Vẹm xanh – ‘chiến binh’ chống chọi nắng nóng cừ khôi của tự nhiên
Vẹm xanh, loài sinh vật to bằng lòng bàn tay, được tìm thấy ở các vùng biển trên khắp thế giới.
Nhiều thế kỷ qua, nó là một nguồn hải sản quan trọng cung cấp vitamin B12 và axit béo omega-3 dồi dào.
Vẹm xanh có khả năng chịu được nhiệt độ nước ấm hơn bình thường. Ảnh: Shutterstock
Nhưng đối với các nhà sinh học biển, loài nhuyễn thể hai mảnh đó cũng là một “anh hùng” thầm lặng.
Ngoài việc cung cấp môi trường sống cho các sinh vật bám vào chúng, vẹm còn lọc sạch một lượng nước đáng kể trong quá trình kiếm ăn, giúp loại bỏ chất ô nhiễm khỏi vùng nước chúng sinh sống.
Nếu không có chúng, chất lượng nước sẽ suy giảm và nhiều loài thực vật và động vật khác sẽ gặp rủi ro.
Với vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, vẹm xanh đã được các nhà sinh học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt khi hành tinh của chúng ta đang ấm lên.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu mới về sinh vật biển ở Hong Kong (Trung Quốc), các nhà khoa học phát hiện rằng vẹm có thể tự phục hồi sau mỗi đợt nắng nóng bằng cách điều chỉnh nhịp tim và chức năng cơ thể, cải thiện cơ hội sống sót trong bối cảnh Trái đất nóng lên.
“Chúng thể hiện sức chịu đựng và khả năng phục hồi tốt sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thông qua việc điều chỉnh các quá trình sinh lý”, nhóm nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (CUHK) viết trên tạp chí Marine Biology.
Theo nghiên cứu, vẹm xanh châu Á rất phong phú và phân bố rộng rãi khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây cũng là khu vực được dự đoán chứng kiến sự tăng vọt lớn nhất về các đợt nắng nóng ở biển trong những thập kỷ tới so với các vĩ độ khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết việc hiểu được phản ứng của động vật cùng khả năng phục hồi của chúng sau những hình thái gây căng thẳng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán tốt hơn tác động của biến đổi khí hậu.
Tác giả chính của nghiên cứu, bà Laura Falkenberg cho biết các thí nghiệm của họ cho thấy vẹm xanh ở Hong Kong có thể đối phó với các đợt nắng nóng ở biển.
Để phục vụ nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đã thu thập vẹm xanh đủ kích cỡ lớn, nhỏ khi thủy triều xuống ở Cảng Tolo vào đầu năm ngoái.
Sau thả chúng vào bể nuôi, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng một đợt nắng nóng bằng cách tăng nhiệt độ của bể khoảng 3 độ C, từ nhiệt độ trung bình mùa hè lên 30 độ C, ấm hơn mức bình thường.
Sau đợt nắng nóng nhân tạo kéo dài ba tuần, nhóm nghiên cứu đã gắn cảm biến vào lớp vỏ cứng của chúng để đo sóng điện từ do nhịp tim của chúng tạo ra.
Họ nhận thấy nhịp tim của vẹm tăng lên. Nhưng ở những con lớn hơn, dài khoảng 5 cm, cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể về tốc độ thanh lọc nước.
Tiếp đến, chúng được trải qua một tuần phục hồi ở nhiệt độ bình thường. Các đặc điểm sinh lý của chúng như nhịp tim, nhiệt độ và tốc độ thanh lọc đã trở lại mức bình thường. Kết quả cho thấy các chức năng lâu dài của vẹm không bị ảnh hưởng bởi nắng nóng.
Theo các nhà nghiên cứu, điều chỉnh nhịp tim và tốc độ thanh lọc có thể là những phản ứng chính của loài vẹm để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Nhưng một số động vật ven biển, chẳng hạn như hàu, ốc biển và sao biển, có thể không phục hồi được sau những đợt nắng nóng cực đoan.
Bà Falkenberg cho biết trong tương lai, nhóm của bà có thể tập trung vào vẹm xanh những nơi khác trên thế giới, cũng như cách các loài khác có thể phản ứng với những đợt nắng nóng như vậy.
Bà nói: “Các đợt nắng nóng sẽ kéo dài hơn, nóng hơn và thường xuyên hơn trong tương lai”.
Nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận tháng 9 nóng kỷ lục
Ngày 29/9, các nước Áo, Pháp, Đức, Ba Lan và Thụy Sĩ thông báo ghi nhận tháng này là tháng 9 nóng nhất từ trước đến nay.
Cảnh đông đúc trên bãi biển ở Lacanau, Pháp, ngày 21/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Cơ quan Khí tượng Pháp (Meteo France) cho biết nhiệt độ trung bình tháng 9 này ở Pháp vào khoảng 21,5 độ C, cao hơn khoảng 3,5 - 3,6 độ C so với giai đoạn 1991-2020. Nhiệt độ trung bình ở Pháp đã liên tục tăng cao hơn so với bình thường trong 2 năm qua.
Tại nước láng giềng Đức, Cơ quan dự báo thời tiết (DWD) nước này cho biết tháng này là tháng 9 nóng nhất kể từ khi số liệu kỷ lục quốc gia bắt đầu được thống kê, cao hơn gần 4 độ C so với mức cơ bản giai đoạn 1961-1990.
Trong khi đó, Viện Thời tiết Ba Lan công bố nhiệt độ tháng này cao hơn mức trung bình 3,6 độ C và là tháng 9 nóng nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê dữ liệu nền nhiệt trong tháng hơn 100 năm trước đây. Tương tự, các cơ quan thời tiết quốc gia Áo và Thụy Sĩ cũng ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 9 nóng nhất từ trước đến nay. Một ngày trước đó, nghiên cứu mới được công bố cho thấy các sông băng ở Thụy Sĩ đã mất 10% thể tích trong 2 năm do nắng nóng bất thường.
Viện Thời tiết Quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cảnh báo nhiệt độ cao bất thường vào cuối tuần này, lên tới 35 độ C ở các vùng phía Nam Tây Ban Nha vào ngày 29/9.
Thời tiết nắng nóng bất thường ở châu Âu xuất hiện sau khi Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng này dự báo nhiệt độ toàn cầu vào mùa Hè ở Bắc bán cầu tăng mạnh, gây ra các đợt nắng nóng kỷ lục. Copernicus dự báo 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người đang khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao và Trái Đất nóng lên khoảng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng, gây hạn hán và ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Giới khoa học cảnh báo nền nhiệt trung bình toàn cầu sắp tới rất có thể sẽ tiếp tục tăng cao do hiện tượng thời tiết El Nino vừa bắt đầu hình thành.
Khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng chực chờ Hy Lạp sau loạt thảm họa khí hậu Giới chuyên gia cảnh báo các yếu tố như nguồn nước tù đọng, hệ thống thoát nước bị hỏng và xác động vật chết khi kết hợp sẽ là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn cho người dân Hy Lạp sau thảm họa lũ lụt vừa qua. Sơ tán người dân các khu vực bị ảnh hưởng bởi ngập lụt tới nơi ở tạm...