công nhiệm vụ bí mật trên, Mỹ đã nắm được nhiều bí mật về tàu vũ trụ của Liên Xô. Từ đây, các nhà khoa học Mỹ tiếp tục nghiên cứu nhằm bắt kịp và bỏ xa Liên Xô trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/gizmodo, thevintagenews
Mổ xẻ "nghiên cứu quái vật" trên trẻ mồ côi chấn động TG
Vào những năm 1930, Tiến sĩ, nhà tâm lý học người Mỹ Wendell Johnson thực hiện một thí nghiệm rùng rợn trên trẻ mồ côi có tên 'nghiên cứu quái vật'. Thế nhưng, hiệu quả của thí nghiệm không đạt được mà còn ảnh hưởng lâu dài đến trẻ em.
Mục đích thí nghiệm rùng rợn trên trẻ mồ côi của Tiến sĩ Johnson là điều trị việc nói lắp cho những đứa trẻ. Vào thời điểm đó, nói lắp được cho là do di truyền và không thể chữa trị.
Theo đó, ông Johnson thực hiện thí nghiệm với sự tham gia của 22 trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này không hề hay biết mục đích thật sự của thí nghiệm.
Trong số này, 10 đứa trẻ bị nói lắp và 12 trẻ nói bình thường. Trẻ em được chia làm 2 nhóm: nhóm trẻ nói bình thường thì được nói rằng chúng bị nói lắp và ngược lại. Nhóm trẻ bị nói lắp được nói rằng hoàn toàn bình thường trong việc nói chuyện.
Nhóm nghiên cứu nói với những đứa trẻ bình thường rằng các em nói chuyện không trôi chảy, lắp bắp. Thậm chí, chúng còn bị người lớn mắng vì nói chuyện không rõ ràng.
Trong khi ấy, những đứa trẻ nói lắp được nhóm nghiên cứu khích lệ, động viên và nói rằng chúng nên tự tin hơn khi nói chuyện với mọi người.
Thí nghiệm của ông Johnson kéo dài trong 1 tháng. Sau khi thí nghiệm kết thúc, đa số những đứa trẻ bình thường trở nên rụt rè, sợ hãi khi liên tục bị nhận xét là nói chuyện không trôi chảy.
Thậm chí, có trẻ em nói chuyện bình thường thực sự tin rằng chúng bị nói lắp nên không tự tin nói chuyện với những người xung quanh.
Theo đó, những đứa trẻ này trở nên ít nói hơn và không còn vui vẻ như khi trước lúc bắt đầu thí nghiệm.
Đối với những đứa trẻ bị nói lắp, khả năng nói chuyện, sử dụng từ ngữ có dấu hiệu bị suy giảm hơn.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của ông Johnson cố gắng giúp 22 đứa trẻ quay trở về trạng thái ban đầu nhưng không có kết quả. Theo đó, nhóm trẻ này chịu ảnh hưởng của thí nghiệm suốt quãng đời còn lại.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/howstuffworks
Những loài động vật từng được sử dụng vào hoạt động tình báo Trong thập niên 60-70 thời kỳ chiến tranh lạnh, CIA đã huấn luyện một số loài động vật trở thành "điệp viên" và tung vào các mục tiêu thuộc Liên Xô để thu thập thông tin. Những tài liệu về việc sử dụng "thủ thuật nghiệp vụ" này mãi gần đây mới được giải mã. Ông Gennady Sokolov, một nhà văn và cũng...