Về Cao Bằng ngắm vẻ thanh bình nơi xóm cổ Hoài Khao
Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén, xóm Hoài Khao sở hữu cảnh sắc cổ kính, thanh bình với những ngôi nhà gỗ mái ngói cùng nét văn hóa đặc sắc được đồng bào Dao Tiề.n gìn giữ qua bao thế hệ.
Cách thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) khoảng 20km, xóm Hoài Khao nằm nép mình dưới một thung lũng nhỏ. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Những ngôi nhà gỗ bên sườn núi, mái lợp ngói âm dương mang đến cho xóm Hoài Khao vẻ đẹp cổ kính, thanh bình. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Ngoài nếp nhà chính để sinh hoạt, mỗi gia đình có một kho chứa thóc làm bằng gỗ nằm tách biệt bên ngoài. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Theo Báo điện tử Cao Bằng, xóm có khoảng 34 hộ đồng bào Dao Tiề.n với bản sắc văn hóa được gìn giữ khá nguyên vẹn từ kiến trúc nhà ở, nghề chạm bạc tinh xảo, thêu hoa văn váy áo, in hoa văn trên váy bằng sáp ong… Ảnh: Hoàng Minh Đức
Tại xóm Hoài Khao, du khách sẽ được trải nghiệm in hoa văn bằng sáp ong trên vải để làm ra những bộ trang phục cầu kỳ, lộng lẫy của người phụ nữ Dao Tiề.n. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Video đang HOT
Hầu hết phụ nữ Dao Tiề.n đều thành thạo kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải, tự tay dệt, thêu thùa, may vá trang phục cho mình và người thân trong gia đình. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Trang phục truyền thống của người Dao Tiề.n ở xóm Hoài Khao. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Đến xóm Hoài Khao vào đầu tháng 9 năm nay, anh Hoàng Minh Đức, nhiếp ảnh gia tự do đến từ Hà Nội, chia sẻ sự chỉn chu, ngăn nắp và việc giữ được nét đẹp vốn có trong lối kiến trúc là điều khiến anh yêu thích nơi này. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Bên cạnh đó, anh Đức cũng ấn tượng với nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Tiề.n nơi đây. “Hoài Khao còn giữ lại được những hoạt động văn hóa đặc trưng như nghề chạm khắc bạc, in hoa văn bằng sáp ong, nghi lễ cấp sắc … Qua đó, tạo nên trải nghiệm du lịch hấp dẫn cho du khách khi khám phá nơi đây”, anh Đức chia sẻ thêm. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Những thửa ruộng bậc thang ở Hoài Khao xanh mướt trong những ngày đầu Thu tháng 9. Ảnh: Hoàng Minh Đức
Thăm làng đá hơn 400 năm tuổ.i ở Cao Bằng
Tồn tại hơn 400 năm, làng đá Khuổi Ky vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc và văn hóa của người Tày.
Gần đây, làng đá này thu hút nhiều du khách ghé thăm bởi vẻ cổ kính, thanh bình.
Làng đá Khuổi Ky tọa lạc tại thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Đàm Anh
Làng đá hơn 400 tuổ.i này cách thành phố Cao Bằng khoảng 80km, trên tỉnh lộ 206. Từ đây, du khách có thể tham quan thác Bản Giốc cách đó khoảng 2km. Ảnh: Đàm Anh
Làng "dựa lưng" vào núi, làng có khoảng 14 căn nhà là nơi sinh sống của người dân tộc Tày qua bao thế hệ. Tên Khuổi Ky được đặt theo tên của con suối ngay lối vào bản. Ảnh: Đàm Anh
Những ngôi nhà hầu hết được làm hoàn toàn từ đá với mái ngói âm dương truyền thống. Ảnh: Đàm Anh
Theo TTXVN, lịch sử những ngôi nhà sàn đá đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương đất nước. Ảnh: Đàm Anh
Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm. Ảnh: Đàm Anh
Nằm giữa rừng núi, làng đá Khuổi Ky mang lại vẻ yên bình, trầm lặng. Ảnh: Đàm Anh
Hiện nay, ở Khuổi Ky đã có một số hộ kinh doanh homestay, từng bước phát triển du lịch. Ảnh: Đàm Anh
Ngoài các điểm chính homestay, nhiều người dân tại Khuổi Ky cũng cùng nhau làm du lịch, phân công phục vụ từ đưa đón du khách, ăn uống cho đến hướng dẫn và sinh hoạt múa hát. Ảnh: Đàm Anh
Du khách đến đây có thể trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người Tày. Ảnh: Đàm Anh
Cao Bằng đầu tư hàng tỷ đồng cho khu du lịch Phja Oắc - Phja Đén Cao Bằng đã tổ chức chương trình khôi phục nét văn hóa chợ phiên Phja Đén, đầu tư điểm du lịch Hoài Khao, chợ trung tâm Phja Đén... Điểm du lịch Hoài Khao, xã Quang Thành thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Hoàng Phúc. Trong 9 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo Chương trình phát triển dịch...