Về làm giỗ đầu cho bố, tôi bị chồng hất ra khỏi nhà kèm lời đay nghiến ‘người sống lo chưa xong đã lo người khuất’
Chồng tôi gọi điện ngay cho mẹ vợ, nói thẳng rằng tôi không cần về nhà nữa. Cúp máy, mẹ tôi khóc nấc vì biết con gái lấy nhầm chồng .
Mặc dù xác định hai vợ chồng tôi sẽ khó sống tiếp với nhau nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ câu chuyện của mình. Hy vọng sẽ nhận được lời khuyên và nhận xét của mọi người.
Tôi lấy chồng mới được hơn một năm, hiện tại cả hai vẫn chưa có con chung nhưng đã xảy ra vô số xích mích. Chồng tôi là con trưởng, vì thế lúc nào anh cũng bắt vợ mình phải giỏi nữ công gia chánh .
Bản thân tôi cũng thấy tôi không phải người nhác việc. Nhà chồng có chuyện to chuyện nhỏ, tôi đều có mặt. Vậy mà nhiều lúc chồng vẫn không vừa lòng và nói tôi cần phải xốc vác công việc hơn nữa.
Hôm vừa rồi là đám ăn hỏi của em chồng tôi nhưng đồng thời cũng là 1 năm ngày mất của bố tôi. Cả buổi sáng, tôi ở nhà chồng chạy việc luôn tay luôn chân. Đến hơn 10 giờ, tôi nói với chồng: “Anh ở nhà lo liệu nốt nhé, em sang nhà mẹ làm giỗ cho bố. Hôm nay là giỗ đầu của bố”. Chồng tôi ngơ ngác, lúc ấy mới nhớ ra ngày giỗ của bố vợ. Có điều thay vì giục vợ đi, anh lại quắc mắc nói giỗ ở nhà đã có anh chị tôi lo. Còn em chồng tôi chỉ có một người anh, bây giờ vắng mặt chị dâu, nhà trai sẽ coi ra gì?
Trước bao khách khứa, anh đuổi tôi đi, còn nói người sống không lo, lại lo cho người đã khuất. (Ảnh minh họa)
Sốt ruột, tôi ở lại thêm nửa tiếng rồi tự đi xe về nhà. Kể từ lúc đó, chồng liên tục nhắn tin gọi điện để tạo áp lực cho tôi. Anh thậm chí còn gọi cho mẹ tôi, trong điện thoại nói: “Mẹ bảo con gái mẹ không cần về nhà chồng nữa. Chiều nay con gửi đồ sang cho”. Nghe điện thoại con rể, mẹ tôi khóc nấc vì thương con gái lấy nhầm chồng .
Thế rồi buổi trưa, sau khi đã thắp hương và làm cỗ cúng xong, tôi tất bật chạy về nhà thì chồng nhất quyết không cho vào. Trước bao khách khứa, anh đuổi tôi đi, còn nói người sống không lo, lại lo cho người đã khuất. Cảm thấy bị xúc phạm, tôi bỏ về nhà đẻ, mặc cho bao ánh mắt nhìn về phía mình.
Sau một ngày không liên lạc, chồng tôi lại gọi điện cho tôi. Cứ nghĩ anh sẽ năn nỉ vợ trở về nhà, không ngờ lại là yêu cầu tôi về xin lỗi bố mẹ chồng. Tôi không hiểu mình đã sai chỗ nào. Đúng là lúc đó nhiều việc, lại vội nên tôi không nói trước với bố mẹ chồng, nhưng ít nhất họ cũng phải thông cảm cho tôi chứ.
Mấy ngày nay, tôi vẫn không liên lạc với chồng và đang nghĩ đến vấn đề ly hôn. Có lẽ tôi nên chấm dứt trước khi quá muộn. Bởi trong lúc này, bố mẹ chồng cũng không đứng về phía tôi. Theo mọi người, lựa chọn ấy của tôi có đúng đắn không?
(Xin giấu tên)
Vợ cần tiền chữa bệnh thì chồng đay nghiến: 'Lấy vợ như rước nợ', 3 tháng sau nhìn chiếc phong bì cô đưa mà anh ta 'run rẩy'
Ngày Chiến xuất viện về nhà, anh đã chuẩn bị sẵn trong lòng những lời xin lỗi vợ. Nhưng hôm ấy sau khi thu dọn đồ đạc trong phòng bệnh xong, cô lại đột ngột đưa cho anh một chiếc phong bì.
Vợ chồng chung sống đâu phải chỉ chia ngọt sẻ bùi mà còn cần đồng cam cộng khổ và sát cánh bên nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn. Điều đó mới làm nên hôn nhân hạnh phúc và một mối quan hệ vợ chồng đúng nghĩa.
Phượng (28 tuổi) tâm sự sau đám cưới không lâu thì cô quyết định tạm nghỉ việc do trục trặc trong công việc.
'Ngay sau ấy tôi phát hiện mang thai nên dự định ở nhà dưỡng thai chờ sinh con. Không may tôi không giữ được bé, thai nhi bị lưu ở tuần thai thứ 11. Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng thêm một thời gian, đúng lúc tôi quyết định đi làm lại thì phát hiện có khối u xơ trong tử cung, cần phải tiến hành phẫu thuật' , Phượng kể.
Vừa cưới vợ về đã phải nuôi vợ, Chiến - chồng Phượng cảm thấy không vui. Ra ngoài gặp gỡ nhiều người phụ nữ giỏi giang, năng động, về nhà anh thầm thấy thất vọng về vợ. Chính vì thế Chiến thường tỏ thái độ khinh thường và miệt thị Phượng ăn bám chồng.
Ảnh minh họa
Thậm chí khi cô bị lưu thai cần bồi bổ và tĩnh dưỡng nhưng Chiến vẫn không mấy quan tâm. Tan làm về thấy nhà cửa bừa bộn chưa dọn dẹp hoặc cơm nước Phượng bưng lên không hợp khẩu vị là anh đá thúng đụng nia, lớn tiếng quát mắng vợ.
'Cả ngày ở nhà chơi chẳng có việc gì, đến bữa cơm cũng không nấu được tử tế. Chẳng hiểu tôi lấy vợ về làm gì, toàn phải nuôi báo cô vợ, mà vợ thì chẳng nên hồn vợ...', những lời khiển trách, cạnh khóe của Chiến khiến Phượng bao phen tủi thân, ấm ức rơi nước mắt.
Song cô vẫn cố gắng nín nhịn vì quả thật cô đang phụ thuộc vào chồng khiến gánh nặng trên vai Chiến tăng lên. Hơn nữa Phượng luôn nghĩ vợ chồng thì nên bao dung, nhường nhịn nhau, có thế nhà cửa mới êm ấm.
Đến khi Phượng phát hiện u xơ tử cung cần phải phẫu thuật thì Chiến gần như đã hết sức chịu đựng với cô vợ 'đã vô dụng còn gây thêm đủ thứ phiền phức' - nguyên văn lời Chiến nói về vợ.
Phượng không có tiền tiết kiệm, số tiền cô dành dụm được từ trước đám cưới đã chi tiêu hết trong những tháng vừa qua. Bố mẹ Phượng già cả rồi, ông bà không có thu nhập ổn định, cô chẳng đành lòng kể khổ nhờ ông bà giúp đỡ.
Phượng không còn cách nào khác ngoài vay tiền chồng chữa bệnh. Cô nghĩ vợ chồng có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu, vợ vay tiền chồng là điều rất đỗi bình thường. Ai ngờ Chiến rút tiền trong ví ném vương vãi xuống sàn nhà rồi chỉ thẳng mặt Phượng mà mắng:
'Tôi lấy vợ đúng là như rước nợ. Chưa làm được gì cho chồng và nhà chồng nhưng chỉ bòn rút là giỏi. Đấy, cô cầm lấy mà đi chữa bệnh không người ta lại bảo tôi làm chồng mà bạc bẽo với vợ. Nhưng tôi nói cho mà biết nhé, đây là lần cuối cùng!'.
'Tôi nuốt nước mắt vào trong nhặt từng tờ tiền chồng ném cho. Trong lòng tự nhủ khi nào kiếm được tiền tôi sẽ trả lại anh ta đầy đủ cả gốc lẫn lãi', Phượng nói.
Một tháng sau Phượng xin được việc đi làm lại, nhờ đó mà cô chủ động và tự lập hơn trong cuộc sống. Qua 2 tháng nữa Chiến không may gặp tai nạn thập tử nhất sinh, cũng may anh vượt qua cơn nguy kịch. Suốt 2 tuần Chiến điều trị trong bệnh viện thì Phượng là người túc trực bên anh không kể ngày đêm. Vừa đi làm vừa chăm sóc chồng, Phượng gầy rộc và xanh xao thấy rõ.
Ảnh minh họa
Nhiều đêm chợt tỉnh dậy thấy vợ tận tụy bên giường bệnh mà Chiến hối hận vô cùng về những hành động tệ hại của mình khi trước. Anh nhận ra vợ không hề là nợ mà chính là báu vật anh có được. Anh cũng hiểu thấu sâu sắc một điều, đó là vợ chồng sống bên nhau muốn được dài lâu thì cần phải nắm tay nhau cả những lúc chật vật, thiếu thốn. Trao đi rồi sẽ được nhận lại, lúc này Phượng cần anh rồi lúc khác anh sẽ cần cô gấp nhiều lần. Tình nghĩa vợ chồng chính là như vậy, sẽ ngày càng được bồi đắp theo thời gian, trở nên sâu đậm không thể tách rời.
Ngày Chiến xuất viện về nhà, anh đã chuẩn bị sẵn trong lòng những lời xin lỗi vợ. Nhưng hôm ấy sau khi thu dọn đồ đạc trong phòng bệnh xong, cô lại đột ngột đưa cho anh một chiếc phong bì:
'Đây là số tiền anh cho tôi vay khi trước để chữa bệnh, tôi hoàn trả lại anh tiền gốc và lãi. Trong phong bì tôi để kèm cả lá đơn ly hôn, anh về đọc rồi ký nhé, mấy hôm nữa rảnh tôi sẽ qua lấy mang đi nộp', những lời thản nhiên của Phượng khiến Chiến run rẩy không dám đón nhận chiếc phong bì.
Chiến cuống quýt xin lỗi mong Phượng nghĩ lại nhưng cô chỉ lắc đầu: 'Anh đã biết sai nhưng tổn thương trong lòng tôi thì không thể mất đi được. Thời gian qua chăm sóc anh trong bệnh viện coi như tôi trả nợ ân tình...'. Vừa hay bố mẹ Chiến đẩy cửa bước vào, Phượng chào tạm biệt gia đình anh rồi rời khỏi phòng bệnh. Chiến nhìn theo bóng dáng vợ, trong lòng chỉ còn nỗi hối hận muộn màng.
Vợ suốt ngày cằn nhằn vì lương tôi dưới 10 triệu Cô ấy so sánh với những người đàn ông khác, rồi trách cứ tôi không kiếm ra tiền để lo cho vợ con... 37 tuổi, tôi cũng tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá, nhưng thay vì giống như nhiều bạn bè khác ở lại thành phố làm việc, tôi chọn về quê, tôi xin vào làm việc cho một cơ quan...