Vay nợ 35,7 tỷ đồng rồi bỏ trốn
Nhận định hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng (đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn) nên cuối phiên xét xử hôm qua (17-9), HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Thị Châm (SN 1978, trú ở khu phố Vân Trì, xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) tù chung thân về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Bị hại trong vụ án là 2 cá nhân, bị Châm chiếm đoạt tổng cộng 35,7 tỷ đồng. Quá trình xét xử đã làm rõ, từ tháng 5-2010 đến tháng 7-2011, Nguyễn Thị Châm lấy lý do cần vốn kinh doanh bất động sản, hóa mỹ phẩm và rượu ngoại để nhiều lần vay tiền của chị Nguyễn Thị Hương và chị Phạm Thị Thông, đều trú ở huyện Đông Anh. Quá trình vay tiền, Châm và các chủ nợ cam kết sẽ trả lãi theo tỉ lệ 2.000 đồng/triệu/ngày. Thời gian đầu, Châm đều đặn trả lãi sòng phẳng, nhưng sau khi số nợ đã lên đến hàng chục tỷ đồng và mất khả năng thanh toán, đối tượng đã bỏ trốn. Ngày 23-10-2013, đối tượng bị bắt giữ theo lệnh truy nã.
Theo ANTD
Con vào đại học: Nợ chồng nợ, vay chồng vay
Khi năm học mới 2013-2014 bắt đầu cũng là lúc các bậc phụ huynh chạy ngược chạy xuôi lo tiền đóng học cho con.
Chật vật vay tiền đóng học cho con
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Thoa, năm nay 44 tuổi, nhà ở huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội, than thở về khoản tiền đóng học đầu năm của cậu con trai tên Công, hiện là sinh viên năm thứ 4 ĐH Xây dựng (Hà Nội).
Chị cho biết, dù đã chuẩn bị từ hai tháng trước nhưng khi nghe con trai thông báo số tiền học phí đầu năm lên tới gần 4 triệu đồng chị như rụng rời chân tay vì không biết lấy tiền đâu ra cho con đóng học.
Cũng bởi gia đình chị ở quê chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và mảnh vườn trồng rau trước nhà. Trước đây, chị đi làm thuê ở các xưởng mộc được trả 100.000 đồng/ngày. Còn chồng thì đi đánh cá ngoài đồng mang ra chợ bán nên cuộc sống cũng không đến nỗi quá chật vật.
Tuy nhiên, từ năm 2012 ,việc làm ở các xưởng mộc lúc có lúc không, khiến gia đình chị lâm vào cảnh túng bấn, nhất là vào thời điểm đầu năm học như hiện nay.
Nhiều phụ huynh chấp nhận ly hương lên thành phố kiếm tiền nuôi con ăn học.
Để có tiền cho con đóng học chị đã phải chạy vạy, vay mượn khắp anh trên em dưới mới đủ gần 4 triệu đồng. Chị tâm sự rằng, lúc đưa tiền cho con chị chỉ biết dặn con lên thành phố học hành cho chăm chỉ, chi tiêu tiết kiệm vì bố mẹ ở quê kinh tế rất khó khăn.
Rất may, cậu con trai biết thương bố mẹ nên vừa đi học vừa đi làm thuê để đỡ đần bố mẹ khoản tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Chị nói rằng dù nhà nghèo nhưng vẫn muốn cho các con ăn học đàng hoàng để thoát khỏi cảnh "chân lấm tay bùn".
Chị hồ hởi khoe, trong đợt thi đại học, cao đẳng năm nay, cô con gái út nhà chị đã đỗ vào trường ĐH Lao động Xã hội với số điểm cao. Cả con trai và con gái đều học đại học là niềm vui nhưng cũng là nỗi lo lớn của gia đình chị.
Vừa lo xong tiền học phí cho cậu con trai, thì nhận được giấy báo nhập học của cô con gái với số tiền đóng góp đầu năm hơn 3 triệu đồng.
Vậy là gia đình chị lại thêm một lần nữa đau đầu vì khoản tiền đóng học cho con. Anh em họ hàng chị đã vay hết lượt cả, giờ chỉ còn biết cách trông chờ vào số tiền của nhà nước cho sinh viên vay vốn trong những năm học đại học.
Tương tự như hoàn cảnh nhà chị Thoa, gia đình anh Nguyễn Văn Thanh năm nay 55 tuổi, nhà ở huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội cũng đang chóng mặt với khoản tiền học đầu năm của hai đứa con.
Một cô con gái đang học ĐH Thương Mại năm thứ 4, một cậu con trai năm nay thi đỗ ĐH Thành Tây. Đầu năm học gia đình anh phải lo gần tám triệu tiền đóng góp đầu năm và sinh hoạt phí cho hai con.
Anh tâm sự: "Cứ mỗi lần các cháu về nhà xin tiền đóng học là vợ chồng tôi lại toát mồ hôi. Tiền học phí tăng, tiền sinh hoạt ở thành phố thì đắt đỏ. Chúng tôi ở quê nai lưng ra làm mà vẫn không đủ nên đành phải vay mượn khắp nơi để lo tiền trọ học cho con".
Bán gà, vịt lấy tiền cho con đóng học
Để có tiền cho cô con gái tên Nguyễn Thị Liên hoàn thành 4 năm học ở HV Báo chí và Tuyên truyền, chị Nguyễn Thị Lạc ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã vay vốn ngân hàng với số tiền nợ lên tới gần 20 triệu đồng.
Chị buồn rầu cho biết, cô con gái vừa học xong HV Báo chí và Tuyên truyền, hiện vẫn chưa xin được việc làm. Tiền nợ ngân hàng cũ vay cho con đi học vẫn chưa trả được thì chị đã tính vay đợt mới để lo cho cô con gái út vừa thi đỗ vào CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội.
Chị nói rằng, số tiền đóng góp đầu năm thật sự là một gánh nặng đối với một gia đình thuần nông như gia đình chị. Để có tiền đóng học cho con, gia đình chị lâm vào cảnh nợ chồng nợ, nợ cũ chưa trả được đã quàng thêm món nợ mới.
Ngày nhập học của con ngày càng đến gần trong khi trong nhà không có tiền, trước mắt, chị đành bán gà, vịt và đi vay mượn thêm để có tiền cho con đóng học.
Theo Đắc Chuyên/Infonet
Biết bạn gái sắp mất, chàng trai vẫn quyết cưới Biết người yêu không còn sống được bao lâu, Bảo Châu vẫn quyết định tổ chức lễ cưới mặc lời can ngăn của gia đình, bạn bè.... Chuyện tình như cổ tích của chàng trai Nguyễn Duy Bảo Châu (30 tuổi) và cô gái Hà được nhiều người làng trồng hoa Tiên Nộn (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) biết...