Về thăm A Roàng nơi đại ngàn xứ Huế
Đến với A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, du khách sẽ có dịp hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tìm hiểu văn hóa độc đáo của đồng bào Tà Ôi.
Điểm du lịch cộng đồng A Roàng thuộc xã A Roàng, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 35km về phía Nam.
Như một thung lũng giữa đại ngàn, A Roàng có tiết trời mát mẻ, xung quanh núi rừng trùng điệp. Trong ảnh là đồng bào người Tà Ôi tại A Roàng đón tiếp du khách.
Đến A Roàng, du khách cũng có thể trekking hoặc thuê xe đạp để tìm hiểu cuộc sống của đồng bào Tà Ôi, tham quan những bản làng thanh bình nằm dưới chân núi.
Một homestay của đồng bào Tà Ôi tại A Roàng.
Video đang HOT
Du khách sẽ được trải nghiệm dệt thổ cẩm (Dèng) của các nghệ nhân Tà Ôi, với các công đoạn như lên khung, xâu cườm…
Một trong những trải nghiệm thú vị khác tại đây là chứng kiến người dân lấy “rượu Đoác”. Đây là thức uống truyền thống có từ ngàn xưa của dân tộc Tà Ôi sống trên dãy Trường Sơn.
Du khách thưởng thức bữa tối với gà nướng, cơm lam thập cẩm, nhâm nhi rượu Đoác…
… và xem các làn điệu dân ca, dân vũ của người Tà Ôi bên ánh lửa bập bùng.
Với những trải nghiệm độc đáo, mới lạ, điểm du lịch cộng đồng A Roàng cũng đã được độc giả đề cử vào “Top 9 hoạt động – dịch vụ trải nghiệm ấn tượng” trong khuôn khổ chương trình “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế” do Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Kính mời quý độc giả xem thêm các đề cử và bình chọn “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế” tại đây.
Du lịch cộng đồng Tây Bắc làm như thế nào?
Du lịch cộng đồng là một khái niệm hẳn chúng ta đã từng nghe. Ở Huế nghe nhắc đến nhiều nhất là du lịch cộng đồng A Roàng (huyện A Lưới).
Trước đây thì có thêm du lịch cộng đồng thôn Dỗi (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông), nhưng nay thì ít nghe nhắc đến (không biết nó có phát triển được hay không).
Du khách thích thú với những sản vật địa phương khi tham quan tại bản Dỗi, Nam Đông
Du lịch cộng đồng hiểu nôm na là mô hình cung cấp dịch vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Tôi vừa có dịp đến hai điểm du lịch cộng đồng ở vùng Tây Bắc và rút ra một số điều. Có thể đây là những kinh nghiệm mà du lịch cộng đồng ở Huế có thể tham khảo.
Đến tỉnh Hòa Bình, tôi không chọn lưu trú tại thành phố mà lưu trú tại một bản du lịch cộng đồng nổi tiếng - bản Lác (huyện Mai Châu). Bản này cách TP. Hòa Bình chừng hơn 1 giờ rưỡi chạy xe. Đường Tây Bắc nơi nào cũng quanh co đèo dốc. Ở đây chủ yếu là bà con đồng bào Thái. Bà con thường gắn với vùng núi nhưng người Thái thường chọn ở những vùng thấp, gần các thung lũng bằng phẳng nên người Thái rất giỏi canh tác lúa nước (so với các dân tộc vùng cao khác). Kiến trúc nhà sàn người Thái (hai mái, hai chái) vẫn còn gần như nguyên vẹn cho nên bản Lác sinh ra một "phối cảnh" rất đẹp - bản (nhà sàn) - cánh đồng lúa (xanh, vàng) - núi (rừng nguyên sinh). Tất nhiên, ở đây còn có nhiều thứ khác biệt như nếp sinh hoạt, trang phục, ẩm thực... Tôi biết du lịch ở đây phát triển khá mạnh vì khách đến đông; các loại dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vui chơi, đi lại... khá chuyên nghiệp. Bản Lác là cái lõi còn chung quanh bản Lác còn nhiều bản khác nữa. Du lịch cứ thế mà lan tỏa. Dường như cả bản đều làm du lịch. Cho nên cả bản đều có t.iền.
Tương tự, đến Lai Châu, tôi tìm đến bản du lịch cộng đồng khác là bản Sin Suối Hồ. Đây là một bản chủ yếu là người Mông hoa. Người Mông khác với người Thái là thường ở trên một độ cao hơn, gắn với núi rừng nhiều hơn. Cho nên các bản đều gắn với rừng (thường là rừng nguyên sinh và rất gần), với suối (thường hay có thác). Nhà trình tường cũng là một loại kiến trúc đặc sắc của người Mông. Thổ cẩm làm bằng vỏ cây lanh, thường sử dụng gam màu chủ đạo là màu đen, sinh ra một loại trang phục rất riêng của người Mông. Bản làng thì cheo leo sườn núi và người Mông rất thích trồng loại hoa đào, đến mùa đào nở hoa đã trang điểm cho vẻ đẹp của bản làng... Vì là vùng cao nên, thời tiết lạnh, Tây Bắc thường trồng các loại cây chịu lạnh tốt nên mùa hoa, hoa nở rất tập trung cũng là một đặc trưng khác nữa. Tôi được nghe câu chuyện về người dân không nhận vốn bất cứ một nhà đầu tư nào mà tất tần tật đều người dân bản địa tự đầu tư, tự làm. Cho nên mặc dù du lịch phát triển nhưng nó đạt độ "thuần khiết".
Những điều tôi rút ra: muốn du lịch cộng đồng phát triển phải có những nét đặc trưng riêng. Ví dụ như có bản sắc văn hóa riêng; có cảnh quan gắn với thiên nhiên hoang sơ; có kiến trúc riêng; có trang phục riêng; có nét đặc trưng ẩm thực riêng... Chính cái riêng này mới thu hút người ta đến khám phá. Những lợi thế này được hỗ trợ bởi một thị trường du lịch Hà Nội rất phát triển và có độ lan tỏa cao.
Trở lại du lịch cộng đồng ở Huế. Có vẻ như du lịch thôn Dỗi không phát triển được là vì không (hoặc) ít có nét đặc trưng riêng? Nhưng A Roàng thì có thể có. A Roàng nằm ở độ cao không bằng Tây Bắc nhưng cũng cao khoảng 500m so với mực nước biển. Về đêm thường không khí mát dịu. A Roàng gần dãy Trường Sơn nên cảnh quan thiên nhiên đẹp; có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên; có thổ cẩm là dệt zèng; có ẩm thực đặc trưng vùng núi (ví dụ như các loại đồ nướng ăn với cơm nếp, thức uống thì có rượu đoác). Chừng ấy thế mạnh, nếu biết cách khai thác tốt thì khả năng phát triển du lịch cộng đồng ở A Roàng là điều trong tầm tay.
Làng văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi (Mù Cang Chải, Yên Bái): Điểm đến nhiều ấn tượng Nằm yên bình giữa thung lũng xanh mát, Làng văn hóa du lịch cộng đồng (DLCĐ) Khim Nọi (homestay) thuộc tổ dân phố số 5, thị trấn Mù Cang Chải ngày càng thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng. Bởi vì, nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào...