Vì sao 2 công ty đa cấp tạm ngừng hoạt động?
Cục Quản lý cạnh tranh đã có thông báo về việc tạm ngừng hoạt động của hai công ty bán hàng đa cấp Zija Quốc tế và Gano Exel Việt Nam.
Trong đó, Công ty TNHH Zija Quốc tế tạm ngừng hoạt động trong một năm, từ ngày 1-7-2016. Công ty này có trụ sở tại số 17 Thụy Khuê, Hà Nội nhưng có địa điểm hoạt động bán hàng đa cấp tại tầng 22 tòa nhà Icon 4 (Đê La Thành, Hà Nội).
Công ty này đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp vào tháng 3 năm ngoái. Lý do mà công ty này đưa ra khi tạm ngừng hoạt động trên toàn quốc là để “hoàn thiện bộ máy tổ chức”.
Thời gian 12 tháng là thời gian tạm ngừng hoạt động tối đa mà một doanh nghiệp được phép. Doanh nghiệp tạm ngừng quá 12 tháng liên tục sẽ bị rút giấy phép, theo quy định của Nghị định 42/2014 về bán hàng đa cấp.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có Công ty TNHH MTV Gano Exel Việt Nam cũng tạm ngừng hoạt động trong vòng sáu tháng, từ ngày 17-7-2016. Công ty này được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cuối tháng 11 năm ngoái. Trụ sở chính ở lầu 3, tòa nhà Lữ Gia Plaza, 70 Lữ Gia, TP.HCM. Công ty này đã thông báo tạm ngừng hoạt động để “giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thuê văn phòng”.
Theo Nghị định 42/2014, dù tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp bán hàng đa cấp vẫn phải đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia đa cấp, người tham gia cần theo dõi sát sao các thông tin chính thức từ Cục Quản lý cạnh tranh để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Trước đó, vào tháng 5, Cục đã thông báo trường hợp một công ty đa cấp xin chấm dứt hoạt động và xin rút tiền ký quỹ, trên 5 tỉ đồng. Những người có liên quan chỉ có 30 ngày để yêu cầu giải quyết quyền lợi. Nếu không có ai thông báo cho Cục thì công ty trên xem như đã hoàn thành mọi nghĩa vụ (mua lại hàng, trả hoa hồng, trả thưởng… cho người tham gia) và được rút tiền ký quỹ.
Theo_PLO
Yêu cầu DN đa cấp báo cáo kết quả hoạt động
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa đề nghị các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm 2016.
Ảnh minh họa
Cụ thể, các doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả hoạt động bán hàng đa cấp trong 6 tháng đầu năm 2016 của doanh nghiệp: doanh thu bán hàng đa cấp, thống kê về các sản phẩm kinh doanh đa cấp, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp, hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế trả cho người tham gia bán hàng đa cấp; Số lượng hội nghị, hội thảo, đào tạo đã thông báo với từng Sở Công Thương và được các Sở Công Thương xác nhận.
Đồng thời, doanh nghiệp phải báo cáo về kết quả nộp thuế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước năm 2015 và trong 6 tháng đầu năm 2016 kèm theo tờ khai nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.
Cục Quản lý cạnh tranh cũng yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp lại thông tin về doanh nghiệp như: tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, điện thoại, fax, email...
Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, việc báo cáo này được thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Hoạt động báo cáo định kỳ này là cần thiết để cơ quan quản lý theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện kịp thời các vi phạm nếu có.
Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt hàng trăm triệu đồng với 4 doanh nghiệp đa cấp có hành vi vi phạm.
LP
Theo NTD
Hàng đa cấp: Nhập chưa đến 200.000 đồng, bán lãi gấp 3 Sau hơn 2 tháng thanh tra tại Công ty CP Đầu tư sản xuất và Thương mại MLM Việt Nam, Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội vừa công bố hàng loạt sai phạm liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp này. Công ty CP Đầu tư sản xuất và Thương mại MLM Việt Nam bị xử phạt...