Vén màn sự thật về “hồn ma cô bé áo đỏ” được làm phim sau 23 năm: Lớn lên đi bán… bánh canh, tất cả là dựng chuyện câu view?
“Hồn ma cô bé áo đỏ” được làm phim kinh dị phải chăng là thế lực bí ẩn hay chỉ là chiêu trò để hù dọa người khác?
Vào năm 2015, nền điện ảnh Đài Loan gây chấn động khi cho ra mắt dự án Váy Đỏ Đẫm Máu ( The Tag Along ) vô cùng rùng rợn và li kỳ. Phim có sự góp mặt của toàn sao lớn như mỹ nữ Thơ Ngây Hứa Vỹ Ninh, Dương Thừa Lâm,… thế nhưng lại gây chú ý bởi câu chuyện truyền cảm hứng đằng sau. Theo ekip chia sẻ, Váy Đỏ Đẫm Máu được chuyển thể từ vụ việc “hồn ma cô bé áo đỏ” từng khiến ai nấy kinh hãi vào thập niên 1990.
Bộ phim Váy Đỏ Đẫm Máu lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật
Phim có Dương Thừa Lâm tham gia và đạt thành công lớn tại Đài Loan
Giờ đây sau nhiều năm ám ảnh, sự thật về “hồn ma cô bé áo đỏ” năm xưa đã được vén màn…
Trở về năm 1998, khi một cô bé áo đỏ bí ẩn xuất hiện trong đoạn clip dã ngoại
Vào năm 1998, chương trình thực tế Thần Xuất Quỷ Một chuyên giải mã những hiện tượng huyền bí nhận được một cuốn phim bí ẩn do khán giả gửi về. Đoạn clip ghi lại chuyến đi leo núi Dakeng tại vùng Đại Trung của một gia đình đông người. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng lo ngại nếu không có một vị “khách không mời” tham gia chuyến đi. Trong khi các thành viên trong gia đình đang nối đuôi nhau đi ngang máy quay, một cô bé mặc áo đỏ với gương mặt ghê rợn đã xuất hiện ở cuối hàng.
Cô bé áo đỏ bí ẩn đi ở cuối hàng người
Vốn dĩ đây chỉ là một chuyến dã ngoại thông thường, vui vẻ của đại gia đình nhưng sau đó, thảm kịch đã xảy ra. Một thành viên trong nhà đã không may qua đời, và một số người phát hiện thi thể của người này có điều bất ổn. Sau đó khi xem lại video ghi hình toàn bộ chuyến đi, họ bắt gặp “hồn ma cô bé áo đỏ” như trên và tức tốc gửi về chương trình. Phía gia đình này thậm chí còn cho rằng “hồn ma cô bé áo đỏ” và cái chết của thành viên kia có liên hệ mật thiết với nhau.
Để làm sáng tỏ mọi chuyện, ekip Thần Xuất Quỷ Một đã làm một chuyến đến vùng Đại Trung.
Cảnh tư liệu kinh điển kia đã được lồng vào phim Váy Đỏ Đẫm Máu
Lời khai từ người dân và trẻ nhỏ, đến giới chuyên môn cũng “nhúng tay”
Sự việc dấy lên sự tranh cãi diện rộng trong xã hội. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng thiên về tâm linh, nhưng một số khác thẳng thắn bác bỏ và cho rằng cô bé chỉ là người dân địa phương vô tình lọt vào khung hình. Chính quan điểm này đã đặt tiền đề cho chuyến khám phá của ekip chương trình đến vùng núi Đại Trung.
Khi dò hỏi người dân sống tại vùng này, tất cả họ đều khẳng định ở đây không có cô bé áo đỏ kỳ lạ nào như vậy cả. Ngay cả những người già đã sống lâu năm tại đây cũng không nhận ra danh tính cô bé này, còn bảo đừng hù dọa họ và để họ sống bình yên. Không tìm thấy tại khu dân cư, ekip chương trình liền đến 3 trường tiểu học và trình chiếu đoạn video, hi vọng một bạn học nào đó sẽ nhận ra.
Video đang HOT
Một bà lão bác bỏ sự tồn tại của cô bé áo đỏ
Đoạn video được chiếu trong trường tiểu học
May mắn thay, có một cậu bé đã nhận ra “hồn ma cô bé áo đỏ” này và tiết lộ trải nghiệm của mình với ekip. Cậu bé cho biết bản thân đã từng thấy và đi theo cô bé một đoạn đường dài, thế nhưng sau đó cô bé biến mất không rõ tăm hơi. Lời chia sẻ này cũng không đem lại manh mối quan trọng nào cho ekip chương trình, và mọi chuyện dần đi vào ngõ cụt…
Cậu bé chia sẻ trải nghiệm trông thấy cô bé áo đỏ kia
Ngay cả chuyên gia tâm lý, nhà sư,… cũng vào cuộc và phân tích đoạn video khiến khán giả hoang mang cực độ
Sự thật về thân thế cô bé áo đỏ, chương trình cố ý cắt ghép câu view?
Những tưởng câu chuyện đã rơi vào quên lãng thì về sau, những tin tức về “hồn ma cô bé áo đỏ” liên tiếp xuất hiện, và thế là câu chuyện huyền bí gây ám ảnh được giải mã. Một số người khi xem chương trình chúc mừng năm mới của đài truyền hình Đài Bắc đã phát hiện một cô gái mặc áo khoác đỏ đang ca hát, nhảy múa theo vô cùng kỳ lạ. Ngay lúc đó, khán giả đã cho rằng đây chính là cô bé áo đỏ bị xem là “hồn ma” năm xưa.
Cô gái được cho là cô bé áo đỏ năm xưa xuất hiện trên sóng truyền hình và được đưa tin khắp nơi
Tuy nhiên, một nhân viên trực thuộc nhà đài đã lên tiếng đính chính. Cô bé áo đỏ năm nào là “người thật việc thật”, có cuộc sống bình thường và hiện tại đang bán bánh canh tại nhà. Anh cũng ẩn ý bày tỏ rằng những câu chuyện tâm linh suốt mấy chục năm qua đều là sản phẩm “thêu dệt” từ trí tưởng tượng, nhưng may mắn là không gây ảnh hưởng quá nhiều đến nhân vật chính.
Nhân viên nhà đài bật mí về cuộc sống của “hồn ma cô bé áo đỏ” hiện tại
Nhiều cư dân mạng cũng vào cuộc để “soi” đoạn video, sau đó đưa đến giả thuyết đây chỉ là chiêu trò của gia đình này mà thôi. Trong một cảnh quay khác ít ai biết, một thành viên gia đình ở gần cuối hàng đã có động thái quay lại nhìn điều gì đó. Điều này đồng nghĩa với việc “hồn ma cô bé áo đỏ” đã được họ nhận ra và chú ý từ trước, chứ không phải đợi đến khi xem lại video mới thấy. Thậm chí khi được chia sẻ bởi một chương trình khác, phân cảnh quan trọng này còn bị che khuất đi bởi hiệu ứng. Đoạn clip này thực chất dài tận 10 phút, nhưng đến giờ phía nhà đài của 2 show truyền hình kia vẫn giấu nhẹm nó đi, đồng thời không ngừng rêu rao câu chuyện “hồn ma cô bé áo đỏ” theo hướng phi khoa học để gây chú ý.
Một cảnh khác trong clip có cô bé áo đỏ xuất hiện vô cùng bình thường
Chương trình cố tình thêm đường viền để che mắt chi tiết quan trọng này
Sau này vào năm 2015, bộ phim điện ảnh Váy Đỏ Đẫm Máu đã lấy cảm hứng từ câu chuyện, cộng thêm một số tình tiết mô phỏng các sự việc nhỏ lẻ khác. Vụ mất tích của người bà trong phim gợi nhớ khán giả với một vụ án có thật được đồn thổi có liên quan đến “hồn ma cô bé áo đỏ”. Một bà lão đã biến mất vô cùng bí ẩn giữa ban ngày, và đoạn clip an ninh ghi lại cho thấy bà lão (vốn dĩ bị liệt hai chân) bỗng dưng đứng dậy và đi thật nhanh về phía trước. Thế nhưng cho đến nay câu chuyện này vẫn chưa được kiểm chứng.
Vậy là sau 23 năm kể từ khi đoạn clip được gửi đến cho ekip chương trình, sự thật về “hồn ma cô bé áo đỏ” đã phần nào lộ diện. Dù cho kết quả có là gì, bộ phim Váy Đỏ Đẫm Máu lại là bên “lời” nhất khi trở thành hiện tượng phòng vé năm 2015 nhờ sức hút từ hiệu ứng “câu chuyện có thật”.
Bộ phim có thêm 2 phần nữa vào năm 2017 và 2018, tất cả đều càn quét phòng vé ngoạn mục
Vì sao doanh thu phòng vé Trung Quốc dịp lễ ảm đạm?
Doanh thu phòng vé Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ vừa qua đạt tổng 230 triệu USD. Trong đó, không có phim nào vượt mốc 100 triệu USD.
Ngày 6/5, China News có bài viết đánh giá về các phim ra mắt vào kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động kéo dài từ 1-5/5. Cụ thể, tổng doanh thu trong 5 ngày chỉ đạt 230 triệu USD. Trong khi đó, nhà sản xuất và đầu tư từng đặt hy vọng đạt mốc 300 triệu USD, vượt qua các năm trước.
Số lượng nhiều do ồn ứ và kém chất lượng
Ba bộ phim dẫn đầu phòng vé thì chỉ có Hôn lễ của em đạt 90 triệu USD với điểm chất lượng 5,2/10 trên Douban . Phía trên vách núi có doanh thu 80 triệu USD đạt 7,7 điểm và Bí ẩn phòng khách thu về 30 triệu USD với 5,7 điểm chất lượng.
Hôn lễ của em dẫn đầu phòng vé nhưng không được đánh giá cao về chất lượng.
China News nhận xét các bộ phim ra mắt không được người xem đánh giá cao. Tác phẩm duy nhất có điểm chất lượng trên 7 là Phía trên vách đá , tuy nhiên, đề tài gián điệp chiến tranh thường khó lôi kéo khán giả.
Bộ phim Hôn lễ của em làm lại từ Ngày em đẹp nhất của Hàn Quốc, song, vì xử lý không khéo léo, nam chính trở thành người phụ bạc, luôn nhớ thương bạn gái cũ dù đã có người con gái khác.
Theo China News , doanh thu phòng vé bị ảnh hưởng bởi có quá nhiều phim ra mắt trong đợt này. Dịp chiếu phim ngày Quốc tế Lao động có 11 tác phẩm công chiếu, nhiều hơn năm ngoái.
Tuy nhiên, điều này chỉ dẫn đến việc nhiều bộ phim cạnh tranh cùng một lúc. Rạp chiếu phải sắp xếp suất chiếu một cách căng thẳng, ảnh hưởng đến doanh thu một ngày của mỗi tác phẩm. Bộ phim Chân Tam quốc vô song một ngày chỉ có 1,2 suất chiếu do đó doanh thu không như kỳ vọng.
Chân Tam quốc vô song doanh thu kém do suất chiếu thấp.
Giới chuyên môn nhận định dịch bệnh đã làm ảnh hưởng lớn tới ngành phim ảnh. Các tác phẩm đang chiếu vốn được ra mắt từ năm ngoái nhưng phải hoãn tới năm nay. Tuy nhiên, việc được chiếu nằm trong tay nhà phát hành, còn kết quả thu lại phụ thuộc vào sở thích của người xem.
Gu thưởng thức của khán giả thay đổi
Đạo diễn Trần Chính Đạo chia sẻ trên báo Tin tức Bắc Kinh rằng ông chuyên làm các tác phẩm đề tài phá án, bí ẩn. Các năm trước doanh thu khả quan, song đến năm nay bộ phim Bí ẩn phòng khách chỉ đạt 30 triệu USD dù đạo diễn tự nhận về chất lượng và mức đầu tư không kém những dự án cũ.
"Tôi cũng có lo lắng, doanh thu bán vé sẽ quyết định sau này tôi có thể làm phim theo thể loại này nữa hay không và có quyền đưa ý kiến với các nhà đầu tư đến mức nào", Trần Chính Đạo nói.
Đạo diễn Trần chia sẻ hiện tại người xem yêu thích những bộ phim về tình cảm gia đình gây xúc động hoặc phim tình yêu thanh xuân. Nếu không, đó phải là bom tấn được đầu tư lớn về kỹ xảo, dạng phim võ thuật. Các thể loại khác khó nhận được sự chú ý của người xem.
Trong khi đó, dự án Bí ẩn phòng khách tập hợp dàn diễn viên chất lượng như Quách Phú Thành, Đoạn Dịch Hoành, Trương Tử Phong, Hứa Vỹ Ninh, đội ngũ quay phim của Hàn Quốc và được chau chuốt từng khung hình nhưng lại không thành công như kỳ vọng.
Đạo diễn Trần Chính Đạo thể hiện sự chăm chút mỹ học điện ảnh trong tác phẩm Bí ẩn phòng khách nhưng không được khán giả đón nhận.
Bên cạnh đó theo quan điểm của biên kịch Lý Ngọc, điện ảnh Trung Quốc thiếu vắng các bộ phim nhìn từ góc độ nữ chính, thiếu sự đa dạng hình tượng nhân vật.
"Tôi sợ rằng khán giả và tôi không tìm thấy điểm chung", cô nói. Hiện tại, bộ phim mới Tiger Robbers (Trộm hổ) của Lý Ngọc chỉ đạt doanh thu 6 triệu USD.
Theo Sina , các bộ phim có tính điện ảnh cao đang dần vắng bóng trên màn ảnh. Khán giả dễ chấp nhận những tác phẩm có tính giải trí đơn giản, đặc biệt là phim hài. Nhà sản xuất cũng chạy theo thị trường, ưu ái các tác phẩm hài hước.
Những bộ phim đề tài mới lạ không đủ sức thu hút khán giả.
Bên cạnh đó, để lôi kéo khán giả tới rạp, nhà sản xuất cũng mời các nghệ sĩ trẻ, không được đào tạo bài bản về diễn xuất, nhưng có lượng người hâm mộ đông đảo thay vì dành cơ hội cho những diễn viên tài năng. Từ đó, chất lượng các tác phẩm điện ảnh dần đi xuống.
Ngày Em Đẹp Nhất bản Đài ẵm 715 tỷ đồng sau 2 ngày ra rạp, fan đổ xô khen ngợi diễn xuất của "bạn trai mùa đông" Hứa Quang Hán Diễn xuất của Hứa Quang Hán được cho là lí do Ngày Em Đẹp Nhất bản Đài có được doanh thu "khủng" chứ không phải là kịch bản phim. Vào ngày 30/4, bộ phim Hôn Lễ Của Em được remake từ bản gốc Ngày Em Đẹp Nhất của Hàn Quốc do Hứa Quang Hán và Chương Nhược Nam đóng chính đã chính thức...