Vì sao bại tướng của ông Park Hang-seo bị Sir Alex dọa ra tay?
Sir Alex Ferguson từng gọi điện dọa ra tay với cựu HLV ĐT Philippines, ông Sven-Goran Eriksson.
Thông tin nói trên được chính Sven-Goran Eriksson, nhà cầm quân từng thất bại ở 3 lần đấu trí với HLV Park Hang-seo (ĐT Philippines của Eriksson thua ĐT Việt Nam 2 lần ở bán kết AFF Cup 2018 và 1 trận giao hữu) tiết lộ trên tờ The Times.
Eriksson và Rooney.
Theo Eriksson, ông từng va chạm và bị Sir Alex Ferguson dọa ra tay khi dẫn dắt ĐT Anh. Thời điểm, Sir Alex làm HLV của M.U.
Va chạm giữa Sir Alex và Eriksson nổ ra liên quan đến quyết định triệu tập Wayne Rooney dự World Cup 2006. Trước khi giải đấu ở Đức diễn ra, Rooney đã bị gãy xương bàn chân.
Không muốn Rooney đến Đức cùng ĐT Anh dù chân sút người này đã bình phục chấn thương, Sir Alex Ferguson đã giận dữ gọi điện đe dọa Eriksson khi hay tin HLV người Thụy Điển định triệu tập ngôi sao của M.U.
Video đang HOT
“Với Alex, điều tuyệt vời nhất là khoảng thời gian từ 7 giờ sáng hoặc sớm hơn nữa (Fergie luôn gọi điện vào thời điểm này khi ông tức giận và muốn xả giận với ai đó). Luôn luôn là như thế. Mỗi khi ông ấy nổi giận. Ông ấy chẳng bao giờ chào hay hỏi tôi những câu đại loại như: ‘Chào Sven, ông khỏe không?’. Ông ấy nổi giận, hét toáng lên. Tôi tưởng ông ta đã định ra tay với tôi cơ đấy.
HLV Eriksson và Sir Alex
Alex hét toáng và đe dọa tôi: ‘Tôi sẽ ra tay với ông, coi như ông tiêu rồi’. Nhưng tôi đang đại diện cho ĐT Anh và phải làm những gì tốt nhất cho bóng đá Anh. ‘Đừng triệu Rooney, nếu không tôi sẽ ra tay với ông?’. Ông ấy nói với tôi như thế.
Các bạn sẽ phản ứng thế nào nếu có người nào đó đe dọa như ông ấy đe dọa tôi như thế. Tôi nói thẳng: ‘Ông biến đi. Chuyện gì đang xảy ra với ông vậy? Tôi sẽ triệu tập Rooney dự World Cup. Chào ông, chúc nghỉ hè vui vẻ’. Tôi nói vậy và tắt máy”, vị HLV từng dẫn dắt ĐT Philippines dự AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019 tiết lộ.
Dù chịu sức ép lớn của Sir Alex nhưng HLV Eriksson vẫn đưa Rooney đến Đức dự World Cup 2006. Rooney đá không thành công ở giải đấu này. Tệ hơn, tiền đạo người Anh đã dính thẻ đỏ ở trận “Tam sư” thua Bồ Đào Nha ở vòng tứ kết.
Theo Danviet
Man United đẩy Alexis Sanchez sang Inter: Một vụ cắt lỗ tốt
Cho tới lúc này thì có thể khẳng định, Alexis Sanchez là một vụ đầu tư thảm bại của M.U. Nhưng dù sao cũng mừng cho Quỷ đỏ vì họ đã dũng cảm gạt bỏ sĩ diện để chấp nhận thực tế đó và đẩy Sanchez đi theo kiểu "cắt lỗ".
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự "đắt đỏ" của thương vụ Sanchez. Nếu tính cả lương lẫn các khoản thưởng, Sanchez đều đặn đút túi khoảng 24 triệu mỗi năm, và tương đương với gần 40 bảng mỗi phút và khoảng 0,83 bảng mỗi giây.
Trong thời gian ở Manchester, nếu Sanchez có thấy tờ một bảng rơi trên đường, chắc chắn là anh sẽ không bao giờ cúi xuống nhặt, vì thời gian nhặt tiền đủ để anh kiếm được số tiền lớn hơn nhiều. Tất nhiên, đấy chỉ là nói vui thôi, vì ở Manchester, Sanchez đâu cần phải tiết kiệm thời gian. Anh chẳng cần làm gì cũng có tiền!
Không làm gì là điều chúng ta có thể nói về Sanchez trong quãng thời gian gắn bó với Old Trafford, từ tháng 1/2018 tới nay. Trong 45 trận khoác áo Quỷ đỏ, tương đương với 2.781 phút, Sanchez chỉ đóng góp vỏn vẹn 5 bàn thắng và 9 pha kiến tạo. Đấy chủ yếu là những khoảnh khắc "lóe sáng".
Trong thời gian chơi cho M.U, hiếm khi nào Sanchez chơi hay ở hai trận liên tiếp. Thực ra, thẳng thắn mà nói, anh hiếm khi có một trận đấu hay. Dấu ấn của Sanchez, nếu có, chỉ là một vài khoảnh khắc lóe sáng, như đã nói.
Nhưng cũng chính bởi vài khoảnh khắc ấy, các HLV của M.U và cả các CĐV của họ mới bị đẩy vào cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát: hy vọng, thất vọng, rồi lại hy vọng. Ai cũng nghĩ là một cầu thủ đẳng cấp như Sanchez không thể biến thành "phế nhân" chỉ trong một đêm được.
Nên họ vẫn tin, rằng tới một lúc nào đó, dưới một tác động nào đó, Sanchez đích thực sẽ trở lại, và cứ thế chờ. Chờ mãi. Chờ mãi. Cho tới khi họ biết rằng mình không thể chờ được nữa.
Khi quyết định đẩy Sanchez đi, United đã xác định là họ sẽ tiếp tục trở thành đề tài đàm tiếu của dư luận. Nếu "chẳng may" Sanchez tỏa sáng ở Inter Milan, họ sẽ khó tránh khỏi bị mang ra làm trò cười. Về chuyên môn, việc để Sanchez ra đi cũng có thể xem là một hành động mạo hiểm. Hàng công của M.U lúc này chỉ còn Marcus Rashford, Anthony Martial và ngôi sao trẻ Mason Greenwood. Như thế là quá mỏng. Đã vậy còn quá trẻ. Và khả năng thì vẫn chưa được chứng minh.
Nhưng giữ Sanchez ở lại còn rắc rối hơn. Cầu thủ người Chile còn ở Old Trafford ngày nào, thì ngày đó Quỷ đỏ còn phải đối mặt với những câu hỏi về tình trạng của anh, tương lai của anh. Sự có mặt của Sanchez cũng sẽ có tác động tiêu cực tới những cầu thủ khác.
Rashford, Martial chẳng hạn, họ có thể đặt câu hỏi tại sao mình lại phải chạy hùng hục trên sân trong khi có kẻ không làm gì mà vẫn hưởng lương cao? Và cuối cùng, không còn Sanchez là đỡ phải... hi vọng. Không hi vọng thì sẽ không thất vọng!
M.U thiệt hại đủ đường trong hợp đồng cho mượn Sanchez. Họ vẫn phải trả (một phần) lương, không thu được đồng phí cho mượn nào, lại không ép được đối phương phải mua đứt. Nhưng suy đi xét lại, rõ ràng là họ nhận về quá nhiều cái lợi khi làm thế. Đẩy Sanchez đi, do vậy, là một vụ cắt lỗ tốt, dù chỉ trong ngắn hạn.
Áo số 7 lại bỏ trống?
Nếu Alexis Sanchez ra đi, chiếc áo số 7 của M.U sẽ lại một lần nữa bị bỏ trống. Kể từ sau Ronaldo, tất cả những cầu thủ khoác chiếc áo huyền thoại này đều có thể bị xem là thất bại. Valencia phải trả lại số 7 để quay về số 25 cho đỡ áp lực. Di Maria và Depay cũng thay nhau thất bại với số áo này. Và bây giờ tới lượt Sanchez.
Theo Bongdaplus.vn
Phê bình CĐV M.U, Solskjaer nhận "mưa gạch đá" trên mạng xã hội Một phát biểu mới đây của Ole Gunnar Solskjaer có ý phê bình người hâm mộ M.U đã vấp phải sự chỉ trích rất gay gắt từ phía chính những cổ động viên của đội bóng. Trong cuộc phỏng vấn được phóng viên tờ M.E.N là Samuel Luckhurst trích dẫn, HLV của M.U đã cho rằng những CĐV cứ mãi 'to mồm' chắc...