Về Sa Đéc thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nghe chuyện tình xuyên biên giới
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (phường 4, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) còn nguyên vẹn và lớn bậc nhất miền Tây.
Nơi đây hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo kết hợp giữa văn hóa Đông – Tây. Đặc biệt, ngôi nhà còn là nơi ghi lại những kỷ niệm đẹp về mối tình đầy ngọt ngào giữa ông Huỳnh Thủy Lê và một cô gái Pháp.
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được xây dựng năm 1895, trên khu đất hơn 2.000m2 (tại trung tâm TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) – Ảnh: Tô Văn
Về Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp xem nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nghe chuyện tình xuyên biên giới – Clip: Tô Văn
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được xây dựng năm 1895, trên khu đất hơn 2.000m2 (tại trung tâm TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), có nền rộng 260m2 với kiến trúc gỗ truyền thống của người Hoa.
Năm 1917, ngôi nhà được trùng tu, xây dựng thêm tường bao, hành lang theo kiến trúc Pháp. Kiến trúc bên trong được thiết kế khá cầu kỳ: hành lang có mái vòm, phòng khách với đèn chùm, quạt trần…
Chính giữa nhà là gian thờ với các bức hoành phi, cột kèo được chạm nổi hoa văn cây cỏ, chim muông sinh động. Nhiều chi tiết được sơn son, thiếp vàng.
Phía sau phòng thờ là không gian chung rộng rãi, chính giữa đặt một sập gỗ khảm xà cừ. Hai phía của không gian chung là 2 phòng ngủ sang trọng có vách gỗ ghép kính màu với nhiều họa tiết. Ngoài ra, ngôi nhà còn có phòng chứa đồ, phòng trang điểm được sắp đặt nội thất giá trị.
Video đang HOT
Bên trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn lưu giữ rất nhiều đồ cổ có giá trị, đặc biệt là bộ đi văng chân quỳ được cẩn xà cừ ngọc trai hình cánh dơi có tuổ.i đời hơn 100 năm.
Ngôi nhà được xây dựng năm 1895 bằng vật liệu chính là gỗ và được chia thành 3 gian – Ảnh: Tô Văn
Chị Trần Tô Kim Phượng (du khách ngụ tỉnh An Giang) chia sẻ “Lần đầu tiên gia đình tôi đi du lịch Đồng Tháp. Sau khi tham quan làng hoa Sa Đéc, vợ chồng tôi cùng các con đến nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Trước đây, vợ chồng tôi cũng từng được nghe nhắc nhiều về ngôi nhà cổ này qua phim Người tình nên đến đây để tìm hiểu”.
Tương tự, một thuyết minh viên tại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê cho biết, du khách đến đây thường rất thích thú nghe câu chuyện tình đầy cảm động và xem kiến trúc độc đáo của ngôi nhà cổ.
“Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở vị trí đắc địa ngay chợ Sa Đéc, cặp sông Sa Giang. Đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là du khách đến từ các nước châu Âu mỗi khi ghé thăm tỉnh Đồng Tháp”, người này nói.
Bộ đi văng chân quỳ được cẩn xà cừ ngọc trai hình cánh dơi có niên đại hơn 100 năm – Ảnh: Tô Văn
Phòng ngủ của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê hiện nay được phục dựng dùng để phục vụ khách trải nghiệm lưu trú – Ảnh: Tô Văn
Trong khi đó, anh Huỳnh Tấn Phát, người bảo vệ lâu năm của nhà cổ, cho biết đến thời điểm này, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có tuổ.i đời 126 năm và được xem là ngôi nhà cổ nhất tại TP.Sa Đéc.
“Sau nhiều biến cố thăng trầm của thời gian, hầu như ngôi nhà vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Đặc biệt, từ sau tiểu thuyết Người tình và bộ phim cùng tên ra đời, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê lại càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Họ đến đây tìm hiểu và gửi gắm một chút hoài niệm về câu chuyện tình đẹp nhưng đầy tiếc nuối”, anh Phát nói.
Ngôi nhà cổ là nơi bắt đầu cho câu chuyện tình giữa ông Huỳnh Thủy Lê, một gia đình giàu có bậc nhất ở Đồng Tháp vào những năm 30 của thế kỷ XX và nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras – Ảnh: Tô Văn
Nhà cổ ở xứ Pha Long
Nếu có dịp đến Mường Khương, bạn đừng bỏ lỡ một lần ghé thăm Pha Long - mảnh đất biên giới để lại ấn tượng khó quên với nhiều cảnh đẹp và nét hấp dẫn trong phong tục, tập quán.
Độc đáo kiến trúc nhà cổ Pha Long.
Nói về nét "duyên thầm" của Tây Bắc, có lẽ không chỉ đơn thuần là bức tranh núi non trùng điệp uốn mình nối tiếp nhau tưởng như bất tận, mà còn là sự bình dị, đặc sắc trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Nếu có dịp đến Mường Khương, bạn đừng bỏ lỡ một lần ghé thăm Pha Long - mảnh đất biên giới để lại ấn tượng khó quên với nhiều cảnh đẹp và nét hấp dẫn trong phong tục, tập quán.
Đặc biệt, những mái nhà cổ của đồng bào Mông ẩn mình trong sương sớm, được bao bọc bởi núi non hùng vĩ mang vẻ đẹp văn hóa bản địa, tạo nên sự độc đáo của xứ Pha Long.
Cách trung tâm huyện Mường Khương khoảng 20 km, vượt qua những con đèo uốn lượn, những bản làng nhỏ điểm xuyết giữa bức tranh ruộng bậc thang, du khách sẽ đến được Pha Long. Trái ngược thị trấn khá ồn ào với những ngôi nhà cao tầng san sát, Pha Long mang lại cảm giác riêng nhờ sự cổ kính và bình yên từ những ngôi nhà cổ của đồng bào Mông.
Sự nguyên sơ, mộc mạc, gần gũi của mảnh đất vùng cao khiến kỷ niệm tuổ.i thơ chợt ùa về. Đặt chân tới Pha Long, ắt hẳn bạn sẽ đặt câu hỏi rằng làm sao sau bao thăng trầm của lịch sử, đồng bào Mông ở đây vẫn giữ được nếp nhà xưa, thuần túy cổ kính mà đẹp nao lòng đến thế.
Nét độc đáo trong kiến trúc những ngôi nhà cổ của người Mông ở Pha Long chính là được xây dựng theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian hai cửa (gồm một cửa chính, một cửa phụ và tối thiểu là hai cửa sổ). Ngoài cửa chính lúc nào cũng treo một tấm vải đỏ, cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Điều làm nên nét đẹp nguyên sơ, thơ mộng cho những ngôi nhà ấy chính là màu nâu vàng của tường đất xen kẽ với màu xám của đá. Tất cả hòa quyện tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp khiến bất cứ ai đi qua cũng phải chiêm ngưỡng.
Nhiều ngôi nhà cổ ở Pha Long hiện nay được xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ. Ẩn hiện trong bức tranh hùng vĩ vùng cao Pha Long là những nếp nhà với mái ngói thâm rêu nổi bật trên sắc màu tươi của cuộc sống mới.
Ngày nay, trải qua nhiều biến đổi, phần lớn những ngôi nhà cổ được người Mông cải tiến cho phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như sinh hoạt và lao động sản xuất. Tuy nhiên, những nét truyền thống đặc trưng như kiến trúc, kết cấu, vị trí phòng thờ, sắp xếp cửa... cơ bản vẫn in dấu văn hóa xưa.
Trải qua bao đời, bên sườn núi cao, những ngôi nhà của đồng bào Mông vẫn chứa đựng bản sắc văn hóa của cả tộc người. Điều đó hấp dẫn du khách trải nghiệm, khám phá khi tới vùng biên giới này.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng khắp Sa Đéc Một trong những điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Sa Đéc - Đồng Tháp, chính là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Ngôi nhà có lối kiến trúc Việt - Trung - Âu kết hợp độc đáo. Nơi đây còn gắn liền với câu chuyện tình buồn giữa nhà văn Pháp Marguerite Duras và chàng công tử Huỳnh...