Vị bác sĩ Trung Quốc tuyên bố đông y có khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường
Mỗi bệnh nhân cần ở lại bệnh viện ít nhất 1 tuần để học ăn uống có kỷ luật và các lối sống khác.
Trong khi y học Phương Tây vẫn phải chấp nhận tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, có nghĩa là người bệnh sẽ cần tiêm insulin và uống các loại thuốc khác cho đến suốt cuộc đời họ, tại Trung Quốc , một bác sĩ có tên là Thiệu Trường Xuân không cam tâm với điều đó.
Ba mươi năm về trước, ông ấy đã tự mình thành lập một bệnh viện ở Bắc Kinh , chỉ sử dụng đông y và chỉ tập trung vào điều trị một căn bệnh duy nhất là tiểu đường type 2.
” Hầu hết các bệnh viện khác ở Trung Quốc đều kết hợp Tây Y và Đông Y Trung Quốc để điều trị bệnh tiểu đường ” , bác sĩ Thiệu – giám đốc Bệnh viện Đông Y Trường Xuân Bắc Kinh nói. “Theo hiểu biết của tôi, chúng tôi là bệnh viện duy nhất ở Trung Quốc chỉ sử dụng y học Trung Quốc để chữa bệnh”.
” Thuốc Tây y chỉ làm giảm lượng đường trong máu bằng cách phân giải chúng một cách tạm thời. Phương pháp này thì không thể điều trị gốc rễ nguyên nhân căn bệnh xảy ra ở tuyến tụy. Y học Trung Quốc thì cố gắng tái sinh lại tuyến tụy cho bệnh nhân “, bác sĩ Thiệu cho biết thêm.
” Nhìn chung, bệnh nhân đến tôi khám sẽ được kê đơn thuốc đông y. Họ có thể ngừng dùng thuốc tây trong vòng một tháng, và cũng có thể cai thuốc đông y trong vòng nửa năm” .
Mặc dù có một số bằng chứng khoa học trên động vật cho thấy tổn thương tuyến tụy thực sự có khả năng được phục hồi, y học phương Tây chưa ghi nhận bất kỳ một ca bệnh tiểu đường type 2 nào được chữa khỏi hoàn toàn. Một số chuyên gia cho rằng đông y Trung Quốc cũng chỉ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường chứ chưa thể chữa khỏi nó.
Bác sĩ Thiệu Trường Xuân, giám đốc Bệnh viện đông y Trường Xuân, Bắc Kinh
Trong y học Trung Quốc, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường được quy cho chứng ẩm tích và nhiệt nóng trong người. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh cảm thấy có vị đắng trong miệng, khô và đau họng, đau răng, hôi miệng và nước tiểu sủi bọt , có mùi nặng.
Nguyên nhân gây ra nhiệt nóng có thể là do ăn quá nhiều khiến bụng quá nóng, hoặc tức giận khiến gan quá nóng, hoặc cũng có thể là do lo lắng khiến tim quá nóng.
Bác sĩ Thiệu cho biết tiểu đường có hai loại, type 1 và type 2. Trong tiểu đường type 1, căn bệnh tấn công tế bào tuyến tụy, khiến nó ngừng sản xuất insulin. Còn với bệnh tiểu đường type 2 , cơ thể chỉ không sản xuất đủ insulin, một hooc-môn giúp lấy đường ra khỏi máu và đưa vào bên trong tế bào.
“Bệnh viện của chúng tôi chỉ điều trị bệnh tiểu đường type 2 , vì bệnh tiểu đường type 1 có nghĩa là tuyến tụy đã bị hư hỏng hoàn toàn. Các bệnh nhân này sẽ cần phải được tiêm insulin để duy trì sự sống “, bác sĩ Thiệu nói.
Để chữa trị tuyến tụy, các nhà y học Trung Quốc sẽ loại bỏ nhiệt và ẩm trong một quá trình kéo dài khoảng 6 tháng. Bên cạnh các loại thuốc thảo dược, phương pháp điều trị sẽ bao gồm cả châm cứu và liệu pháp ionotherapy, trong đó các miếng dán thuốc bắc được đắp lên vùng da phía trên huyệt đạo và được làm nóng bằng dòng điện để tăng khả năng hấp thụ thuốc.
“N hững người có nhiều biến chứng hơn có thể cần thêm thời gian. Theo kinh nghiệm của tôi, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường càng lâu thì khả năng hồi phục càng nhanh. Vì anh ấy đã phải uống thuốc và thấy khó chịu trong một thời gian dài, anh ấy sẽ tuân thủ và thực hiện nhiều kỷ luật tự giác về chế độ ăn uống và quản lý sức khỏe khác như tập thể dục và kiểm soát cảm xúc “, bác sĩ Thiệu nói.
” Những người mới bị bệnh trong một thời gian ngắn thường lại không tuân thủ điều trị, vì họ không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề”.
Tại Bệnh viện Đông Y Trường Xuân Bắc Kinh , các bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo ở lại điều trị nội trụ ít nhất 1 tuần để học cách ăn uống và chăm sóc toàn diện bản thân.
Ngoài các yếu tố di truyền, mọi người thường phát triển tiểu đường do chế độ ăn uống và kiểm soát cảm xúc kém, bác sĩ Thiệu nói. “N hững người đã trải qua những cú sốc, chấn thương công việc nặng hoặc tai nạn xe hơi dễ mắc bệnh tiểu đường”.
“Khi làm việc ở Sơn Tây, vùng sản xuất than, tôi đã gặp một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sau một tai nạn khai thác mỏ. Anh ta bị mắc kẹt dưới lòng đất và phải đối mặt với cái chết sắp xảy ra trước khi được cứu. Những người phụ nữ mãn kinh cũng dễ bị như vậy”.
Các nghiên cứu phương Tây cho thấy tuyến tụy thực sự có thể được tái sinh nhờ chế độ ăn uống hợp lý. Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Cell, những con chuột thực hiện một chế độ ăn kiêng đã có thể tái tạo tuyến tụy bị tổn thương của chúng. Một số nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm trên các mẫu tế bào người đã cho thấy một tiềm năng tương tự.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết phương pháp điều trị của y học Trung Quốc chưa chắc đã có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường như bác sĩ Thiệu nói.
Cát Lập Nông, một nhà nội tiết học tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, nói với trang web y tế Baidu Medical Encyclopaedia rằng y học Trung Quốc không thể “chữa khỏi ” bệnh tiểu đường.
” Có bằng chứng lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc Trung Quốc có thể kiểm soát mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường type 2 và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. [Tuy nhiên], liệu việc điều trị bằng y học Trung Quốc lâu dài có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường mãn tính hay không cần được nghiên cứu và đánh giá thêm”.
Trở lại bệnh viện Đông Y Trường Xuân Bắc Kinh, bác sĩ Thiệu cho biết ông có kế hoạch phát triển cơ sở của mình thành một bệnh viện đa khoa không chỉ điều trị tiểu đường mà còn cả các biến chứng của nó.
“Bản thân bệnh tiểu đường không đáng sợ. Điều đáng sợ là những biến chứng của nó. Chúng tôi muốn tuyển dụng các bác sĩ chuyên môn để điều hành các phòng ban khác nhau phục vụ việc chữa trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường “, ông nói.
Hiện bệnh viện của bác sĩ Thiệu có 50 nhân viên nhưng chỉ mới tập trung vào chữa tiểu đường như một căn bệnh nội khoa. Các khoa khác cần được thành lập bao gồm khoa da liễu, khoa mắt và khoa tim mạch.
Bác sĩ Thiệu đặt một niềm tin mãnh liệt vào tác dụng của đông y Trung Quốc, nói rằng nó đang ngày một có uy tín hơn.
” Y học phương Tây đang tìm cách đưa bệnh tiểu đường thuyên giảm. Trong khi đó đang có một sự công nhận ngày càng tăng của quốc tế đối với y học Trung Quốc trong việc điều trị bệnh tiểu đường” , ông nói. Bác sĩ Thiệu vì vậy rất muốn giới thiệu các phương pháp trị liệu của ông ra toàn thế giới .
Ăn nhiều trứng có nguy cơ mắc tiểu đường
Trứng là một món ăn sáng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy ăn quá nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng ít biết về 'bữa ăn cho kẻ thù'Vì sao người thừa cân, dễ mắc bệnh ung thư?Béo phì làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19
Được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Y Trung Quốc và Đại học Qatar, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá mức tiêu thụ trứng ở một lượng lớn người lớn Trung Quốc từ năm 1991 tới năm 2009.
Kết quả cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày (tương đương 50 gram) sẽ tăng 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Trung Quốc hiện đã vượt quá 11% - cao hơn mức trung bình toàn cầu là 8,5%, căn bệnh hiện đại này đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Tác động kinh tế của bệnh tiểu đường cũng rất đáng kể, vốn chiếm 10% chi phí y tế toàn cầu (760 tỷ USD). Tại Trung Quốc, chi phí liên quan đến bệnh tiểu đường đã vượt quá 109 tỷ USD.
Nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe cộng đồng Ming Li, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết sự gia tăng của bệnh nhân mắc tiểu đường đang là mối bận tâm ngày càng tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi người dân nước này đang dần thay đổi chế độ ăn để phù hợp với cuộc sống bận rộn.
"Chế độ ăn uống là một yếu tố đã biết và có thể điều chỉnh góp phần làm khởi phát bệnh tiểu đường Loại 2, vì vậy việc hiểu rõ phạm vi các yếu tố chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng của căn bệnh này là rất quan trọng", tiến sĩ Li chỉ ra. "Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển đổi dinh dưỡng đáng kể khiến nhiều người chuyển từ chế độ ăn uống truyền thống bao gồm ngũ cốc và rau quả sang chế độ ăn chế biến nhiều hơn bao gồm nhiều thịt, đồ ăn nhẹ và thực phẩm giàu năng lượng".
Đồng thời, lượng trứng tiêu thụ cũng tăng đều đặn, số người ăn trứng ở Trung Quốc tăng gần gấp đôi trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2009.
Dù mối liên hệ giữa trứng và bệnh tiểu đường vẫn còn là đề tài gây tranh cãi, nhưng nghiên cứu này nhằm đánh giá việc tiêu thụ trứng trong thời gian dài của người Trung Quốc và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của họ.
"Những gì chúng tôi phát hiện đó là việc tiêu thụ nhiều trứng trong thời gian dài (hơn 38 gram mỗi ngày) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn Trung Quốc lên khoảng 25%. Hơn nữa, những người trưởng thành thường xuyên ăn nhiều trứng (trên 50 gam, hoặc tương đương với một quả trứng, mỗi ngày) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên 60%", theo nhóm nghiên cứu.
Tiến sĩ Li nói rằng mặc dù những kết quả này cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều trứng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn Trung Quốc, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.
"Để đánh bại bệnh tiểu đường, cần có một cách tiếp cận từ nhiều phía không chỉ bao gồm nghiên cứu mà còn phải có một bộ hướng dẫn rõ ràng để giúp cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công chúng. Nghiên cứu này là một bước hướng tới mục tiêu dài hạn đó", nhóm nghiên cứu chỉ ra.
Trị tiểu đường bằng y học cổ truyền Shao Changchun, bác sĩ, thành lập một bệnh viện y học cổ truyền tại Bắc Kinh ba năm qua chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường type 2. Bác sĩ Shao tin rằng bệnh này có thể chữa được bằng y học cổ truyền. Sử dụng Trung y, phục hồi tuyến tụy Trong khi y học phương Tây coi tiểu đường...